Vì sao nhiều chính phủ nhận định sai lầm về Covid-19

Thứ hai, 19/10/2020 21:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các phương pháp điều trị và các loại vắc xin sớm hay muộn rồi cũng sẽ có mặt, nhưng chúng sẽ không đến ngay trong tương lai gần. Cho đến lúc đó, các chính trị gia sẽ phải giải quyết những vấn đề cơ bản để 'hãm phanh' đại dịch.

Đại dịch COVDI-19 diễn biến phức tạp

Nhiều quốc gia nhận định, hành động không đúng khiến đại dịch bùng phát. Ảnh: Luca D'Urbino/Economist

Nhiều quốc gia nhận định, hành động không đúng khiến đại dịch bùng phát. Ảnh: Luca D'Urbino/Economist

Số ca tử vong ghi nhận trên thế giới do mắc Covid-19 đã vượt một triệu người. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận cho rằng có lẽ phải có một triệu người khác đã tử vong mà chưa được ghi nhận.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu xuất hiện vào chín tháng trước, số ca nhiễm hàng tuần được ghi nhận bởi Tổ chức Y tế Thế giới tăng rất chậm, và chỉ trong bảy ngày trước ngày 29 tháng 9, số ca mắc mới trong một tuần đã lần đầu vượt mốc 2 triệu.

Loại virus này đang là vấn đề cấp bách ở các nước đang phát triển. Ấn Độ đang ghi nhận gần 60.000 ca một ngày. Một số quốc gia châu Âu cho rằng họ đã khống chế được dịch bệnh thì lại đang bị giày vò bởi làn sóng thứ hai. Ở Mỹ, số ca tử vong chính thức trong tuần này đã vượt mốc 224,732 và tổng số ca nhiễm trong bảy ngày đang gia tăng ở 26 bang.

Điều đáng nói, gần 1% những người khỏi bệnh đang phải chịu những tổn thương lâu dài, như giảm sút sức khỏe và tổn thương phổi. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, việc một người thân qua đời còn đi kèm với nghèo đói.

Mùa đông ở bán cầu Bắc sẽ buộc con người phải ở trong nhà, nơi mà dịch bệnh lây lan dễ dàng hơn không gian mở. Cúm mùa có thể làm gia tăng gánh nặng lên các hệ thống y tế. Trong thời kỳ u ám, hãy ghi nhớ ba điều sau. Các số liệu bao gồm cả tin tốt cũng như tin xấu.

Biện pháp điều trị và thuốc thang đang khiến Covid-19 bớt nguy hiểm hơn: các loại thuốc và vắc xin mới sẽ làm tăng cường năng lực điều trị. Và xã hội ngày nay đã có những biện pháp để kiểm soát dịch bệnh. Thế nhưng hiện nay, trong những vấn đề căn bản của y tế công cộng, các chính phủ đang khiến người dân thất vọng.

Covid-19 sẽ còn kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm trời. Họ phải làm tốt hơn. Việc số ca mắc mới ở châu Âu gia tăng phản ánh tình hình thực tế, nhưng việc gia tăng số lượng các ca nhiễm trên toàn cầu là kết quả của việc đẩy mạnh xét nghiệm, xác định được các ca có thể bị bỏ sót.

Số lượng người thực sự mắc bệnh đã giảm đáng kể từ mốc cao nhất khi vượt 5 triệu ca một ngày trong tháng năm. Đẩy mạnh xét nghiệm là một lý do cho thấy tại sao tỉ lệ tử vong do dịch bệnh có vẻ đang giảm xuống. Hơn nữa, những quốc gia như Ấn Độ, với độ tuổi trung bình là 28, có ít người chết hơn bởi virus ảnh hưởng ít tới người trẻ hơn là người già.

Số ca tử vong giảm cũng thể hiện các tiến bộ trong lĩnh vực y tế. Các bác sĩ giờ đây hiểu rằng ngoài phổi, các cơ quan khác như tim và thận, cũng có nguy cơ ảnh hưởng vì vậy các triệu chứng nên được điều trị sớm hơn. Ở các khoa điều trị tích cực ở Anh, 90% số bệnh nhân phải thở máy khi đại dịch bùng phát, tỉ lệ này giảm xuống 30% vào tháng 6.

