Ô tô Nga được ưu đãi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
Theo dõi báo trên:
Nhiều bất cập chưa thể giải quyết
Như báo Nhà báo & Công luận từng đề cập trong bài viết “Sinh viên Sư phạm mòn mỏi chờ hỗ trợ: Nắng hạn liệu có đợi được mưa rào!” phản ánh thực trạng sinh viên sư phạm theo học tại các trường đại học chưa nhận được tiền hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.
Việc này bộc lộ nhiều điểm bất cập trong thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Tại Trường Đại học Đồng Nai, theo thầy Lê Anh Đức hiện nhà trường đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai giải quyết việc thực hiện theo Nghị định 116 của Chính phủ.
Thầy Đức cũng cho rằng, hiện UBND tỉnh Đồng Nai đang gửi cho Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đồng Nai tham mưu. “Hiện nay việc đào tạo của nhà trường không ảnh hưởng nhiều khi chưa nhận được tiền học phí hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm. Nhà trường cũng không thu học phí sinh viên sư phạm. Việc chưa cấp sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm sẽ ảnh hưởng đến các em”.
Không chỉ tại Trường Đại học Đồng Nai mà vấn đề này đang là thực trạng chung của nhiều trường đại học có đào tạo ngành sư phạm.
Liên quan đến thực hiện Nghị định 116, Bộ Tài chính từng có công văn số 12292/BTC - HCSN 27/10/2021 gửi Văn phòng Chính phủ và số 12830/BTC- HCSN ngày 9/11/2021 gửi Bộ GD&ĐT về tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 116.
Trong đó Bộ Tài Chính nêu rõ, quá trình triển khai Nghị định số 116 cho thấy phát sinh nhiều vướng mắc liên quan tới việc hướng dẫn triển khai chậm, vấn đề quy hoạch tổng thể về nhu cầu đào tạo sư phạm theo từng phương thức đào tạo, đảm bảo sự gắn kết giữa việc đào tạo, sử dụng kinh phí với việc sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo, vấn đề triển khai thực hiện của các địa phương và các cơ sở đào tạo.
Bộ Tài Chính cũng đã kiến nghị đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai hướng dẫn Nghị định số 116; cần khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể về nhu cầu đào tạo sư phạm theo từng phương thức đào tạo đảm bảo sự gắn kết giữa việc đào tạo, sử dụng kinh phí và việc sử dụng nguồn nhân lực đào tạo.
Mới đây, Bộ Tài Chính trong văn bản gửi Bộ GD&ĐT ngày 16/9 cũng từng có ý kiến đối với dự toán kinh phí năm 2021, Bộ này đề nghị Bộ GD&ĐT tổng hợp cụ thể nhu cầu ngân sách Nhà nước chi đặt hàng, giao nhiệm vụ của ngân sách địa phương, chi tiết từng địa phương, phần kinh phí do ngân sách Trung ương đảm bảo đối với cơ sở đào tạo của các Bộ, cơ quan Trung ương (đối với nhóm đào tạo theo nhu cầu);
Bộ Tài chính cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT đánh giá tác động và đề xuất phương án hỗ trợ. Từ đó có căn cứ khả năng cân đối của ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính mới có cơ sở trình cấp có thẩm quyền phương án hỗ trợ cụ thể.
Đối với dự toán kinh phí năm 2022, Bộ Tài chính cũng cho rằng, đối với ngân sách địa phương, kinh phí thực hiện Nghị định 116 tại các địa phương do ngân sách địa phương đảm bảo.
Đối với ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính đã báo cao cấp có thẩm quyền cân đối nguồn kinh phí để thực hiện chính sách theo quy định tại Nghị định 116 và bố trí trong dự toán năm 2022 của Bộ GD&ĐT, các bộ, cơ quan Trung ương có cơ sở đào tạo theo nguyên tắc như đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung kinh phí năm 2021 của Bộ GD&ĐT.
Sinh viên khi nào mới có tiền?
Về các vướng mắc trong quá trình thực hiện và kinh phí thực hiện ngân sách năm 2023, Bộ Tài Chính cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân vướng mắc trong triển khai Nghị định 116 thời gian qua là chưa phân biệt rõ sự khác nhau của việc xác định 2 chỉ tiêu “đào tạo theo nhu cầu xã hội” với chỉ tiêu “đào tạo theo đặt hàng, giao nhiệm vụ của các địa phương”, trong khi việc đào tạo theo nhu cầu xã hội cũng chủ yếu cần xuất phát từ chính nhu cầu đặt hàng, sử dụng của chính quyền các địa phương.
Từ đó, việc xác định tỷ lệ chi tiêu đào tạo 90%/10% tương ứng với 2 chỉ tiêu nêu trên như Bộ GD&ĐT triển khai thời gian qua là chưa phù hợp;
Từ đó dẫn đến, không những gây áp lực đối với ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách Trung ương nói riêng (riêng đối với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ GD&ĐT, năm 2021 kinh phí đã bố trí thực hiện chính sách là 652 tỷ đồng; Năm 2022 kinh phí đã bố trí thực hiện chính sách là 908 tỷ đồng, và năm 2023 Bộ GD&ĐT đề nghị dự toán là 2.660 tỷ đồng), mà còn thiếu tính hiệu quả, lãng phí nguồn lực và tạo áp lực xã hội vì cần phải bố trí nơi làm việc đối với học sinh, sinh viên sư phạm sau khi được đào tạo xong.
Về kinh phí thực hiện chính sách năm 2023, Bộ Tài chính có nêu: “Tại công văn số 3763/BGDĐT - KJTC của Bộ GD&&ĐT chưa có sự thống nhất số liệu nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2023 tại Báo cáo ngành GD&ĐT (trang 44), nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2023 là 2.265 tỷ đồng, trong khi đó Báo cáo khối trực thuộc Bộ GD&ĐT thì nhu cầu là 2.660 tỷ đồng. Mặt khác tại phụ lục 5 thì tổng nhu cầu kinh phí năm 2023 là 2.383 tỷ đồng. Do đó, Bộ Tài chính yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát cơ sở xác định số liệu, đảm bảo thống nhất.
“Theo quy định của Nghị định số 116 thì hàng năm UBND cấp tỉnh căn cứ thực trạng thừa thiếu giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo, bố trí ngân sách thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên…
Chi trả kinh phí thực hiện quyết định được giao nhiệm vụ, hợp đồng đào tạo giáo viên với các cơ sở đào tạo giáo viên theo đúng định mức quy định.
Như vậy, đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc ngân sách Trung ương cấp thực hiện chính sách cho 90% số sinh viên sư phạm đã được nhập học là không phù hợp với các quy định hiện hành” - văn bản của Bộ Tài chính nêu.
Cũng theo Bộ Tài chính, đến nay, Nghị định số 116 đã ban hành được 2 năm. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD&ĐT chủ động hướng dẫn các Bộ, ngành,cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch tổng thể nhu cầu đào tạo sư phạm theo từng phương thức đào tạo đảm bảo gắn kết giữa việc đào tạo, sử dụng kinh phí với việc sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo;
Khẩn trương phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá tổng thể quá trình triển khai thực hiện chính sách, báo cáo Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo, tránh tình trạng chậm muộn trong thực hiện chính sách, gây tác động xã hội.
Bộ Tài chính cũng yêu cầu làm rõ các vấn đề vướng mắc cụ thể, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan (Bộ GD&ĐT, UBND các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên), để xuất phương án tháo gỡ đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước theo phân cấp quy định tại luật ngân sách Nhà nước.
Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo nhu cầu của địa phương. Địa phương có nhu cầu về giáo viên, xác nhận nhu cầu đào tạo và xác nhận đặt hàng thì địa phương phải có trách nhiệm thực hiện chi trả theo đúng quy định của Nghị định số 116.
Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách đối với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội của các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan Trung ương.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp thực hiện.
Như vậy có thể thấy đến nay Nghị định 116 của Chính phủ về hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm khi đi vào thực tiễn đang nảy sinh nhiều bất cập. Trong đó có việc xác định chỉ tiêu đào tạo gắn với việc sử dụng.
Đây là vấn đề không phải một sớm, một chiều xử lý xong vì thế việc bố trí ngân sách để hỗ trợ sinh viên đang là vấn đề hóc búa.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.