Về Trảng Bom nghe chuyện ĐẤT CÔNG, ĐẤT DÂN

Thứ năm, 31/03/2016 07:12 AM - 0 Trả lời

Không hề có hộ khẩu cư trú trên địa bàn xã Giang Điền, không hề có mặt ở đia phương này từ những ngày đất mới được khai phá, nhưng bỗng nhiên lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) cho một diện tích đất rẫy rất lớn trong xã, trong khi đó lại là đất của người dân khổ công khai phá từ những năm 1975 cho đến nay. Chuyện tưởng như khó tin đó đã diễn ra tại huyện Trảng Bom- tỉnh Đồng Nai.

(NBCL) Không hề có hộ khẩu cư trú trên địa bàn xã Giang Điền, không hề có mặt ở đia phương này từ những ngày đất mới được khai phá, nhưng bỗng nhiên lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) cho một diện tích đất rẫy rất lớn trong xã, trong khi đó lại là đất của người dân khổ công khai phá từ những năm 1975 cho đến nay. Chuyện tưởng như khó tin đó đã diễn ra tại huyện Trảng Bom- tỉnh Đồng Nai. 

[caption id="attachment_89970" align="aligncenter" width="600"]Danh sách cấp đất trong đó có những cái tên không hề có hộ khẩu thường trú cũng như có đất tại địa phương nhưng lại được Lê Hoài Thanh “bảo kê” cấp đất. Danh sách cấp đất trong đó có những cái tên không hề có hộ khẩu thường trú cũng như có đất tại địa phương nhưng lại được Lê Hoài Thanh “bảo kê” cấp đất.[/caption]

Lấy đất của dân vẫn “bình chân như vại”?

Sự việc xảy ra đã được gần 10 năm, dấu chân của anh Nguyễn Đức Lợi (người được cha mình là ông Nguyễn Văn Lãng, SN 1943, ngụ ấp Xây Dựng, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ủy quyền) đã đi qua không biết bao nhiêu cơ quan chức năng. Theo như lời anh Lợi, về phần đất khiếu nại, gia đình anh đã và đang sử dụng, canh tác ổn định suốt từ năm 1975 đến nay. Thế nhưng, năm 2008, gia đình anh bỗng nhiên bị ông Lê Kỳ Phùng gửi đơn kiện lên TAND huyện Trảng Bom, cho rằng đó là đất của gia đình ông Phùng. Qua quá trình tìm hiểu, phần đất trên của gia đình anh Lợi đã bị ông Lê Hoài Thanh (Cán bộ của UBND xã Giang Điền) tìm cách hợp thức hóa cho một số người dân rồi sang tên cho ông Phùng để kiếm lời. Con theo khai nhận của gia đình ông Phùng, để được cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì những phần đất trên, gia đình khai thác từ năm 1975.

Việc khai nhận này chỉ cần xem qua đã thấy đủ sự “lố bịch”, bởi theo như danh sách mà vị cán bộ địa chính Lê Hoài Thanh đề nghị xét cấp GCN QSDĐ thì ông Lê Kỳ Phùng đã khai thác được 78.587m2, bà Lý Thị Tố Trinh (vợ ông Phùng, khai thác được tới 91.821m2), bà Lý Tố Lan (khai thác được 39.188m2), Dương Thị Chính (mẹ vợ ông Phùng, khai thác được 53.273m2) . Trong khi, tại thời điểm khai khẩn đó bà Trinh và bà Lan mới chỉ lần lượt 13 và 9 tuổi nhưng lại có thể khai thác được một diện tích đất rẫy lớn như vậy (?).

Thực tế, đây chỉ là danh sách khống khi những người này không hề có hộ khẩu tại địa phương, cũng như không hề có đất thực tại đây. Chính vì vậy, việc được xét cấp đất cũng như cấp GCN QSDĐ của những người này đã bị phản ứng dữ dội từ dư luận cũng như chính quyền địa phương. Từ sự phản ứng này, chính quyền huyện Trảng Bom đã ra quyết định thu hồi GCN QSDĐ đã cấp cho gia đình ông Phùng. Nhưng không hiểu vì lí do gì, dù đã có quyết định thu hồi GCN QSDĐ, gia đình ông Phùng vẫn có thể chuyển nhượng những phần đất đã được cấp sai cho Cty CP Địa ốc Long Điền.

Dư luận đặt câu hỏi: Khi những ha đất của gia đình anh Lợi bị đưa đến tay người khác, thì những khoản lợi nhuận kếch sù sẽ rơi vào tay ai? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc đất của gia đình anh Lợi bị cướp trắng khi chính quyền cứ mãi “ngủ yên” như thế?

Lấy đất công “phân phát” cho người thân, đất dân thì đem đi bán

Theo hồ sơ mà chúng tôi có được thì việc cán bộ địa chính xã Giang Điền - Lê Hoài Thanh đã lợi dụng chức vụ của mình để lấy đấy công “phân chia” cho người thân của mình, rồi lại lấy đất của người dân trong xã biến thành đất của người khác. Theo ông Trần Gia Khánh – nguyên Phó chủ tịch UBND xã Giang Điền thì những người thân của Lê Hoài Thanh bao gồm: Lê Thanh Chân (em trai ông Thanh); Nguyễn Thị Thêu (vợ ông Thanh), Trần Thị Kim Loan (chị vợ ông Thanh) và Lê Thị Minh Lý (em gái ông Thanh). Vị cán bộ địa chính này cũng đã hợp thức hóa rất nhiều đất công cho một số hộ dân, gồm: Lê Kỳ Phùng (78.587m2), Lý Thị Tố Trinh (vợ ông Phùng, 91.821m2), Lý Tố Lan (em vợ ông Phùng, 39.188m2) và Dương Thị Chính (53.273m2). Sau khi chúng tôi làm việc với ông Trần Gia Khánh – nguyên phó chủ tịch UBND xã Giang Điền thì những người này không hề có hộ khẩu cũng như có đất thực tế ở địa phương vào thời điểm được đề nghị cấp GCNQSDĐ.Những người này sau khi được Lê Hoài Thanh đưa vào danh sách cấp đất đã được cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất mà vị cán bộ địa chính sai phạm này đề xuất.

Như vậy, cán bộ địa chính Lê Hoài Thanh đã đưa người thân của mình cùng một số người dân khác vào danh sách đề nghị để hội đồng xét duyệt cấp đất mà những người này không có đất ở địa phương. Mục đích là để tìm cách hợp thức hóa những phần đất công và những phần đất của người dân. Sau khi đã hoàn thành mục tiêu được cấp GCNQSDĐ xong, Lê Hoài Thanh sẽ cấu kết để sang nhượng những phần đất bao chiếm được một cách hợp thức hóa nhằm trục lợi. Không những thế, vị cán bộ địa chính này còn giả mạo tên một số người để cho họ đứng tên trên một số những phần đất của người dân cũng như đất của chùa.

Đưa đơn đi kiện “khống”?

Theo trình bày của luật sư Nguyễn Phúc Lưu (người đại diện cho phía bà Lý Thị Tố Trinh) thì trước đây vào năm 1998, vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng, bà Lý Thị Tố Trinh (ngụ TP. HCM) đã mua lại của ông Nguyễn Toàn (ngụ xã Tam Phước, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) một thửa đất diện tích 14.422m2 thuộc khu vực Suối Son, thửa số 134 tờ bản đồ số 14 và mua của bà Đỗ Thị Huệ 16.943m2 thuộc thửa 147 tờ bản đồ số 14. Chính vì những lý do là đã mua của hai người này nên luật sư Nguyễn Phúc Lưu cho rằng gia đình anh Lợi đã lấn chiếm những diện tích đất đó nên yêu cầu ban hòa giải xã Giang Điền yêu cầu gia đình anh Lợi phải trả lại những diện tích đất đã lấn chiếm nêu trên.

Phản bác lại việc cho rằng gia đình mình chiếm đất của người khác, anh Nguyễn Đức Lợi cho rằng những phần đất rẫy của gia đình anh tại khu vực Suối Son đã được gia đình khai hoang vào năm 1975, sau giải phóng. Sau đó tiếp tục phục hóa vào những năm đầu 1990 và liên tục canh tác, sản xuất suốt từ đó cho đến nay. Việc khai thác, sản xuất này của gia đình anh Lợi đã được những người làm thuê suốt từ thời gian đó xác nhận vào đơn làm chứng.

Số người xác nhận lên đến mấy chục người. Việc canh tác, sau đó là sản xuất rồi đến khai thác cát để phục vụ cho người dân ở khu vực đất của gia đình anh Lợi cũng được chính Lê Huy Phương (thành phần chủ chốt của “bộ sậu sai phạm” - chủ tịch xã lúc bấy giờ) yêu cầu gia đình anh Lợi phải làm đơn xin chính quyền huyện Trảng Bom xin giấy phép kinh doanh. Sau đó, anh Lợi đã được chính quyền huyện Trảng Bom cấp giấy phép kinh doanh, khai thác cát và gia đình anh đã ổn định khai thác cát suốt một thời gian dài.

Sau đó, anh Lợi còn đưa ra một số bằng chứng thuyết phục như tuổi thọ của những cây tràm được gia đình anh trồng trên phần đất bị kiện, và sự làm chứng của rất nhiều người dân, trong đó có cả cán bộ của UBND xã Giang Điền. Ngay cả những người được nhắc đến là ông Nguyễn Toàn cũng khẳng định chỉ bán cho ông Lê Kỳ Phùng khoảng 4 hecta đất rẫy bên ấp Long Đức 2, xã Tam Phước, huyện Long Thành (bây giờ là Thành phố Biên Hòa) và theo lời ông, thì ông Toàn không hề có đất rẫy bên phía xã Giang Điền thì làm sao có thể bán cho ông Lê Kỳ Phùng được. Bà Đỗ Thị Huệ cũng khẳng định chỉ bán cho ông Lê Hoài Thanh 10.000m2 là mảnh đất mặt đồi bằng phẳng, đất tốt chuyên trồng mì, sắn, nhưng sau đó như thế nào lại chuyển thành bà Trinh mua đất? Và trong đơn tố cáo các bị đơn lấn chiếm đất của mình gửi UBND xã Giang Điền, bà Lý Thị Tố Trinh đã tố cáo gia đình anh Nguyễn Đức Lợi lấn chiếm 2.343m 2 và gia đình ông Nguyễn Đức Cương (một hộ dân khác cũng “bỗng nhiên bị kiện”) lấn chiếm 14.600m2, tổng cộng là 16.943m2 mà bà Trinh đã mua từ bà Đỗ Thị Huệ, trong khi bà Huệ chỉ bán cho ông Thanh 10.000m2 , không biết bằng cách nào mà mảnh đất này lại “nảy nở” ra thêm được 6.943m2?

NHÓM PVĐT

Tin khác

Gia Lâm (Hà Nội): Phớt lờ lệnh cấm, các bến bãi vẫn ngang nhiên hoạt động trong mùa mưa bão?

Gia Lâm (Hà Nội): Phớt lờ lệnh cấm, các bến bãi vẫn ngang nhiên hoạt động trong mùa mưa bão?

(CLO) Theo quy định, các điểm trung chuyển kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông được yêu cầu dừng hoạt động từ tháng 6 đến hết 15/10 để đảm bảo an toàn hành lang đê. Tuy nhiên, tại huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội) nhiều bến bãi vẫn hoạt động tấp nập, bất chấp lệnh cấm.

Điều tra
Sẽ kiểm tra hoạt động đấu thầu của Công ty Quang Huy

Sẽ kiểm tra hoạt động đấu thầu của Công ty Quang Huy

(CLO) Liên quan đến nội dung phản ánh "Công ty Xây lắp điện Quang Huy trúng nhiều gói thầu tiết kiệm ngân sách 'siêu thấp' tại Bà Rịa - Vũng Tàu", trao đổi nhanh với phóng viên, một cán bộ thuộc Sở KH-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sẽ có báo cáo lãnh đạo Sở về nội dung này và lưu ý những thông tin báo chí phản ánh để đưa vào kế hoạch công tác kiểm tra, rà soát giải ngân vốn đầu tư công và đấu thầu.

Vụ án
Thừa Thiên Huế: Vay tiền không chịu trả, chủ hệ thống Trường Mầm non Búp Sen bị người dân 'tố cáo' đến cơ quan chức năng!

Thừa Thiên Huế: Vay tiền không chịu trả, chủ hệ thống Trường Mầm non Búp Sen bị người dân 'tố cáo' đến cơ quan chức năng!

(CLO) Bà Lại Thị Kim Son (sinh năm 1989) cho bà Hoàng Thị Như Ngọc (sinh năm 1991), Chủ hệ thống Trường Mầm non Búp Sen mượn tổng số tiền là 6,4 tỷ đồng nhưng sau nhiều lần đòi nợ đến nay vẫn bất thành.

Vụ án
Cựu Phó Giám đốc trung tâm đăng kiểm Quảng Bình lĩnh 7 năm tù vì nhận hối lộ

Cựu Phó Giám đốc trung tâm đăng kiểm Quảng Bình lĩnh 7 năm tù vì nhận hối lộ

(CLO) Ngày 19/9, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm 1 bị cáo phạm tội “Nhận hối lộ” và 3 bị cáo về tội “Đưa hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 7301S thuộc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình.

Vụ án
Bắt chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng ở Bình Thuận

Bắt chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng ở Bình Thuận

(CLO) Căn cứ tài liệu đối chiếu, cơ quan Công an xác định, Lê Thị Lại đã chiếm đoạt của 167 người với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Vụ án