(CLO) Khi yếu tố giá không còn là lợi thế, sức cạnh tranh của các mẫu ô tô Hàn Quốc đang có dấu hiệu thất thế trước sự trỗi dậy của xe Mỹ và Nhật Bản.
Nửa đầu thập niên 2010 được xem là thời kỳ hoàng kim của các thương hiệu ô tô Hàn Quốc. Ở giai đoạn này, Hyundai làm mưa làm gió trên thị trường ô tô Việt Nam với những mẫu xe đình đám như Santa Fe, Getz, Avante và sau đó có thêm Accent và i10. Đáng tiếc là khi đó Hyundai Thành Công chưa thực hiện công bố báo cáo bán hàng.
Cũng trong giai đoạn này, bảng thống kê Top 10 ô tô bán chạy hằng tháng thường xuyên xuất hiện các mẫu xe Kia. Morning với lợi thế giá rẻ là cái tên thường trực nhất.
Thời hoàng kim đã qua?
Năm 2011, Kia Morning đứng đầu bảng với tổng sản lượng bán hàng luỹ kế 7.134 chiếc, vượt xa mẫu xe đắt khách thứ 2 là Toyota Altis với 6.338 chiếc. Mẫu xe Kia Forte/Cerato cũng không kém cạnh nhiều khi đứng ở vị trí thứ 4, đạt 3.599 chiếc. Sang đến năm 2013, thương hiệu Kia đóng góp thêm mẫu xe Picanto vào Top 10 với sản lượng bán hàng luỹ kế 3.652 chiếc.
Sự cân bằng giữa các thương hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản được duy trì suốt giai đoạn nửa sau của thập niên 2010 cho đến hết năm 2022 và chỉ bắt đầu có dấu hiệu đuối sức từ năm 2023.
Năm 2020, Top 10 ô tô bán chạy vẫn có sự góp mặt của 4 mẫu xe Hàn Quốc, bao gồm Hyundai Sante Fe ở vị trí thứ 9 với 11.425 chiếc, Kia Cerato vị trí thứ 7 với 12.033 chiếc, Hyundai Grand i10 vị trí thứ 4 với 17.569 chiếc và Hyundai Accent vị trí á quân với 20.776 chiếc bán ra thị trường.
Năm 2021, các thương hiệu Hàn Quốc thậm chí chiếm lĩnh một nửa Top 10 bán chạy với những cái mẫu xe Hyundai Accent, Kia Seltos, Hyundai Santa Fe, Hyundai Grand i10 và Kia K3.
Cho đến năm 2023, các thương hiệu Hàn Quốc vẫn duy trì được 3 mẫu xe nằm trong nhóm bán chạy nhất thị trường. Trong đó, Hyundai Accent bán chạy thứ 2 khi đạt 17.452 chiếc, Kia Sonet đứng vị trí thứ 6 đạt 11.366 chiếc và Hyundai Creta vị trí thứ 7 với 10.719 chiếc.
Đến tháng 10/2024, Hyundai Accent là mẫu xe Hàn Quốc duy nhất còn “sót” lại trong Top 10 ô tô bán chạy nhất. Dù vậy, vị trí của mẫu sedan cỡ B cũng rất chông chênh khi đứng cuối bảng với 1.425 xe bàn giao đến tay khách hàng, thấp hơn 56 chiếc so với mẫu xe xếp trên là Mitsubishi Xforce.
Xét trong từng phân khúc, các mẫu xe Hàn Quốc cũng không còn giữ được sức cạnh tranh ngang ngửa với xe đến từ Mỹ và Nhật Bản, thậm chí còn cho thấy nguy cơ tụt lại phía sau với khoảng cách khá xa.
B-sedan vốn là phân khúc các mẫu xe Hàn Quốc áp đảo trong vài năm trước nhưng đến tháng 10/2024, vị thế đã hoàn toàn khác. Hyundai Accen từ chỗ luôn dẫn đầu đã bị tụt lại khá xa so với 2 đối thủ Nhật Bản. Cụ thể, Hyundai Accent chỉ đạt sản lượng bán hàng 1.425 chiếc, thấp hơn rất nhiều so với Honda City (1.670 chiếc) và Toyota Vios (1.757 chiếc).
Ở phân khúc B-SUV, sự xuất hiện của Mitsubishi Xforce và Toyota Yaris Cross cũng khiến cho Kia Seltos và Hyundai Creta thất sủng. Trong Top 5 mẫu xe gầm cao cỡ B bán chạy tháng 10, Hyundai Creta và Kia Selto bị đẩy xuống vị trí thứ 4 và thứ 5 với lần lượt 1.228 chiếc và 815 chiếc bàn giao đến tay khách hàng. Các vị trí phía trước lần lượt là Toyota Yaris Cross (1.510 chiếc), Mitsubishi Xforce (1.481 chiếc) và Toyota Corolla Cross (1.420 chiếc).
Các phân khúc xe gầm cao cỡ C và D cũng không còn là nơi nhóm Hàn Quốc thể hiện sức mạnh.
Hyundai Tucson dù đã được nâng cấp mạnh mẽ song vẫn bị các đối thủ Mazda CX-5, Ford Territory và Honda CR-V vượt mặt. Phân khúc D-SUV lại là nơi Ford Everest “xưng vương” khi sở hữu sản lượng bán hàng tháng 10/2024 đạt 1.281 chiếc, cao hơn 27,2% so với Hyundai Santa Fe (1.007 chiếc) và thậm chí gấp đến 9,1 lần Kia Sorento (140 chiếc).
Cú hích giảm giá của xe Nhật Bản
Một số chuyên gia ô tô cho rằng, bản thân các mẫu xe Hàn Quốc không hề kém cạnh các đối thủ Nhật Bản về mẫu mã, khả năng vận hành và thậm chí còn ít nhiều chiếm ưu thế về công nghệ và trang bị an toàn.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn đánh giá cao giá trị thương hiệu của xe Nhật Bản, bên cạnh đó là giá trị bán lại ở thị trường xe đã qua sử dụng. Và khi các hãng xe Nhật Bản quyết liệt giảm giá trong suốt quãng thời gian dài, hiện tượng xe Hàn Quốc bị “vượt mặt” cũng là điều dễ hiểu.
Cách đây khoảng 3 năm trở về trước, các mẫu xe Nhật Bản luôn có mặt bằng giá bán lẻ cao hơn so với các đối thủ đến từ Hàn Quốc. Điều đó khiến nhóm thương hiệu Nhật Bản ít nhiều thất thế về sản lượng bán hàng ở một số phân khúc và dòng xe chủ lực.
Thế nhưng, các hãng xe Nhật Bản đã liên tiếp điều chỉnh trong thời gian gần đây để dần kéo mặt bằng giá về tương đương so với đối thủ. Thậm chí ở một số phân khúc, giá bán của một số mẫu xe Nhật Bản và Mỹ đã “mềm” hơn so với xe Hàn Quốc.
Mazda CX-5 là một điển hình. Mẫu xe gầm cao cỡ C được lắp ráp bởi tập đoàn Thaco có danh mục phiên bản dày đặc, đồng thời khoảng giá bán 749-979 triệu đồng cũng thấp hơn đối thủ Hyundai Tucson (769-989 triệu đồng) và Kia Sportage (779-999 triệu đồng). Lợi thế này đã giúp Mazda CX-5 liên tiếp duy trì vị thế dẫn đầu phân khúc.
Giá bán cũng không còn là lợi thế của Hyundai Accent ở phân khúc vốn là nơi mẫu xe này áp đảo đối thủ. Hiện tại, mẫu xe Hàn Quốc đang có khoảng giá bán lẻ khuyến nghị 439-569 triệu đồng, tương đương với Honda City (499-569 triệu đồng) và đắt hơn Toyota Vios (458-545 triệu đồng).
Ở phân khúc xe cỡ D thì yếu tố giá đã không còn đóng vai trò quyết định bởi đối tượng khách hàng có nhiều khác biệt. Mặc dù vậy, mặt bằng giá của bộ đôi xe Hàn Quốc là Hyundai Santa Fe (1,069-1,365 tỷ đồng) và Kia Sorento (964 triệu – 1,499 tỷ đồng) cũng chưa đủ hấp dẫn để vượt qua Ford Everest (1,099-1,545 tỷ đồng).
Chưa kể, trong bối cảnh sức mua yếu ớt kể từ đầu năm đến nay, các hãng xe Nhật Bản và Mỹ đã mạnh tay giảm giá, ưu đãi liên liếp. Khi chi phí lăn bánh của nhóm xe Nhật Bản về tương đương hay thậm chí thấp hơn xe Hàn Quốc, sự thay đổi về sức cạnh tranh là điều không khó để lý giải.
