(CLO) Những ngày qua, Haiti rơi vào cuộc khủng khoảng tồi tệ khi các băng đảng kiểm soát nhiều vùng của đất nước, cướp bóc, bắn giết và đe dọa lật đổ thủ tướng Ariel Henry - người đang mắc kẹt ở nước ngoài.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ
Haiti, một quốc gia vùng Caribe có lịch sử biến động lâu đời, đang phải trải qua một trong những thời kỳ hỗn loạn tồi tệ nhất.
Các băng đảng đã đóng cửa sân bay; cướp phá các cảng biển, công trình công cộng và cửa hàng, phong tỏa các con đường và cắt đứt nguồn cung cấp thực phẩm của người dân. Chúng tấn công hàng chục đồn cảnh sát và các nhà tù lớn để phóng thích hơn 4.000 tù nhân.
Không dừng lại ở đó, các băng đe dọa các viên chức chính phủ và yêu cầu thủ tướng Ariel Henry từ chức. Ông Henry, hiện đang mắc kẹt ở Puerto Rico sau khi tới Kenya nhằm thực hiện những thỏa thuận cuối cùng để quốc gia Đông Phi này triển khai 1.000 cảnh sát tới giúp vãn hồi trật tự tại Haiti.
Trong khi đó, Mỹ và các nước Caribe đang gia tăng áp lực lên ông Henry để thành lập cái mà Linda Thomas-Greenfield, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, gọi là “một hội đồng chuyển tiếp tổng thống sẽ dẫn đến các cuộc bầu cử”, với hy vọng tìm ra giải pháp để khôi phục lại trật tự cho quốc gia này.
Thế nhưng, cả hai kế hoạch kể trên vẫn đang đóng băng. Và người dân Haiti tiếp tục mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng tồi tệ. Hàng trăm nghìn người đang đối diện với nguy cơ đói ăn, thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản nhất và phải di dời nhà cửa để tránh liên lụy tới các vụ bắn giết của băng đảng.
Vì đâu nên nỗi?
Thật dễ dàng để đổ lỗi cho đợt bùng phát bạo lực mới nhất này ở Haiti là do tình trạng nghèo đói lâu đời, di sản của chủ nghĩa thực dân, nạn phá rừng trên diện rộng và sự can thiệp của Châu Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về địa chính trị Mỹ Latinh nói với hãng tin AP rằng nguyên nhân trực tiếp quan trọng nhất lại xuất hiện gần đây hơn: sự phụ thuộc ngày càng tăng của giới cầm quyền Haiti vào các băng đảng đường phố .
Haiti đã không có quân đội thường trực hoặc lực lượng cảnh sát quốc gia mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ. Trong bối cảnh ấy, các nhà lãnh đạo Haiti đã sử dụng thường dân có vũ trang làm công cụ để thực thi quyền lực.
Romain Le Cour, người nghiên cứu Haiti cho Sáng kiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia Global có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ), cho biết: “Chúng ta đang sử dụng từ 'băng đảng' để nói về tình hình Haiti vì nó thuận tiện và đó là một từ mà mọi người đều biết, nhưng nó không diễn tả được những gì đang diễn ra”.
Tại Haiti, hầu hết các băng đảng đều liên kết với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia ưu tú, những người trả tiền cho họ mọi thứ, từ việc đảm bảo hàng hóa cho đến việc thu hút những người biểu tình. Các đảng phái chính trị cũng thường xuyên sử dụng băng đảng trong các cuộc bầu cử để hủy bỏ cuộc bỏ phiếu - hoặc gây áp lực, đàn áp các đối thủ.
Diego Da Rin, một nhà nghiên cứu Haiti tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (CIG) cho biết: “Ở Haiti có truyền thống lâu đời về việc giới tinh hoa cố gắng thành lập và thúc đẩy các nhóm bán quân sự trong nhiều thập kỷ qua đã giúp họ phục vụ lợi ích của mình và sử dụng bạo lực để giữ độc quyền về một số mặt hàng hoặc cho một số lợi ích chính trị”.
Các chuyên gia ước tính có tới 200 băng đảng hoạt động ở Haiti, trong đó có khoảng 20 băng nhóm ở Port-au-Prince. Hai liên đoàn băng đảng chính là G-Pèp và Gia đình G-9 kiểm soát nhiều khu dân cư nghèo nhất thủ đô. Các băng đảng đôi khi bắt tay với nhau nhưng chủ yếu là xung đột với nhau để tranh giành địa bàn và tầm ảnh hưởng.
Theo báo New York Times, các băng đảng cầm đầu đều có lịch sử gắn liền với các đảng phái chính trị: G-9 liên kết với Đảng Tèt Kale Haiti cầm quyền, trong khi G-Pèp có xu hướng ủng hộ các đảng đối lập.
Con quái vật đã không thể kiểm soát
Nhiều băng đảng tại Haiti đã giải tán khi đối mặt với MINUSTAH, một lực lượng của Liên hợp quốc được triển khai tại quốc đảo này vào năm 2004 nhằm giúp ổn định an ninh, chính trị sau khi cựu Tổng thống Jean-Bertrand Aristide bị lật đổ.
Dưới sự hỗ trợ của MINUSTAH, Haiti đã tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ. Rene Preval, tổng thống được bầu cử dân chủ duy nhất giành chiến thắng và hoàn thành hai nhiệm kỳ ở Haiti, đã có đường lối cứng rắn với các băng nhóm, cho họ lựa chọn “tước vũ khí hoặc bị giết”.
Robert Fatton, giáo sư về ngoại giao tại Đại học Virginia, cho biết sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Preval, các nhà lãnh đạo tiếp theo hầu hết đều không có được sự cứng rắn như vậy. người thì dễ dãi với các băng đảng, người bị ràng buộc với chúng.
Jimmy Chérizier, thủ lĩnh băng đảng quyền lực nhất tại Haiti, kẻ đang đòi lật đổ thủ tướng Henry - Ảnh: Global News
Tổng thống Jovenel Moise, người nhậm chức vào năm 2017, là nhà lãnh đạo cứng rắn nhất với các băng đảng, thì bị ám sát cách đây 3 năm. Khoảng trống quyền lực sau cái chết của ông Moise tạo điều kiện cho các băng đảng lớn mạnh.
“Trong ba năm qua, các băng đảng bắt đầu giành được quyền tự chủ. Và bây giờ chúng là một thế lực,” giáo sư Robert Fatton nói, đồng thời ví Haiti như một “quốc gia mafia thu nhỏ”.
“Quyền tự chủ của các băng đảng đã đạt đến điểm quan trọng. Đó là lý do tại sao giờ đây họ có khả năng áp đặt một số điều kiện nhất định lên chính phủ”, giáo sư Fatton nói. “Những người tạo ra các băng đảng đã tạo ra một con quái vật. Và bây giờ con quái vật có thể không hoàn toàn nắm quyền, nhưng nó có khả năng ngăn chặn bất kỳ giải pháp nào”.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Robert Muggah, chuyên gia nghiên cứu về Haiti cho nhiều cơ quan Liên hợp quốc, nhận định do thủ tướng Henry - người đang tạm thời lãnh đạo đất nước - bị một bộ phận lớn công chúng coi là nhà lãnh đạo bất hợp pháp nên về cơ bản, nhà nước đã mất uy tín và quyền lực.
Và vì thế, các băng đảng đã vào cuộc để lấp đầy khoảng trống.
Hiện tại, các băng đảng đã thành lập một liên minh có tên “Vivre Ensemble” (Sống chung). Chúng tiến hành các cuộc tấn công phối hợp vào những cơ quan nhà nước với mục tiêu lật đổ chính quyền và ngăn cản lực lượng quốc tế triển khai tại Haiti.
Theo tiến sĩ Muggah, các thủ lĩnh của “Vivre Ensemble” thậm chí đang hy vọng rằng khi Haiti thành lập “hội đồng chuyển tiếp” như gợi ý của Mỹ, chúng sẽ được tham gia lựa chọn các thành viên hội đồng để có thể tiếp tục chi phối nền chính trị của đất nước.
Con quái vật mang tên "băng đảng" ở quốc đảo xinh đẹp vùng Caribe dường như đã tiến hóa đến mức không thể kiểm soát được nữa rồi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.