Các loại thuốc, bao gồm dexamethasone, một loại steroid giá rẻ, đã giảm 20-30% số ca tử vong ở những bệnh nhân nặng. Số ca tử vong ở châu Âu đã giảm 90% so với hồi mùa xuân, mặc dù khoảng cách này sẽ thu hẹp lại khi dịch bệnh lây lan ở những nhóm người dễ bị tổn thương.

Nhiều chính phủ vẫn loay hoay tìm phương án chống dịch

Đại dịch vẫn sẽ là một phần của đời sống thường ngày đến tận năm 2021. Ảnh: theaugust

Đại dịch vẫn sẽ là một phần của đời sống thường ngày đến tận năm 2021. Ảnh: theaugust

Các kháng thể đơn dòng có khả năng vô hiệu virus, có thể được sản xuất vào cuối năm nay. Mặc dù rất tốn kém, các kháng thể đơn dòng hứa hẹn sẽ trở nên hữu ích để chữa trị người bệnh, hoặc cung cấp cho những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh như phương án dự phòng.

Vắc xin gần như chắc chắn sẽ theo chân các kháng thể đơn dòng, có thể sẽ sớm có. Khi các loại thuốc khác nhau điều trị theo nhiều chiều hướng, hiệu quả điều trị sẽ được tích lũy.

Thế nhưng, theo trường hợp khả thi nhất, đại dịch sẽ là một phần của đời sống thường ngày đến tận năm 2021. Kể cả khi đã có vắc xin, không ai chắc chắn rằng vắc xin sẽ có hiệu quả 100%. Sự bảo vệ có thể chỉ mang tính tạm thời hoặc mỏng manh ở người cao tuổi với hệ miễn dịch phản ứng ít hơn.

Việc sản xuất và phân phối hàng tỉ liều sẽ được tiến hành vào năm sau. Những vắc xin sớm nhất có thể phải được tiêm hai liều, với quy trình bảo quản đông lạnh phức tạp để đảm bảo chất lượng hiệu quả. Kính bảo hộ y tế có thể bị thiếu hụt Có thể sẽ xảy ra việc tranh giành xem ai sẽ có được nguồn cung vật tư y tế trước, bỏ lại sự lây lan ở những người không thể chen lên hàng đầu.

Các cuộc thăm dò ở nhiều quốc gia cho thấy một phần tư số người trưởng thành (bao gồm một nửa số người Nga) từ chối được tiêm vắc xin – một lý do cho thấy vì sao đại dịch có thể kéo dài.

Vậy nên trong tương lai gần, công tác chống dịch Covid-19 ở tuyến đầu vẫn là việc xét nghiệm và truy vết, giãn cách xã hội và sự giao tiếp rõ ràng trong nội các chính phủ. Không có bí ẩn nào về những vấn đề này nhưng các quốc gia như Mỹ, Anh, Israel và Tây Ban Nha đang cố chấp làm mọi việc một cách tệ hại.

Một vấn đề ở đây là mong muốn sự giải thoát khỏi việc đánh đổi giữa việc đóng cửa để khiến mọi người sống sót và mở cửa để cuộc sống tiếp tục bình thường. Nhóm ủng hộ mở cửa để tiếp tục cuộc sống bình thường ca ngợi Thụy Điển cố tình để virus hoành hành trong khi đặt trọng tâm vào nền kinh tế và sự tự do. Nhưng Thụy Điển có tỉ lệ tử vong ở mức 58,1/100.000 và GDP giảm 8,3% chỉ trong quý hai, tệ hơn ở cả hai khía cạnh so với Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy.

Nhóm ủng hộ xu hướng đầu tiên ca ngợi New Zealand, quốc gia đã đóng cửa để cứu người. Nước này chỉ có tỉ lệ tử vong ở mức 0,5/100.000, nhưng trong quý II, nền kinh tế đã suy giảm 12,2%. Ngược lại, Đài Loan là nước mở cửa hơn nhưng tỉ lệ tử vong ở mức 0,03/100.000 và sự sụt giảm 1,4% của GDP.

Việc phong tỏa toàn bộ như việc làm mới đây của Israel là một dấu hiệu cho thấy chính sách đã thất bại. Các biện pháp phong tỏa rất tốn kém và không bền vững. Những nước như Đức, Hàn Quốc và Đài Loan đã sử dụng biện pháp xét nghiệm tỉ mỉ và công tác truy vết để phát hiện những cơ sở “siêu lây nhiễm” đơn lẻ và làm chặn sự lây lan bằng biện pháp cách ly.

