Vì sao lãi suất cho vay dù có giảm xuống 0%, doanh nghiệp vẫn sẽ “ngó lơ” nhà ở xã hội?

Chủ nhật, 03/01/2021 14:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhiều chuyên gia, ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội xuống 0%, nguồn cung vẫn khó tăng.

Kể cả lãi suất giảm xuống 0%, cũng khó làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Ảnh:TL

Kể cả lãi suất giảm xuống 0%, cũng khó làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Ảnh:TL

Từ 1/1/2021, lãi suất vay ưu đãi cho nhà ở xã hội sẽ giảm 0,2%

Trong năm 2020, Chính phủ cùng các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều chính sách mới nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Trong đó, có một số chính sách đáng chú ý như Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ 25 m2, hoặc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho vay nhà ở xã hội;...

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định 2195/QĐ-NHNN quy định về mức lãi suất cho vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày 9/12/2015.

Kể từ 1/1/2021, mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán là 4,8%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là 4,3%/năm.

Trước đó, năm 2020, mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán là 5%; Đối với nhà ở xã hội cho thuê là 4,5%.

Như vậy, các mức lãi suất năm 2021 tại cả hai quyết định mới được ban hành đều thấp hơn 0,2% so với mức lãi suất năm 2020.

“Kể cả lãi suất giảm xuống 0%, cũng khó làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội”

Trước động thái hạ lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn xây dựng nhà ở xã hội từ 5%/năm xuống 4,8%/năm, nhiều chuyên gia hoan nghênh các hành động quyết liệt của Chính phủ.

Tuy nhiên, ngay cả khi lãi suất cho vay ưu đãi giảm xuống 0%, các doanh nghiệp cũng không mặn mà với các dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản đánh giá: Một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp “làm ngơ” với các dự án nhà ở xã hội, đó là đầu ra bị khống chế tỷ lệ lợi nhuận 10% so với tổng số vốn đầu tư.

Theo ông Chánh, nếu lãi suất vay ưu đãi là 4,8%/năm, 2 năm sẽ là 9,6%, 3 năm sẽ là 14,4%. Như vậy, nếu một dự án nhà ở xã hội phải mất 3 năm để hoàn thiện, mà tỷ lệ lợi nhuận bị khống chế 10%, rõ ràng doanh nghiệp sẽ không có nhiều lợi nhuận, thậm chí bị lỗ.

Giả sử, một dự án nhà ở xã hội có tổng nguồn vốn là 800 tỷ đồng, theo quy định lợi nhuận sẽ bị khống chế trong khoảng 80 tỷ đồng, tương đương 10%.

Tuy nhiên, trong 800 tỷ đồng vốn ban đầu, doanh nghiệp phải vay 500 tỷ đồng. Với mức lãi suất 4,8%/năm, doanh nghiệp phải trả 24 tỷ đồng/năm. Nếu dự án kéo dài trong 3 năm, số tiền lãi sẽ là 72 tỷ đồng.

Chưa kể, trong quá trình hoàn thiện dự án, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt rủi ro, như chi phí nhân công tăng, giá vật liệu xây dựng tăng;... Nếu dựa vào tỷ lệ lạm phát của Việt Nam vào đầu năm 2020 là 3,8%/năm, như vậy doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại.

“Đó chính là lý do vì sao, kể cả lãi suất cho vay ưu đãi giảm xuống 0% cũng khó làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội”, ông Chánh khẳng định.

Từ nguyên nhân trên, chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh cho rằng, Chính phủ nên xem xét bỏ hẳn quy định khống chế lợi nhuận đối với nhà ở xã hội. Đồng thời, nghiên cứu thêm một số giải pháp nhằm kiểm soát giá bán nhà ở xã hội.

“Hiện nay có nhiều giải pháp có thẻ giúp tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Tuy nhiên, trên quan điểm cá nhân, tôi cho rằng biện pháp hiệu quả và văn minh nhất chính là thông qua đấu thầu”, ông Chánh cho biết.

Giải thích rõ hơn về giải pháp này, ông Chánh nói: Chính phủ sẽ có trách nhiệm đưa ra quỹ đất, quy hoạch cho các dự án nhà ở xã hội và kêu gọi các doanh nghiệp đấu thầu.

Từ đó, các doanh nghiệp sẽ dựa vào lạm phát, vật giá, giá trị sản xuất để đưa ra một mức giá hợp lý. Dựa vào đấu thầu, Chính phủ sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào đưa ra mức giá thấp nhất để giao quỹ đất dành cho nhà ở xã hội.

“Về bản chất, lợi nhuận khi xây dựng nhà ở xã hội không nhiều, ngay cả khi bỏ hẳn mức khống chế lợi nhuận đi. Vì vậy, Chính phủ cũng phải có một số chính sách ưu đãi khác đi kèm để thu hút doanh nghiệp nộp hồ sơ đấu thầu dự án nhà ở xã hội”, ông Chánh nói.

Lâm Vũ 

Tin khác

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản
Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc 'thổi giá' chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý việc "thổi giá" chung cư

(CLO) Trước đà tăng nóng của chung cư, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi đầu cơ, làm giá, thổi giá chung cư, báo cáo Bộ trước ngày 20/4.

Bất động sản
70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

70% nhà đầu tư bất động sản đã chấp nhận 'xuống tiền'

(CLO) Với diễn biến tích cực của thị trường bất động sản trong quý đầu năm 2024, tâm lý của nhà đầu tư đã được cải thiện và bắt đầu quyết định "xuống tiền" sau quãng thời gian dài đứng ngoài quan sát.

Bất động sản
'Cá mập' TP HCM có xu hướng Bắc tiến 'săn' bất động sản

"Cá mập" TP HCM có xu hướng Bắc tiến "săn" bất động sản

(CLO) Sự phục hồi của thị trường bất động sản Hà Nội đang diễn ra tốt và nhanh hơn thị trường TP HCM. Với nhà đầu tư họ sẽ không chờ đợi, thị trường nào tốt họ “nhảy” vào trước. Sau đó họ tính tới chuyện xoay vòng, thị trường sẽ luôn có sự luân chuyển.

Bất động sản
Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

Quảng Nam rà soát các dự án liên quan Tập đoàn Thuận An

(CLO) Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát các công trình, dự án trên địa bàn liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An sau khi ông Nguyễn Duy Hưng bị bắt.

Bất động sản