(CLO) Lô Lô Chải là một ngôi làng được ví như vùng đất cổ tích nhờ cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ. Những nếp nhà bình yên, xinh đẹp như bước ra từ trong truyện tranh xưa của nơi đây sẽ hớp hồn du khách ngay từ lần đầu gặp mặt.
Làng Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm ngay dưới chân núi Rồng và chỉ cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1km. Nơi đây là địa bàn sinh sống của người dân tộc Mông lẫn người Lô Lô xuyên suốt các thập kỷ, lưu giữ những giá trị văn hóa cộng đồng của các tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn xinh đẹp.
Làng Lô Lô Chải ngày nay vẫn là nơi lưu giữ được hết những giá trị về văn hóa, vật chất và tinh thần của các dân tộc vùng cao nơi đây. Dạo quanh một vòng ngôi làng này, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng kiến trúc nhà trình tường đặc trưng thường thấy ở cao nguyên đá Hà Giang. Các mái nhà lợp ngói máng nằm san sát nhau tạo nên khung cảnh bình dị, yên ả.
Không chỉ vậy, nơi đây vẫn còn lưu giữ biết bao làng nghề truyền thống nổi tiếng như làm mộc, thêu thùa... cùng những lễ hội trứ danh như lễ cúng thần rừng, lễ mừng lúa, mừng nhà mới… Người dân tộc thiểu số ở đây vẫn chủ yếu sống theo phương thức tự cung tự cấp như trồng lúa, ngô, rau,... và chăn nuôi gia súc, gia cầm cho chính gia đình mình.
Tuy còn là cái tên mới nổi gần đây, nhưng vẻ đẹp xuất thần của Lô Lô Chải không thua kém bất kỳ ngôi làng cổ nào trên thế giới. Con đường đi lên Lô Lô Chải khá gồ ghề và khó đi, nhưng không vì thế mà cản trở được sự tò mò muốn khám phá của những vị khách phương xa đối với ngôi làng cổ tích này.
Dọc ngay đường vào Lô Lô Chải, du khách có thể dễ dàng tìm thấy những góc chụp cực chất. Điều thú vị là ven lối dẫn vào làng có những vạt hoa cúc cam nở rộ tuyệt đẹp.
“Người Lô Lô rất thân thiện và mến khách. Chỉ cần bạn đi qua nhà họ, họ sẽ vẫy tay chào và nở nụ cười rất tươi. Họ cũng sẽ chẳng ngại ngần gì mà mời bạn chén nước chè, hút điếu thuốc lào và cụng những chén rượu ngô đặc sản của tỉnh Hà Giang thơm lừng. Uống say thì say đấy nhưng không hề thấy đau đầu chút nào”, anh Nguyễn Minh Hiếu, du khách đến từ Ninh Bình chia sẻ kỷ niệm với người dân tộc Lô Lô sau chuyến du lịch khám phá nơi đây.
Lê Ngọc Anh, cô gái trẻ đến từ Nghệ An thì lại chiêm nghiệm: “Ai đến Lô Lô Chải một lần rồi mới thấy rằng, hóa ra, không chỉ cảnh vật thiên nhiên huyền diệu, bình yên, mà làng Lô Lô cũng hút khách nhờ những người dân hồn hậu, chất phát và thật thà sinh sống ở vùng đất này. Nếu muốn cảm nhận rõ hơn về đời sống thường nhật của người dân bản địa thì mình nghĩ du khách nên ở lại đây thêm nhiều ngày để hiểu rõ được”.
Đến làng Lô Lô Chải, du khách không thể nào bỏ qua việc thử lên mình những bộ trang phục dân tộc, những bộ váy rực rỡ nhiều màu sắc mang đậm bản sắc văn hóa của người dân địa phương. Những bộ trang phục đó còn cho thấy sự cần cù, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Lô Lô. Mỗi họa tiết thêu trên những bộ trang phục này cũng rất gần gũi với đời sống thường nhật như chân chim, mắt chim, hoa tam giác mạch, ruộng bậc thang...
Được khoác trên mình bộ trang phục truyền thống độc đáo bậc nhất Hà Giang là khoảnh khắc ấn tượng mà bất cứ du khách nào cũng muốn trải nghiệm.
Cùng với đó, du khách cũng có thể thử chơi những nhạc cụ dân tộc như chơi trống, thổi kèn,... Đặc biệt, những ai hiếu kỳ với nhạc cụ trống đồng cổ cũng có thể thỏa sức khám phá ở Lô Lô Chải - nơi được cho là duy nhất trên thế giới còn sử dụng nhạc cụ trống đồng cổ trong đời sống.
Giới thích xê dịch cho rằng, đến ngôi làng cổ tích Lô Lô Chải vào mùa đông là hợp lý nhất. Bởi mùa đông với những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt nhưng lại càng tăng thêm sự thi vị khi mọi người dù lạ hay quen được cùng nhau ngồi quây quần bên nồi thắng cố, cà kê vài chén rượu ngô, tán gẫu vài ba câu chuyện vui nho nhỏ.
Thật ra, Lô Lô Chải mùa nào cũng có điều đặc biệt riêng có. Ví như mùa hè miền bắc oi bức là thế nhưng ở Lô Lô Chải, cái nắng không quá gắt gao. Nếu may mắn đến nơi đây vào dịp Tết Nguyên Đán, du khách còn được trải nghiệm một đêm giao thừa đặc biệt của người dân tộc. Tại ngôi làng cổ tích này, trong không khí đầm ấm, an lành, người dân sẽ cùng nhau ra ngoài và nguyện ước để lấy may.
Hay lúc giao thừa, người Lô Lô Hoa nghe tiếng gà gáy đầu tiên trong bản để tính thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Suốt đêm giao thừa người dân bản thường không ngủ mà ngồi bên bếp lửa canh nồi bánh chưng, nhâm nhi chén rượu hàn huyên và có tục sang nhà nhau để “lấy lộc” khi năm mới vừa sang. Lộc chỉ là ngọn rau cải, cây ngô khô hay thanh củi,...
Bạn Lý Hà Như, du khách đến từ Ninh Thuận chia sẻ: “Lô Lô Chải quả thật là một ngôi làng cổ tích, bởi nó đem đến cho du khách những cảm giác rất yên bình. Tôi có cảm nhận mình đang sống trong một không gian, nơi y như những câu chuyện mà tôi được đọc trong truyện tranh ngày trước. Lô Lô Chải là địa điểm “must go” (phải đi) khi chúng ta đến với Hà Giang”.
Nếu bạn muốn khám phá những nếp nhà kiểu trình tường truyền thống, ngắm nhìn những hàng rào đá, vách đất nâu, những bắp ngô vàng phơi trên xà nhà, những cây đào hay vạt cải xanh trước cửa hay những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống ấy của người dân nơi đây thì hãy đến làng Lô Lô Chải để cảm nhận nhé!
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024. Dự kiến, sự kiện sẽ chính thức diễn ra từ 7 đến ngày 8/12/2024 tại Khu Ngoại giao Đoàn (Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
(CLO) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, khẳng định vị thế không thể thiếu của phở trong nền ẩm thực toàn cầu.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế ban đêm với mục tiêu đến năm 2030, đón 6 triệu lượt khách, trong đó 70% sử dụng dịch vụ kinh tế ban đêm. Doanh thu từ du lịch dự kiến đạt 5.900 tỷ đồng, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
(CLO) Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch "Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa".