(CLO) Dù đã hoàn thành 90% khối lượng từ năm 2020, nhưng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của Công ty Trung Nam BT 1547 tiếp tục "hẹn" đến cuối năm 2022 hoàn thành vì những vướng mắc trong việc thanh toán hợp đồng BT.
Liên tục dừng thi công
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu do Công ty Trung Nam BT 1547 (thuộc tập đoàn Trung Nam) làm nhà đầu tư với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng. Tháng 6/2016, dự án khởi công, dự kiến hoàn thành 30/4/2018 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao).
Để thanh toán hợp đồng BT, TP.HCM sẽ thanh toán 16% giá trị hợp đồng bằng quỹ đất cho nhà đầu tư, còn 84% thanh toán bằng tiền mặt. Hiện nay, một số quỹ đất đang được đề xuất để thanh toán cho nhà đầu tư.
Khi được rầm rộ khởi công, người dân TP.HCM, đặc biệt là khu Nam Sài Gòn vui mừng vì tình trạng không mưa cũng nhập nhiều năm qua sẽ được giải quyết triệt vì dự án đặt mục tiêu kiểm soát ngập cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.
Dự án có quy mô rất lớn, đi qua quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh với 6 cống ngăn triều lớn, rộng 40-160m gồm Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Bên cạnh đó là tuyến đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh dài 7,8 km.
Tuy nhiên đến nay, chỉ còn một tháng nữa sẽ đến ngày 30/4/2022, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng sẽ trễ hẹn hoàn thành tròn 4 năm với nhiều lần dừng thi công.
“Đáng lẽ người dân chúng tôi đã không phải mệt mỏi mỗi khi triều cường dâng hay mưa lớn đã 4 năm rồi nếu dự án đúng tiến độ. Lâu nay thấy công trình gần xong rồi mà không biết khi nào mới hoạt động”, ông Lê Văn Xung - người dân trên đường Trần Xuân Soạn, đoạn gần cầu Tân Thuận ngán ngẩm nói.
Tháng 4/2018, khi chỉ còn ít ngày nữa là đến hạn hoàn thành thì dự án chống ngập bất ngờ ngừng thi công khi đạt 75% khối lượng thi công. Nguyên nhân được Trung Nam BT 1547 đưa ra là do UBND TP.HCM chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của dự án để ngân hàng thực hiện cấp vốn. Và việc chậm xác nhận báo cáo của UBND TP.HCM đã xảy ra từ tháng 9/2017 nên dự án chậm tiến độ.
Phải đến gần một năm sau, tháng 2/2019 thì Trung Nam BT 1547 mới tiếp tục thi công dự án trở lại sau khi các thủ tục giải ngân hoàn tất và lùi thời gian dự kiến hoàn thành sang tháng 6/2020.
Quá hạn hoàn thành nhưng dự án vẫn chưa xong. Đến tháng 11/2020, Công ty Trung Nam tiếp tục dừng thi công dự án khi đạt khoảng 90% khối lượng công việc. Nguyên nhân lần này là do UBND TP.HCM chưa ký hợp đồng phụ lục thời gian hoàn thành vì thời hạn hợp đồng trước đó đã hết hiệu lực từ tháng 6/2020.
Suốt một năm từ giữa tháng 11/2020 đến tháng 12/2021, chi phí phát sinh do tạm dừng dự án hơn 600 tỷ đồng vì lãi vay, nhân công, máy móc thiết bị, khấu hao vật tư, thuê kho bãi.
Để tháo gỡ vướng mắc cho dự án quan trọng này, tháng 4/2021, Chính phủ ra nghị quyết chấp thuận cho TP.HCM tiếp tục thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư; UBND TP.HCM chịu trách nhiệm trong quá trình hoàn thành dự án đúng quy định; đồng thời thanh toán cho nhà đầu tư và rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý, thất thoát.
Hy vọng lần "hẹn cuối”
Trong những năm dự án tạm dừng thi công, người dân băn khoăn vì công trình, nguyên vật liệu, thiết bị thi công phải nằm kho hoặc phơi mưa nắng, chất lượng khó đảm bảo khi hoàn thành. Đặc biệt, năm 2018, Công ty Trung Nam BT 1547 cũng vướng vào việc sử dụng thép Trung Quốc thay thế cho thép G7 khi thi công các cửa van cống ngăn triều Cây Khô và Phú Định.
Trả lời báo chí thời điểm đó, ông Nguyễn Tâm Tiến - Chủ tịch Tập đoàn Trung Nam cho rằng hợp đồng BT mà UBND TP.HCM ký với nhà đầu tư không có điều khoản hay ràng buộc nào là "thép sử dụng cửa van phải là thép G7, châu Âu, thép Mỹ, thép Nhật hay thép Trung Quốc”.
Việc chọn lựa thép phôi tấm để gia công chế tạo cửa van có thể dùng bất cứ loại thép đạt chuẩn kỹ thuật. Trung Nam mua thép xuất xứ nước nào thì khai báo giá vật tư đầu vào là thép của nước ấy, chứ không mua thép nước này khai báo giá thép nước kia.
Cũng trong 4 năm chậm tiến độ, những ngày triều cường dâng cao hay mưa lớn, nhiều tuyến đường quan trọng của TP.HCM như Trần Xuân Soạn (quận 7), Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Tôn Thất Thuyết (quận 4), quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Lương Định Của (TP Thủ Đức) đều lâm vào tình trạng ngập nặng, sinh hoạt người dân đảo lộn.
Trong buổi tiếp xúc với Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cuối năm 2021, cử tri quận 4, quận 7 và hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ bức xúc vì dự án chống ngập trọng điểm của thành phố vẫn mãi ì ạch. Dự án đã chậm tiến độ đến năm thứ 4 trong khi người dân sống trong tình trạng cứ triều cường là ngập nặng mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết tháo gỡ khó khăn để TPHCM tiếp tục triển khai dự án theo cơ chế đặc thù nhằm nhanh chóng hoàn thành.
Gần đây nhất, cuối tháng 3/2022, ông Nguyễn Huy Bình - Trưởng phòng kế hoạch đầu tư, Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng đô thị cho biết thời gian qua, dự án gặp vướng liên quan đến thủ tục tái cấp vốn. TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung giải quyết vướng mắc để công trình sớm hoàn thành đưa vào vận hành.
Đến nay, các thủ tục với bộ ngành đã cơ bản được giải quyết và thành phố đang điều chỉnh phụ lục hợp đồng để triển khai các bước theo. Dự kiến trong năm 2022, công trình sẽ cơ bản hoàn thành và đến năm 2023 sẽ hoàn tất công tác thanh quyết toán liên quan.
Đại diện Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng đô thị nhận định, dù ngưng thi công kéo dài nhưng việc bào trì, bảo dưỡng công trình và nguyên vật liệu được đảm bảo nên không ảnh hưởng đến chất lượng dự án.
"Chúng tôi cũng trông chờ lắm, chứ sắp đến mùa mưa và triều cường rồi. Nếu dự án không kịp hoàn thành thì người dân con đường này tiếp tục cảnh ngập nặng thêm một năm nữa", nhiều người dân đường Trần Xuân Soạn bày tỏ.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã kiến nghị, đề xuất Trung ương các giải pháp sâu rộng và 12 nhóm vấn đề về xây dựng, phát triển thành phố giai đoạn tới, cơ bản được các bộ, ngành ủng hộ, trên nguyên tắc tạo thuận lợi nhất cho Hải Phòng.
(CLO) Ngày 23/11, theo thông tin từ Công an TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, vừa bắt giữ nhóm côn đồ thực hiện hành vi gây thương tích, phá hoại xe và quay clip khoe trên mạng xã hội.
(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.