ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 1

Nhìn lại năm 2022, Việt Nam là điểm sáng với tăng trưởng tốt, duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Đó là một điều đáng kể mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Chỉ còn ít hôm nữa là năm 2022 khép lại. Với GDP 9 tháng tăng 8,83% - cao nhất cùng kỳ trong giai đoạn 2011-2022, kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng so với các quốc gia khác trong khu vực. Theo báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ, ước cả năm, tăng trưởng GDP của nước ta có thể đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%).

Không chỉ tăng trưởng tốt, Việt Nam còn là điểm sáng khi duy trì được nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Đó là một điều đáng kể mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Từ đầu năm nay hàng loạt nước phương Tây, Mỹ… chìm vào bão lạm phát. Ở Việt Nam, dù giá cả có nhấp nhổm, song về cơ bản, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức 4% như chỉ tiêu Quốc hội đặt ra. Điều này có thể coi là một thành công trong điều hành kinh tế năm qua. Một điểm sáng khác thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam, đó là vốn giải ngân tăng khá mạnh, ước đạt gần 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021, cũng được coi là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 2

Việt Nam luôn duy trì được vị thế là địa chỉ đầu tư hấp dẫn, nhất là xét trong mục đích tái cơ cấu, thực hiện dịch chuyển dòng vốn trên phạm vi toàn cầu đang diễn ra. Nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế uy tín đã dùng cụm từ “lội ngược dòng” để nói về câu chuyện kinh tế Việt Nam năm nay. “Việt Nam ngược dòng giảm tăng trưởng của châu Á”, là nhận xét của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về Việt Nam thời điểm cuối tháng 9, khi các nền kinh tế trên toàn cầu quay cuồng đối phó với lạm phát, bão giá…

Trong khi đó, tờ Financial Times nhận định Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia nổi bật, bên cạnh Indonesia, Ấn Độ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Saudi Arabia, Nhật Bản với tiêu đề bài báo là “7 kỳ quan kinh tế trong một thế giới đầy lo lắng”. Tác giả bài báo là ông Ruchir Sharma - Chủ tịch của Rockerfeller International và là cựu chiến lược gia tại Công ty quản lý Quỹ đầu tư Morgan Stanley. Ông Ruchir Sharma từng xuất bản cuốn sách “Quốc gia thăng trầm”, lý giải sự thăng trầm của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Theo ông này, 7 quốc gia nêu trên đã nổi bật trong bối cảnh kinh tế thế giới đang nghiêng về suy thoái và lạm phát giá. Điểm chung của các nền kinh tế này, trong đó có Việt Nam, là tăng trưởng tương đối cao, lạm phát vừa phải hoặc lợi nhuận thị trường chứng khoán cao so với các nền kinh tế khác.

Sức bật này có được là nhờ sự điều hành chủ động cũng như sự nhạy bén trong phản ứng chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Dù vậy, tình hình quốc tế dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường, nên không chủ quan, tự mãn với kết quả đạt được; ngược lại, phải có bước đi chắc chắn.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 3

Với tinh thần “nước rút”, những nhiệm vụ mà người đứng đầu Chính phủ chỉ ra phải được các bộ, ngành, các cấp chính quyền hết sức tập trung, khẩn trương, quyết liệt thực hiện. Mỗi cơ quan, đơn vị xác định rõ những tồn tại, hạn chế, có giải pháp khắc phục, bám sát chỉ đạo của Chính phủ tại các văn bản như: Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022; Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội... Đặc biệt, cần thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.

Là nền kinh tế có độ mở lớn nên sức mạnh nội sinh là vô cùng quan trọng. Theo đó, cần tăng cường liên kết vùng để mở rộng không gian phát triển mới, tạo động lực bứt phá của từng vùng, liên vùng và cả nước; hỗ trợ thỏa đáng để khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn mạnh… Cùng với đó là có giải pháp, chính sách phù hợp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; tăng cường quản lý, kiểm soát giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống…

Chủ động nắm bắt cơ hội, giữ vững các chỉ số kinh tế vĩ mô; quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới... là yếu tố quan trọng để kinh tế Việt Nam không những “về đích” năm 2022 với kết quả cao nhất, mà còn tiếp tục “lội ngược dòng”, tạo thêm dấu ấn trong “bức tranh” phục hồi chung của kinh tế toàn cầu.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 4

Những ngày cuối năm 2022, chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng; góp phần triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”; Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh về nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”; Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về “Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030”. Chuyến đi thể hiện tinh thần chủ động, tích cực và đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN cũng như đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới đang đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, thách thức khó lường như hiện nay.

Năm 2023, Việt Nam sẽ cùng 3 nước Luxembourg, Hà Lan, Bỉ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới 3 nước châu Âu vừa góp phần tăng cường, củng cố quan hệ giữa Việt Nam và các nước; khẳng định vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong quan tâm, ưu tiên của 3 nước châu Âu với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời giúp Việt Nam mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh của mỗi nước, phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam như công nghệ dược phẩm, logistics với Luxembourg; kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo với Hà Lan; kinh tế biển, nông nghiệp sinh thái với Bỉ.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 5

Thông qua các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác, Thủ tướng Chính phủ và đoàn phát đi thông điệp về một Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, sẵn sàng phối hợp cùng các nước xây dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn định và đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương; đồng thời tranh thủ hiệu quả nguồn lực quan trọng từ EU và các nước thành viên trong công cuộc phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam sau đại dịch COVID-19.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; mà còn góp phần to lớn xây dựng, phát triển đất nước. Thực hiện phương châm sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Việt Nam đã và đang thực sự “là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngoại giao Việt Nam tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới, góp phần tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới để thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế và gia tăng tiềm lực cho đất nước, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 6

Thế giới cũng đã bước sang thập niên thứ ba của thế kỷ 21 với những chuyển biến sâu sắc, mau lẹ và khó lường, tác động trực tiếp, nhiều chiều đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Song trong khó khăn, thách thức, chúng ta vẫn thấy được tia sáng của vận hội và thuận lợi. Ðó là thế và lực mới của đất nước sau 35 năm Ðổi mới; sự vững mạnh, đoàn kết của cả hệ thống chính trị; sự tin tưởng, đồng hành, ủng hộ của nhân dân cũng như sự trưởng thành, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ đối ngoại. Ðây là những tiền đề vững chắc để Việt Nam vững bước vào năm 2023 và những năm tiếp theo với tâm thế mới. 

Tin tưởng rằng, với đường lối đối ngoại đúng đắn của Ðảng và Nhà nước cùng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa đối ngoại Ðảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương, cùng sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại trong năm 2021, triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại Ðại hội XIII của Ðảng, để “tiếng chiêng” của đối ngoại Việt Nam mạnh mẽ, vang xa, thể hiện thực lực đất nước và khát vọng phát triển ngày càng lớn mạnh, phồn vinh.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 7

Tháng 11 năm 2022, Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” diễn ra tại Hà Nội nhằm nhìn lại một năm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc. Những năm gần đây, đất nước ta đã có sự thay đổi nhanh chóng về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là giao lưu quốc tế trong thời đại 4.0. Ðiều ấy bên cạnh những thuận lợi đặt ra không ít thách thức khi một số giá trị cũ không còn phù hợp, việc du nhập những giá trị mới thiếu sự chọn lọc làm nảy sinh nhiều hệ lụy. Do đó, việc xây dựng hệ giá trị văn hóa, chuẩn mực con người phù hợp với tình hình là vô cùng cấp thiết.

