Vì sao Philippines vẫn đưa thuốc lá mới vào quản lý dù có khuyến nghị cấm?

Thứ tư, 17/07/2024 07:47 AM - 0 Trả lời

Việc kiểm soát thuốc lá mới tại Philippines cũng trải quá trình tranh biện giữa các bộ ngành, cũng như sự can thiệp của các tổ chức chống thuốc lá.

Năm 2017, Ủy ban Liên tịch về Y tế, Thương mại và Công nghiệp của Hạ viện Philippines đã thông qua Nghị quyết HR 973, kêu gọi Bộ Y tế áp dụng chiến lược giảm tác hại để kiểm soát thuốc lá, thông qua việc tận dụng thuốc lá làm nóng (TLLN), thuốc lá điện tử (TLĐT) và các sản phẩm không khói khác.

Sau đó 3 năm, TS. Ranti Fayokun, đại diện WHO tại Philippines đã đồng ý rằng TLĐT và các sản phẩm không khói khác ít tác hại hơn so với thuốc lá điếu, dù trước đó cựu Tổng thống Duterte dự định cấm và bắt giam người hút TLĐT.

Năm 2021, cơ quan quản lý y tế của Philippines xác nhận đã nhận tài trợ hàng trăm triệu đô-la từ Quỹ từ thiện Bloomberg cho việc vận động hành lang các nhà làm chính sách. Theo đó, Quỹ này đề xuất cấm hoặc hạn chế kinh doanh TLLN, TLĐT với lý do những sản phẩm này độc hại hơn thuốc lá điếu. Quan điểm này trái ngược với các công nhận về tiềm năng giảm tác hại của sản phẩm từ nhiều cơ quan cấp Chính phủ của các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, New Zealand...

Đến năm 2022, Philippines đã chính thức ban hành Đạo luật quản lý các sản phẩm TLLN, TLĐT và các sản phẩm không khói khác, với các quy định khắt khe trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp cận, sử dụng.

vi sao philippines van dua thuoc la moi vao quan ly du co khuyen nghi cam hinh 1

Theo luật Philippines, TLLN thuộc nhóm “thuốc lá không khói”, còn TLĐT giới hạn nicotine ở mức 65mg/ml dung dịch.

Đáng chú ý, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho TLLN chỉ bằng khoảng 50% so với thuốc lá điếu. Chính sách thuế này hỗ trợ người hút thuốc dễ tiếp cận TLLN hơn để chuyển đổi sử dụng.  

Mặc dù muộn hơn Philippines, nhưng mới đây Chính phủ Thái Lan đã có những động thái quan trọng trong việc xem xét lại hiệu quả của lệnh cấm thuốc lá mới. Các chuyên gia dự kiến khả năng trong năm nay, Thái Lan có thể là nước tiếp theo hợp pháp hóa TLLN và các sản phẩm thuốc lá mới khác, nếu đề xuất này của Ủy ban Đặc biệt của Quốc hội được thông qua.

Theo đó, Ủy ban độc lập thuộc Quốc hội Thái đã đề xuất 3 phương án chính sách mới, bao gồm: Sửa đổi tất cả các luật liên quan để siết chặt lệnh cấm bằng việc hình sự hóa hành vi kinh doanh và sở hữu TLĐT; hoặc cho phép lưu hành riêng TLLN; hoặc cho phép cả TLLN và TLĐT.

Các phương án này được Ủy ban tuyên bố là trên tinh thần bảo vệ giới trẻ, sức khỏe cộng đồng, không có yếu tố can thiệp từ các tổ chức nào khác.

Tại Hội nghị Các quốc gia tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO (FCTC) lần thứ 10 (COP10) mới đây, các quyết định về cấm thuốc lá mới chưa có sự đồng thuận giữa các nước. Do vậy, chính sách quản lý các sản phẩm này là quyền tự quyết mỗi quốc gia.

Ngoài ra, Điều 2.1 cho phép các quốc gia áp dụng phương án quản lý thuốc lá mới vượt ngoài những khuyến nghị của FCTC, trên cơ sở tôn trọng nhân quyền và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Thực tế, thẩm quyền của WHO là hướng dẫn và hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thực thi các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá, không trực tiếp ban hành chính sách chung.

Một số cựu Giám đốc WHO, như các giáo sư Robert Beaglehole, Ruth Bonita, Tikki Pangestu… cũng nhấn mạnh rằng giảm tác hại thuốc là một chiến lược y tế cộng đồng hiệu quả, cần được áp dụng theo mục tiêu ban đầu của Công ước FCTC của WHO trong chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện, bao gồm giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại.

vi sao philippines van dua thuoc la moi vao quan ly du co khuyen nghi cam hinh 2

Từ kinh nghiệm, chuyển động của các nước láng giềng như Philippines, Thái Lan, đến bằng chứng khoa học và chính sách quản lý của các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn đều cho thấy, các khuyến nghị của WHO nên được xem là một trong những cơ sở để tham khảo, hơn là quyết định cuối cùng được áp dụng bởi các Chính phủ. Bởi hơn ai hết, bản thân nước sở tại mới đánh giá, quyết định được giải pháp phù hợp, hiệu quả cho bối cảnh của mỗi quốc gia.

Việt Hà (Tổng hợp)

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Cụ bà 80 tuổi suýt bị đối tượng giả danh Công an lừa 800 triệu đồng

Gia Lai: Cụ bà 80 tuổi suýt bị đối tượng giả danh Công an lừa 800 triệu đồng

(CLO) Một đối tượng giả danh Công an đe dọa nếu bà C. không gửi tiền vào tài khoản sẽ bị bắt giữ. Sau đó, bà C. đã đi rút số tiền 800 triệu đồng của mình để gửi vào số tài khoản trên. Sợ bị lừa nên bà C. đã đến Công an trình báo vụ việc.

Đời sống
Sập cầu Ngòi Móng, tỉnh lộ 455

Sập cầu Ngòi Móng, tỉnh lộ 455

(CLO) Cầu Ngòi Móng kết nối phường Kỳ Sơn và xã Hợp Thành (TP. Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình) đã bị sập.

Đời sống
Bắc Ninh: 32 Dự án Phụ nữ khởi nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lụt, thiệt hại ước tính gần 27 tỷ đồng

Bắc Ninh: 32 Dự án Phụ nữ khởi nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão lụt, thiệt hại ước tính gần 27 tỷ đồng

(CLO) Các dự án bị thiệt hại nặng nề chủ yếu thuộc ngành nông nghiệp, như các trang trại trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ, nuôi trồng thủy sản.

Đời sống
Thái Bình: Kịp thời xử lý sự cố sạt lở kè đê bối cửa sông tả Hồng Hà

Thái Bình: Kịp thời xử lý sự cố sạt lở kè đê bối cửa sông tả Hồng Hà

(CLO) Lực lượng chức năng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã huy động lực lượng gồm 70 người, hàng trăm cây tre, phên nứa, hơn 100m3 cát, nhiều bao tải và một máy xúc để thực hiện việc xử lý các điểm sạt lở trên tuyến kè Nội Lang ngoài đê bối An Hạ 2 đê cửa sông tả Hồng Hà.

Đời sống
Cảnh báo giả danh cán bộ thuộc Sở Y tế Nam Định để lừa đảo

Cảnh báo giả danh cán bộ thuộc Sở Y tế Nam Định để lừa đảo

(CLO) Theo Giám đốc Sở Y tế Nam Định Trần Trung Kiên, thời gian gần đây, Sở Y tế nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh về hành vi mạo danh cán bộ của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh và cán bộ Thanh tra Sở Y tế.

Đời sống