Vì sao Mỹ từ chối viện trợ tên lửa tầm xa ATACMS và bom GLSDB cho Ukraine?

Thứ năm, 27/07/2023 17:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Guardian, chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa một lần nữa từ chối gửi tên lửa tầm xa ATACMS và bom thông minh GLSDB cho Ukraine, bất chấp lời thỉnh cầu khẩn thiết từ Kiev. Vậy vì sao Mỹ nói không và vì sao Ukraine lại muốn có hai thứ vũ khí này?

Cái lắc đầu của Washington về vũ khí tầm xa

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang kiên quyết bác bỏ đề xuất gửi tên lửa tầm xa ATACMS và bom thông minh GLSDB tới Ukraine, bất chấp lời thỉnh cầu từ Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky và những tiếng nói vận động tại Quốc hội Mỹ.

vi sao my tu choi vien tro ten lua tam xa atacms va bom glsdb cho ukraine hinh 1

Tên lửa tầm xa ATACMS, với tầm bắn 300 km, có thể giúp Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Ảnh: Washington Post

Suốt nhiều tháng qua, Ukraine đã liên tiếp gửi đi thông điệp muốn có Hệ thống tên lửa tấn công chiến thuật (ATACMS) và bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), với lập luận rằng những thứ vũ khí tầm xa này, cùng với máy bay chiến đấu F-16, nếu được cung cấp sẽ giúp họ giành lại cán cân trên chiến trường với Nga.

Dư luận Mỹ cũng có nhiều ý kiến ủng hộ việc chuyển giao ATACMS và GLSDB cho Kiev. Đầu tháng này, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đã thông qua nghị quyết kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden cung cấp ATACMS cho Ukraine, qua đó gây áp lực lên Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.

Các quan chức châu Âu cũng đã gây sức ép riêng với Washington về việc chuyển giao các hệ thống tấn công tầm xa cho Kiev. Họ đã hy vọng rằng giống như việc Mỹ đảo ngược hướng đi đối với các loại vũ khí khác - bao gồm xe tăng Abrams và bệ phóng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS - thì nước này cũng sẽ làm như vậy đối với tên lửa ATACMS.

Phát biểu với báo Wall Street Journal tuần trước, một số quan chức quân đội Mỹ thậm chí cho biết, vấn đề đang chờ phê duyệt ở cấp cao nhất và các cuộc thảo luận có thể tiếp tục trong khi Mỹ đánh giá tình hình thực địa ở Ukraine. Ngày 14/7, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Ukraine Andrii Yermak cũng khẳng định Mỹ "rất gần" với việc đưa ra quyết định về việc có cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine hay không.

Nhưng câu trả lời cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn là “Không”. Sẽ không có thay đổi nào trong chính sách của Mỹ về vấn đề này và đã không có cuộc thảo luận thực chất nào về việc cung cấp ATACMS trong nhiều tháng qua, báo Washington Post cho biết.

Cơ sở cho việc chính quyền Joe Biden từ chối gửi tên lửa là quy mô hạn chế của kho dự trữ của Mỹ và lo ngại rằng xung đột có thể leo thang ngoài tầm kiểm soát nếu Ukraine sử dụng những vũ khí tấn công tầm xa tiên tiến này tấn công vào lãnh thổ Nga.

Dù Anh và Pháp, đã cung cấp các tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP, có tầm bắn 240 km, cho Ukraine sau khi sau khi được Kiev đảm bảo rằng sẽ không nhằm vào lãnh thổ Nga, Mỹ vẫn kiên quyết với lập trường của mình.

Báo Kyiv Independent, trong một bài viết bày tỏ sự thất vọng về quyết định của Mỹ, cũng giải thích rằng ngay từ tháng 7/2022, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, ông Jake Sullivan đã tuyên bố rằng Washington do dự trong việc cung cấp ATACMS vì lo ngại rằng một động thái như vậy có thể leo thang thành Thế chiến III.

Vì sao ATACMS và GLSDB lại được Ukraine khao khát?

Hãy bắt đầu với GLSDB. Hệ thống này bao gồm một tên lửa mà từ đó một quả bom lượn có cánh bật ra sẽ tách ra ở độ cao nhất định. Theo SAAB, nhà thầu quốc phòng Thụy Điển đã hợp tác cùng với tập đoàn Boeing của Mỹ sản xuất loại vũ khí này, đầu đạn phân mảnh nặng 113 kg của GLSDB có thể “đánh trúng mục tiêu có diện tích bằng một chiếc lốp ô tô” ở khoảng cách 150 km.

