(CLO) Tình báo Israel đã hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái. Nhưng họ đang “đạo diễn” màn trấn áp dữ dội nhằm vào Hezbollah, bao gồm cả việc sát hại lãnh đạo tối cao của lực lượng này. Vì sao lại có sự khác biệt như thế?
Hai hình ảnh khác biệt
Một năm trước, Israel đã phải chịu thất bại tình báo tồi tệ nhất khi không phát hiện được âm mưu tấn công ngày 7/10 của Hamas từ Gaza vào lãnh thổ nước này.
Nhưng giờ đây, một làn sóng tấn công chấn động nhằm vào Hezbollah - với đỉnh điểm là vụ không kích giết chết lãnh đạo tối cao của tổ chức này, ông Hassan Nasrallah hôm 28/9 - đã đưa tình báo Israel trở lại vị thế hàng đầu thế giới.
Các chiến binh Hamas vẫy cờ Palestine trên một chiếc xe tăng của Israel bị phá hủy trong cuộc tấn công ngày 7/10/2023. Ảnh: Anadolu Agency
Những khác biệt của tình báo Israel trong hai sự kiện phản ánh cách nước này đã đầu tư thời gian và nguồn lực của mình trong hai thập kỷ qua. Kể từ khi chiến đấu với Hezbollah tại Lebanon vào năm 2006, Israel đã chuẩn bị nghiêm ngặt cho một cuộc xung đột lớn khác với lực lượng dân quân này - và có khả năng là với Iran, nước hậu thuẫn cho Hezbollah.
Ngược lại, phong trào Hamas được coi là mối đe dọa ít nguy hiểm hơn. Ngay cả trước vụ 7/10 năm ngoái, các quan chức cấp cao của tình báo Israel đã bác bỏ các dấu hiệu của một cuộc tấn công sắp xảy ra.
Tháng 9 năm ngoái, quân đội Israel thậm chí còn tự tin mô tả Gaza là đang trong tình trạng "bất ổn ổn định" và các đánh giá tình báo kết luận rằng Hamas đã chuyển trọng tâm sang kích động bạo lực ở Bờ Tây và muốn hạn chế nguy cơ trả đũa trực tiếp của Israel.
“Phần lớn sự tập trung của chúng tôi là chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Hezbollah,” Carmit Valensi, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia ở Tel Aviv và là chuyên gia về lực lượng dân quân Lebanon cho biết. “Chúng tôi phần nào bỏ qua mặt trận phía nam và những gì đang diễn ra với Hamas ở Dải Gaza”.
Những đòn giáng dữ dội nhằm vào Hezbollah
Một loạt các cuộc tấn công của Israel vào Lebanon trong hai tuần qua đã khiến Hezbollah choáng váng và có thể nói là đứng trước nguy cơ sụp đổ, đồng thời khiến công chúng bị sốc trước khả năng thâm nhập của Israel vào nội bộ của lực lượng này.
Một trong hàng nghìn máy nhắn tin của Hezbollah bị kích nổ bởi một tin nhắn gửi tới chiếc máy. Hezbollah cho rằng, Israel đứng sau vụ tấn công này. Ảnh: Reuters
Hàng ngàn máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah đã phát nổ gần như cùng lúc vào những ngày liên tiếp tuần trước, giết chết 37 người và làm bị thương khoảng 3.000 người. Ngay sau đó, một cuộc không kích ở Beirut đã giết chết một nhóm gồm hơn một chục nhà lãnh đạo quân sự ưu tú của Hezbollah.
An ninh của Hezbollah sau những vụ việc đó vẫn còn lỏng lẻo. Vào thứ Ba vừa qua, một cuộc không kích khác của Israel ở phía nam Beirut đã giết chết chỉ huy tên lửa hàng đầu của lực lượng này.
Các hoạt động kể trên diễn ra gần hai tháng sau khi Israel chứng minh sự thâm nhập của mình vào Hezbollah bằng cách giết chết chỉ huy cấp cao Fuad Shukr, người đã trốn tránh sự truy lùng của Mỹ trong bốn thập kỷ.
Fuad Shukr Shukr đã bị giết bởi một cuộc không kích vào căn hộ của ông ở tầng trên của một tòa nhà dân cư Beirut, nơi ông đã được triệu tập tới bằng một cuộc gọi điện thoại ngay trước đó.
Chiến dịch tăng cường của Cơ quan tình báo nước ngoài của Israel, Mossad, và các đơn vị tình báo quân sự đã tàn phá ban lãnh đạo của Hezbollah và làm suy yếu kho vũ khí của họ. Không quân Israel đã tiếp tục thực hiện chiến dịch ném bom tấn công hơn 2.000 mục tiêu tại Lebanon trong tuần trước.
Một bức chân dung Hassan Nasrallah, thủ lĩnh tối cao của Hezbollah vừa bị Israel tiêu diệt, nằm giữa cảnh đổ nát tại Lebanon. Ảnh: WSJ
Và đến ngày 28/9, Israel đã giáng một đòn chí tử vào Hezbollah khi tiến hành cuộc không kích đánh trúng căn hầm nơi lãnh đạo tối cao của tổ chức này đang họp cùng nhiều chỉ huy ở ngoại ô Beirut. Hậu quả là Tổng thư ký Hassan Nasrallah, người dẫn dắt tổ chức này thành đảng chính trị lớn nhất tại Lebanon, đã thiệt mạng.
Vụ tấn công không chỉ khiến Hezbollah suy sụp, mà còn tiếp tục cho thấy sự lợi hại của tình báo Israel, khi họ nắm rõ nhất cử nhất động của tổ chức này. Có cảm giác, toàn bộ nhân sự cấp cao của Hezbollah hoàn toàn nằm trong tầm ngắm của quân đội Israel và việc họ tiêu diệt một ai đó chỉ tùy thuộc vào mệnh lệnh từ cấp trên mà thôi.
Giỏi công hơn thủ
Theo Avner Golov, cựu giám đốc cấp cao tại Hội đồng An ninh Quốc gia Israel và hiện làm việc tại MIND Israel, một nhóm cố vấn an ninh quốc gia, thì thành công của Israel trước Hezbollah so với thất bại trước Hamas là do lực lượng an ninh của nước này giỏi tấn công hơn là phòng thủ.
“Cốt lõi của học thuyết an ninh Israel là đưa chiến tranh đến với kẻ thù”, Golov nói. “Với Gaza, mọi chuyện hoàn toàn khác. Chúng tôi đã bất ngờ, vì vậy đó là một thất bại”.
Israel đã theo dõi quá trình tích tụ kho vũ khí của Hezbollah kể từ khi hai bên ký thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2006 sau một tháng chiến tranh. Vào thời điểm đó, nhiều người trong cơ quan an ninh của Israel đã thất vọng với thành tích của quân đội trong cuộc chiến, vì họ không gây được thiệt hại đáng kể cho Hezbollah, lực lượng đã bắt đầu xây dựng lại vị thế của mình ở phía nam Lebanon.
Do đó, quân đội Israel đã tìm cách hiểu rõ hơn về Hezbollah và ngăn chặn sự hỗ trợ quân sự và tài chính của Iran cho nhóm này, bao gồm cả thông qua chiến dịch không kích ở Syria được gọi là "cuộc chiến giữa các cuộc chiến tranh".
Ngược lại, ở Gaza, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã áp dụng chiến lược kiềm chế Hamas trong những năm gần đây, cho rằng phong trào kháng chiến Palestine này tập trung vào việc quản lý Gaza và không quan tâm đến chiến tranh với Israel.
Hai bên đã xảy ra một loạt các cuộc xung đột ngắn sau khi Hamas tiếp quản Dải Gaza vào năm 2007, và thủ lĩnh của Hamas tại vùng đất này, Yahya Sinwar, dường như quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện điều kiện kinh tế của người dân Palestine.
David Barnea, người đứng đầu cơ quan tình báo Mossad của Israel, lực lượng được cho rằng đã thực hiện những cuộc tấn công tinh vi, bí mật làm nổ hàng nghìn thiết bị liên lạc cầm tay của Hezbollah. Ảnh: WSJ
Uzi Shaya, một cựu quan chức tình báo Israel, cho biết việc thu thập thông tin tình báo từ các nguồn con người đã trở nên khó khăn hơn sau khi Israel đơn phương rút khỏi Dải Gaza vào năm 2005 và chuyển giao nơi này cho người Palestine kiểm soát.
Ông nói: "Khả năng tạo ra một điệp viên ở Gaza là rất khó khăn. Trong một khu vực rất đông đúc và nhỏ bé, nơi mọi người đều biết nhau, thì một người lạ xuất hiện ngay lập tức bị chú ý và soi xét kỹ”. Cựu quan chức tình báo này cho biết, việc tiếp cận những người ở Lebanon hoặc bên ngoài Lebanon có liên hệ với Hezbollah dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, những chiến công tình báo chỉ đi xa đến thế. Cuối cùng, thành công của Israel trước bất kỳ đối thủ nào vẫn sẽ được xác định trên chiến trường. Trong phạm vi hẹp của Dải Gaza, quân đội Israel đã đánh bại Hamas. Nhưng trên những ngọn đồi của Lebanon, họ sẽ phải đối mặt với một thử thách hoàn toàn khác.
Carmit Valensi, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel, cho biết có nguy cơ những thành công gần đây của tình báo khiến Israel quá tự tin. “Chúng tôi đã thấy việc loại bỏ một tổ chức phức tạp như Hamas khó khăn và đầy thách thức như thế nào,” bà nói. “Nhưng Hezbollah là một câu chuyện khác, còn khó hơn nữa”.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.