Đức phát hiện ra ổ dịch ở các cụm lò mổ, còn Hàn Quốc kiềm tỏa dịch bệnh ở các quán bar và nhà thờ. Nếu việc xét nghiệm diễn ra chậm chạp, như ở Pháp, thì sẽ thất bại. Nếu việc truy vết lây lan không được tin tưởng, như ở Israel, nơi mà công việc được giao cho các cơ quan tình báo, mọi người sẽ trốn để tránh bị phát hiện

Các chính phủ cần xác định những sự đánh đổi mà chứng tỏ sự hợp lý về cả mặt kinh tế và xã hội. Khẩu trang khá rẻ và tiện lợi, và chúng có hiệu quả. Mở cửa lại trường học, như ở Đan Mạch và Đức, nên được ưu tiên; mở cửa những nơi ồn ào và thiếu kiểm soát như các quán bar thì không nên.

Những chính phủ, như chính phủ Anh, ban hành một loạt những quy định liên tục thay đổi, mà liên tục bị vi phạm bởi biện pháp miễn trừ bởi các quan chức mà họ thấy rằng ít có khả năng tuân thủ.

Những nơi, như tỉnh British Columbia, ban hành những quy định và khuyến khích các cá nhân, trường học và công sở tự lập ra kế hoạch để hiện thực hóa nó, sẽ có thể duy trì nỗ lực chống dịch trong các tháng tới.

Khi Covid-19 ập đến, các chính phủ đã bị bất ngờ và phải phanh gấp. Trong sự thúc giục để trở lại trạng thái bình thường, Tây Ban Nha đã nới lỏng hệ thống bảo vệ. Hệ thống xét nghiệm của nước Anh đang không hoạt động, mặc dù số ca nhiễm đang gia tăng kể từ tháng 7.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, từng là cơ quan y tế công cộng uy tín nhất thế giới, đã bị bao phủ bởi những lỗi lầm, lãnh đạo yếu kém và sự chê bai từ tổng thống. Những lãnh đạo của Israel đã sa vào sự kiêu ngạo và tranh chấp nội bộ.

Đại dịch còn lâu mới kết thúc. Nó sẽ dịu bớt đi, nhưng các chính phủ cần kiểm soát được nó.

Vân Trần

Tin khác

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng mạnh, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu

(CLO) Thế giới đã chi tới hơn 2 nghìn tỷ USD cho vũ khí trong năm 2023, với Mỹ và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang này, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết vào ngày 22/4.

Thế giới 24h
Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

Gói viện trợ của Mỹ có thể giúp Ukraine thay đổi cục diện trên chiến trường?

(CLO) Gói viện trợ của Mỹ dự kiến thông qua trong tuần này sẽ là một cứu cánh đối với những pháo thủ Ukraine đang bất lực trong việc cầm chân lực lượng Nga gần thị trấn phía đông Kupiansk, thậm chí có khả năng thay đổi thế trận, mặc dù điều đó có thể mất một thời gian.

Thế giới 24h
Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

Người mắc hội chứng không uống rượu bia vẫn có nồng độ cồn

(CLO) Một người đàn ông Bỉ mắc hội chứng chuyển hóa hiếm gặp, khiến cơ thể tự sản sinh nồng độ cồn cao, đã được tòa án miễn án phạt lái xe say rượu vào thứ Hai (22/4).

Thế giới 24h
Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

Ukraine nói Nga điều tới 25.000 quân tấn công 'cao điểm' Chasiv Yar

(CLO) Lực lượng Nga gồm 20.000-25.000 quân đang cố gắng tấn công thị trấn chiến lược Chasiv Yar phía đông Ukraine và các làng xung quanh, theo quân đội Ukraine cho biết vào thứ Hai và nói rằng họ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

Ngoại trưởng Mỹ bình luận gì về 'tiêu chuẩn kép' khi đề cập đến Israel?

(CLO) Ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phủ nhận những ý kiến ​​​​cho rằng Washington có "tiêu chuẩn kép" đối với các cáo buộc vi phạm nhân quyền của quân đội Israel ở Gaza, đồng thời nói rằng đang kiểm tra các cáo buộc như vậy.

Thế giới 24h