Vì sao Bộ Y tế không sử dụng tới 46 nghìn tỷ đồng tiền chống dịch Covid-19?

Thứ bảy, 25/05/2024 19:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện tại Bộ Y tế không có phương án sử dụng nguồn kinh phí 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 43.

Bộ Y tế vừa có Báo cáo Kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023".

Kết quả giám sát cho biết, việc kiểm soát dịch bệnh tốt và huy động các nguồn viện trợ, tài trợ vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến không phải sử dụng nguồn vốn này.

vi sao bo y te khong su dung toi 46 nghin ty dong tien chong dich covid 19 hinh 1

Hiện nay số tiền 46 nghìn tỷ đồng được phân bố để chống dịch không được Bộ Y tế sử dụng vì thấy không còn cần thiết do dịch Covid-19 đã được khống chế (ảnh TL).

Báo cáo đã đánh giá kết quả thực hiện các chính sách cụ thể, trong đó có việc đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã thông báo danh mục và mức vốn là 13.491 tỷ đồng cho 145 dự án thuộc lĩnh vực y tế của 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tham gia chương trình, 15 viện, bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Y tế, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trực tiếp tham gia phòng chống dịch để phục hồi sau đại dịch.

Đến thời điểm báo cáo ngày 31/1/2024, tổng số giải ngân của các dự án thuộc lĩnh vực y tế là 6.503 tỷ đồng, đạt 48% so với tổng mức vốn bố trí theo Nghị quyết số 43.

Báo cáo của Đoàn giám sát cũng nêu, theo báo cáo của Bộ Y tế, triển khai Nghị quyết số 43, Bộ Y tế đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động nguồn viện trợ, tài trợ (ngoài NSNN) về vaccine, thuốc điều trị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 với tổng giá trị khoảng 42,667 nghìn tỷ đồng.

Ngày 19/10/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT về việc điều chỉnh bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Vì vậy, Bộ Y tế không có phương án sử dụng nguồn kinh phí 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 43.

Việc kiểm soát dịch bệnh tốt và huy động các nguồn viện trợ, tài trợ vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến không phải sử dụng nguồn vốn này là kết quả tích cực, tiết giảm nguồn phải huy động bổ sung để thực hiện chương trình.

Về các nhiệm vụ, giải pháp, Đoàn giám sát nêu lên một số kiến nghị, trong đó nhấn mạnh, Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, có giải pháp giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư nêu tại Báo cáo giám sát.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của chương trình để đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Hàng chục học sinh đau bụng, nôn ói sau khi liên hoan tại trường

Gia Lai: Hàng chục học sinh đau bụng, nôn ói sau khi liên hoan tại trường

(CLO) Trong số 34 em học sinh uống trà sữa nhân dịp Tết Trung thu tại Trường Trường THCS Tôn Đức Thắng, có đến 21 em có các biểu hiện đau bụng, nôn ói.

Sức khỏe
Hệ thống tiêm chủng VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ sởi tại TP.HCM

Hệ thống tiêm chủng VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ sởi tại TP.HCM

Từ 16/9, gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của 39 trung tâm VNVC tại TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao phòng bệnh sởi bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin.

Sức khỏe
Hà Nội bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết

Hà Nội bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết

(CLO) Trong tuần qua, trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận 227 ca mắc Sốt xuất huyết, tăng 37 ca so với tuần trước.

Sức khỏe
Sức khỏe của bé gái 11 tuổi nạn nhân vụ lũ quét ở Làng Nủ giờ ra sao?

Sức khỏe của bé gái 11 tuổi nạn nhân vụ lũ quét ở Làng Nủ giờ ra sao?

(CLO) Hiện tại, phổi của cháu bé vẫn ra dịch vì vậy các bác sĩ đang tìm mọi cách để giúp cháu hồi phục sức khỏe.

Sức khỏe
Hà Nội: Tăng cường giám sát xử lý môi trường, các ổ dịch sau bão

Hà Nội: Tăng cường giám sát xử lý môi trường, các ổ dịch sau bão

(CLO) Trong tuần qua riêng bệnh sốt xuất huyết, toàn thành phố Hà Nội tăng 37 trường hợp, bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã.

Sức khỏe