GLSDB có thể được bắn từ các bệ phóng di động như HIMARS, hệ thống pháo phản lực của Mỹ mà Ukraine đã nhận được vào năm ngoái. Tên lửa Ukraine hiện đang bắn từ các bệ phóng này có tầm bắn tối đa 84 km, chỉ bằng một nửa so với GLSDB.

Ngoài phạm vi tiếp cận lớn hơn, GLSDB còn có ngòi nổ có thể lập trình với các tùy chọn bao gồm vụ nổ trên không (có nghĩa là nó sẽ phát nổ trong không trung để tiêu diệt nhiều bộ binh hơn chẳng hạn) và kích nổ chậm (chẳng hạn như sẽ xảy ra sau xuyên qua kết cấu bê tông).

vi sao my tu choi vien tro ten lua tam xa atacms va bom glsdb cho ukraine hinh 2

Bom thông minh GLSDB có thể “đánh trúng mục tiêu bằng một chiếc lốp ô tô” ở khoảng cách 150 km. Ảnh: Defense Express

GLSDB có thể cơ động trong chuyến bay, vì vậy chúng có thể tấn công các mục tiêu ở các khu vực khác nhau mà không cần định vị lại bệ phóng. SAAB tuyên bố rằng loại vũ khí này có thể hạ gục các mục tiêu khuất sau sườn đồi nhờ hệ thống dẫn đường GPS được hỗ trợ bởi điều hướng quán tính tích hợp, có khả năng kháng nhiễu cực tốt. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh các hệ thống tác chiến điện tử của Nga đang gây ra nhiều vấn đề với sự dẫn đường của một số vũ khí Ukraine.

ATACMS cũng được phóng từ bệ phóng tên lửa di động. Vũ khí này cũ hơn GLSDB khi lần đầu tiên được quân đội Mỹ sử dụng trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991. Dù cũng sử dụng GPS và điều hướng quán tính, ATACMS không hoàn toàn chính xác như GLSDB. Nhưng đầu đạn phân mảnh nặng 227 kg của nó nặng gấp đôi, nghĩa là tên lửa này có thể gây sát thương nhiều hơn. Và nó có thể đạt tầm bắn 300 km, gấp đôi so với GLSDB .

ATACMS có thể sẽ giúp ích nhiều hơn cho Ukraine so với GLSDB vì nước này đang rất cần vũ khí có thể thực hiện các cuộc tấn công tầm xa. Một số máy bay chiến đấu có phi hành đoàn của Ukraine rất dễ bị tổn thương trước hệ thống phòng không của Nga, khiến cho những cuộc đột kích sâu trở nên rất rủi ro.

Các lực lượng Nga cũng đã di chuyển nhiều bãi chứa đạn dược của họ ra xa mặt trận hơn sau những tổn thất ban đầu, khiến Ukraine không thể tiếp cận bằng những loại vũ khí hiện có.

Đó là lý do tại sao Kiev không ngừng vận động để Washington chuyển giao chúng. Nhưng với những diễn biến mới nhất, có lẽ Ukraine sẽ còn phải chờ rất lâu, hoặc cũng có thể không bao giờ có được.

Nguyễn Khánh

Tin mới

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam

(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.

Kinh tế vĩ mô
Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

Cục Thuế sẽ kiểm tra tiến độ việc thực hiện gia hạn hàng loạt thuế, phí

(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.

Kinh tế vĩ mô
Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

Geely Coolray ưu đãi giá cao nhất gần 38 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Tin tức
Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

Hải Dương: Phát động Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI

(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghề báo
BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

BYD Sealion 6 sắp chính thức ra mắt khách Việt

(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.

Xe
Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

Phú Thọ: Dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ 2025

(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Đời sống văn hóa
An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

An Phát Holdings (APH) đặt kế hoạch lãi 2025 giảm một nửa, doanh thu dự kiến “bốc hơi” 35%

(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.

Kinh doanh - Tài chính
Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

Tương bần Hưng Yên – Đặc sản mộc mạc đậm hồn quê

(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

Hà Nội yêu cầu kiểm tra thông tin dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Tin tức
Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ấm trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Công luận 24H
Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Dự án Nhà máy nước Hương Khê chậm tiến độ: Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.

Điều tra
Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Cần sớm ban hành bộ tiêu chuẩn cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Giao thông
Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

Thụy Sĩ nói về luật pháp quốc tế sau khi bị Mỹ áp thuế cao

(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).

Thế giới 24h
Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

Điều tra vụ người phụ nữ đi xe đạp bị container cán tử vong

(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.

Giao thông
Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

Cổ phiếu công nghệ lao dốc khi Mỹ áp thuế lên các 'công xưởng thế giới'

(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế