Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Theo dõi báo trên:
Dọc theo quốc lộ 1A đoạn nối Hà Nội với các tỉnh phía Nam, tại km số 16, những gian hàng mang biển “Bánh dày Quán Gánh” xuất hiện nhiều. Những chồng bánh gói lá xanh mướt, để chật kín trong tủ kính thu hút bao người dừng xe chọn mua. Đây là thức quà sinh ra từ làng Thượng Đình, phố Quán Gánh, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Không ai ở làng Thượng Đình nhớ chính xác làng mình làm bánh dày từ bao giờ, chỉ biết rằng từ nhỏ đã thuộc lòng câu ca dao:
“Dù ai chồng rẫy, vợ chê,
Bánh dày Quán Gánh lại về với nhau.
Ăn trước thì bảo người sau,
Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng”
Mang danh như thức quà có “phép màu”, gắn kết giữa đất với trời, giúp người già trẻ lại, người có tình tìm về với nhau, bánh dày Quán Gánh nức tiếng gần xa suốt bao đời nay.
Hàng trăm năm nay, tiếng chày giã bánh, tiếng người gọi nhau vo gạo, đãi đỗ, thổi xôi, nặn bánh chưa một ngày ngơi nghỉ trên mảnh đất nhỏ của huyện Thường Tín. Về làng Thượng Đình, tách biệt khỏi con đường lớn xô bồ, đi qua cổng làng cổ kính, phủ kín rêu phong, ta tìm về với nơi làm lên thứ đặc sản đã vấn vương bao nhiêu bước chân người khách phương xa.
Để có được chiếc bánh dày ngon, khách ăn một lại muốn ăn hai, thưởng thức một lần vấn vương tới mãi sau, dân làng Thượng Đình từ xưa đã truyền nhau thực hiện các công đoạn làm bánh, mang đậm màu sắc dân tộc nhưng giữ được sự đặc trưng riêng, không thể trộn lẫn.
“Nhà tôi làm bánh dày đến đời tôi là 4 đời, đến đời các con tôi thì là đời thứ 5 rồi. Nhà mẹ đẻ tôi cũng làm bánh dày, đến khi lấy chồng làm dâu về đây cũng vẫn nối nghiệp bánh dày. Phụ làm mấy năm thì được mẹ chồng truyền nghề và theo nghề đến bây giờ. Nghĩ đây là nghề gia truyền, là cái “hồn” mà tổ tiên mình bao đời truyền lại, chúng tôi lại càng cố gắng hơn nữa, giữ gìn trong mỗi chiếc bánh dày”, nghệ nhân làm bánh Trương Thị Hiền (60 tuổi) tại làng Thượng Đình chia sẻ.
Phụ mẹ cha làm bánh từ tấm bé, chính thức theo nghề tới nay đã hơn 40 năm, bà Hiền tự hào cho biết từ khâu chọn nguyên liệu để làm bánh dày đã phải tuân theo những quy củ nghiêm ngặt: “Nguyên liệu làm bánh chủ yếu là nếp cái hoa vàng, nếp quýt và đậu xanh lòng vàng và hương cà cuống. Trước đây, tất cả các nguyên liệu trên đều được sản xuất ở quê hương nhưng nay chúng tôi lấy gạo từ Hải Hậu, Nam Định. Hạt gạo trắng ngần, chắc mẩy, thơm nức mũi là bí quyết hàng đầu được tổ tiên truyền lại”.
Gạo nếp làm bánh phải là thứ gạo có độ dẻo cao, có mùi rất thơm. Trước khi làm bánh, gạo được chọn rất kỹ, hạt gạo phải đều nhau, không lẫn tẻ, không bạc bụng, không lẫn sạn…. Gạo phải được giã kỹ, trắng muốt, sau khi giã phải giần sạch cám, sảy hết muội trấu. Khi vốc vào tay, hạt gạo óng mát và thoang thoảng mùi thơm.
Gạo được đem vo cẩn thận, đãi sạch qua nhiều lần nước rồi ngâm khoảng 2,3 giờ trước khi cho vào chõ đồ xôi. Khi xôi gần chín, vẩy thêm ít nước ấm tay để xôi chín đều, chín rền. Khi xôi phả mùi thơm nức, đem đổ ra cối hoặc buồm cói trải trên nền gạch, khẩn trương dùng chày giã nóng. Khi giã xôi đạt độ nhuyễn, quyện vào nhau thành một khối dẻo quánh, trong trắng. Người thợ dùng tay sạch để vắt thành những nắm nhỏ, đều nhau và dàn vỏ bánh cho dẹt đều, sau đó bỏ nhân vào và vê kín lại… Để chiếc bánh có hình tròn, lòng chảo, người thợ phải bóp nhẹ tay cho chiếc bánh hơi dẹt. Làng nghề có câu “vo tròn rồi bóp bẹp”.
Những chiếc bánh trắng ngần ra lò được quét lớp mỡ lợn mỏng, xếp 6 chiếc vào một lá, gói vuông vức bằng lạt hồng. Hòa quyện tinh túy quê hương với công sức người làm ra nó, thấm đẫm trong từng miếng bánh.
Đó là câu khẳng định của nghệ nhân Trương Thị Hiền bởi theo bà: “Chỉ còn cần có người ăn thì làng Thượng Đình hãy còn làm bánh dày. Mà bánh dày là thức bánh truyền thống của dân tộc ta, cùng với bánh chưng tượng trưng cho đất và trời nên sẽ tồn tại mãi mãi cùng văn hóa người Việt”.
Khác với những gia vị đơn giản như ngày xưa, ngày nay, những chiếc bánh dày Quán Thánh được những người thợ làm bánh “cải tiến” để làm nên những chiếc bánh phù hợp với khẩu vị người ăn.
Bánh được làm thành 3 loại, vỏ như nhau nhưng nhân lại khác nhau: Nhân ngọt, nhân mặn và bánh chay để đáp ứng sở thích của khách thưởng thức. Bánh ngọt tức là nhân đỗ xanh đã nấu chín rồi xào đường. Nhân mặn được làm từ đỗ xanh, sợi cùi dừa, hành, thịt ba chỉ có hương cà cuống. Bánh chay tức là bánh không có nhân, ăn với chả quế hoặc chè đường.
Bánh dày Quán Gánh từ xưa đến nay luôn được khách vãng lai dừng chân thưởng thức và mua về làm quà biếu ông bà, cha mẹ và đón tay cho trẻ hoặc thắp hương tổ tiên ngày tuần rằm. Đặc biệt, từ những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới tới nay, đời sống của nhân dân ngày được nâng cao, dân làng Thượng Đình ngày đêm tấp nập làm bánh theo đơn đặt hàng của các đám lễ hội, đám du lịch đường dài và đặc biệt là các đám cưới hỏi đặt càng ngày càng đông.
“Thời cha mẹ chúng tôi thường phải đội lên đầu những thúng bánh to, đi lên những chuyến tàu về Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh... để giao bán bánh. Bánh chỉ ăn được trong ngày nên lúc nào cũng cố bán hết trong hôm nay thôi. Thời ấy làm bánh dày khó khăn mà nghèo lắm.
Ngày nay, có hôm nhiều nhất nhà tôi làm tới 6000 chiếc bánh, giao tới những đám cỗ, hiếu hỉ có cả. Họ rất chuộng và yêu thích bánh dày. Ngoài ra, mỗi ngày chúng tôi cũng làm một lượng bánh để đổ buôn cho những người bánh bánh ở ngoài chợ, đường quốc lộ. Tuy thu nhập từ đó không nhiều, nhưng nó là khoản thu cố định”, bà Hiền cho biết.
Đi cùng với sự phát triển của đất nước, bánh dày Quán Thánh làng Thượng Đình cũng có những đổi mới, trở thành động lực thúc đẩy kinh tế cho nhiều hộ dân nơi đây. Vừa gìn giữ được nét đẹp truyền thống hàng trăm năm của làng vừa mang lại thu nhập cho gia đình, những người dân nơi đây luôn yêu nghề làm bánh, yêu những chiếc bánh trắng trong, dẻo thơm, mang tinh túy của đất trời, con người đất Việt.
Bài và ảnh: Minh Anh
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ sáng ngày 22/11/2024, căn nhà số 7 Hồ An Biên, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bất ngờ bốc cháy.
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Một ngọn núi lửa gần thủ đô Reykjavik của Iceland đã phun trào vào cuối ngày thứ Tư vừa qua, đánh dấu lần thứ mười trong vòng ba năm qua.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 diễn ra tại Hà Nội quy tụ 5 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương tổ chức Festival mỳ Quảng trong năm 2025 để tăng cường thu hút du khách.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo vừa được được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật của Thành phố.