Lịch sử dân tộc và văn hóa đã chứng minh, trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc và 100 năm cai trị của thực dân Pháp, dân tộc Việt Nam vẫn giành lại được độc lập, vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó chính là nhờ vào nền tảng hệ giá trị văn hóa của con người Việt Nam được tạo dựng qua nhiều thế hệ, trở thành “bản năng văn hoá” không chịu khuất phục, nô dịch và đồng hóa.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đương đại, dưới tác động của toàn cầu hóa và sức mạnh của công nghệ thông tin, đã và đang đặt ra những thách thức lớn về kiến tạo và giữ gìn bản sắc nhằm tạo lập những giá trị riêng của con người làm hành trang cho hội nhập và phát triển, chống lại các biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” về văn hóa dẫn đến tự nô dịch về văn hóa.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 8

Xây dựng các hệ giá trị, chuẩn mực trong lĩnh vực văn hóa và con người, văn kiện Đại hội Đảng 13 không chỉ đặt ra vấn đề đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, mà còn nhấn mạnh, làm rõ hơn yêu cầu về xây dựng “hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người” gắn với giữ gìn, phát triển “hệ giá trị gia đình Việt Nam” trong thời kỳ mới. Nhận diện giá trị văn hóa con người hiện nay là công việc khó khăn, phức tạp. Thực tế, công tác nghiên cứu, đánh giá giá trị văn hóa ở Việt Nam nói chung và giá trị văn hóa con người Việt Nam nói riêng cho thấy thời gian qua chúng ta đã có các phương pháp khoa học để nhận diện giá trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu nhận diện thường chỉ hiệu quả với các công trình, di sản văn hóa đã bảo tồn “tĩnh”, độc lập, ít liên đới đến đời sống đương đại như: các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật.., còn với các di sản văn hóa “sống” liên quan đến bản sắc, bản tính, phẩm chất con người thì việc nhận diện chưa thật sự được nhìn nhận đầy đủ và còn nhiều tranh luận. Do vậy, xây dựng hệ giá trị văn hóa con người phải dựa trên nền tảng hệ giá trị chung của quốc gia; chắt lọc, kế thừa phát triển và ngày càng hoàn thiện từ các giá trị văn hóa con người Việt Nam đã được tạo dựng, thử thách và được khẳng định qua thời gian.

Xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam phải là sự kết tinh, hòa quyện từ các giá trị văn hóa chung, phổ quát của dân tộc, nhân loại với các giá trị văn hóa riêng có của mỗi cộng đồng, tộc người, địa phương, để từ đó khai thác, phát huy thế mạnh của những nét riêng. Hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam phải được cụ thể hóa thành các tiêu chí, mục tiêu phấn đấu của mỗi con người, mỗi cộng đồng, tộc người, trở thành niềm kiêu hãnh, sức mạnh và khả năng “đề kháng, miễn dịch” trước những tác động của toàn cầu hóa và nô dịch văn hóa. Hệ giá trị văn hóa con người phải trở thành hệ giá trị công dân Việt Nam trong bối cảnh phát triển mới. Kiến tạo con người Việt Nam với những phẩm chất, năng lực và bản lĩnh... có thể đối mặt, đương đầu với những thách thức, khó khăn trong xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước phồn vinh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 9

Thế giới đã bước sang một chương mới vô cùng đặc biệt trong lịch sử nhân loại. Con người đã sống trong một thế giới phẳng. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã từng ngày xóa đi nhiều khoảng cách và ranh giới, hòa trộn rất nhiều sự khác biệt của các quốc gia vào một khối thống nhất. Căn cước văn hóa trong mỗi cá nhân con người và trong mỗi quốc gia là những yếu tố cơ bản hay có thể nói là sự sống còn để xác lập sự tồn tại độc lập của cá nhân và quốc gia đó và làm nên những vẻ đẹp cho nhân loại. Chính vì vậy mà đối với mọi quốc gia ở bất cứ hình thái xã hội nào, thể chế chính trị nào thì văn hóa phải là nền tảng hệ trọng nhất cho sự phát triển hay nói cách khác là cho ý nghĩa sống đích thực của cá nhân đó và quốc gia đó.

ve mot viet nam dang phuc hoi manh me hinh 10

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.