(CLO) Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, siêu bão Man-yi đang hoạt động trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines; dự báo ngày 18/11 bão đi vào biển Đông.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 (9-17/11), đông đảo du khách lần đầu tiên được khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay được “đánh thức” qua lăng kính sáng tạo của thời đại mới.
(CLO) Becamex IDC (BCM) ghi nhận lượng nợ vay lên tới 20.600 tỷ đồng. Công ty đang dự định dùng 19 thửa đất tại Bình Dương để đảm bảo cho lô trái phiếu 1.000 tỷ sắp phát hành.
(CLO) Cách đây 94 năm, ngày 18/11/1930, Trung ương Thường vụ Ðảng ban hành Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh. Chỉ thị này không chỉ là cơ sở cho sự ra đời của tổ chức tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà còn là minh chứng cho thấy sự phát triển nhận thức của Đảng từ chỗ chỉ nhấn mạnh vấn đề đoàn kết giai cấp đến chỗ thấy được tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT Quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và thay thế Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT.
(CLO) Tổng thống đắc cử Donald Trump thông báo hôm thứ Bảy (17/11) rằng ông đã chọn Chris Wright, một CEO ngành dầu khí và người ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, làm lãnh đạo Bộ Năng lượng Mỹ.
(CLO) Apple vừa chính thức thừa nhận lỗi ghi chú biến mất trên các thiết bị như iPhone, iPad và Vision Pro. Đây là sự cố khiến nhiều người dùng hoang mang khi toàn bộ nội dung ghi chú trong ứng dụng Notes đột ngột không còn hiển thị. Để trấn an người dùng, công ty đã phát hành tài liệu hướng dẫn khắc phục chi tiết.
(CLO) Apple vừa ra mắt loạt linh kiện sửa chữa dành riêng cho dòng iPhone 16, cho phép người dùng tự tay khắc phục các sự cố thiết bị thông qua Cửa hàng sửa chữa tự phục vụ tại Mỹ và châu Âu.
(CLO) Mohammad Afif, phát ngôn viên chính của Hezbollah, đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel nhắm vào một tòa nhà tại trung tâm thủ đô Beirut, theo thông tin từ lực lượng vũ trang Lebanon.
(CLO) Các quan chức y tế cho biết một nạn nhân bị thương trong vụ sập mái hiên nhà ga xe lửa ở Serbia vào đầu tháng này đã tử vong vào Chủ nhật, nâng tổng số người chết lên 15.
(CLO) Cảnh sát Israel thông báo vào Chủ nhật (17/11) đã bắt giữ ba nghi phạm sau khi hai quả pháo sáng được bắn về phía nhà riêng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại thành phố ven biển Caesarea.
(CLO) Amazon Canada đang so sánh các mẫu Google Pixel và Samsung Galaxy, với mức giảm giá hấp dẫn từ 200 đến 300 USD. Cả hai dòng sản phẩm đều có những điểm mạnh riêng về hiệu năng, camera và thiết kế.
(CLO) Mới đây, Bệnh viện Ung bướu đã tiến hành mở thầu hai gói thầu mua sắm thuốc phục vụ cho nhu cầu của năm 2025, với 110 nhà thầu tham gia đấu thầu.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Khoáng sản Bình Dương (Mã: KSB) ngày càng ảm đạm, cổ phiếu mất giá 34% so với đỉnh hồi tháng 3. Cổ đông lớn công ty vừa đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu.
(CLO) Trong quá khứ, ô tô từng là biểu tượng của "Giấc mơ Mỹ" với ý nghĩa tự do và khả năng dịch chuyển. Tuy nhiên, ngày nay, ô tô tại Mỹ đã dần trở thành một sản phẩm xa xỉ, khiến cả người tiêu dùng lẫn các đại lý xe hơi ngày càng bất mãn.
(CLO) Mỗi độ tuổi có một chiếc xe lý tưởng, nhưng không phải mẫu xe nào cũng phù hợp. Từ Chrysler PT Cruiser giá rẻ đến Chevrolet Suburban khổng lồ, chuyên gia khuyên tránh lựa chọn sai lầm, tiết kiệm đến 8.000 USD.
(CLO) Trung Quốc đang tiến một bước tiến đầy tham vọng trong lĩnh vực giao thông vận tải tương lai. XPeng, nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu tại nước này, vừa trình làng mẫu ô tô bay mới tại một triển lãm hàng không ở Trung Quốc.
(CLO) Với hơn 92% người dân sở hữu xe hơi, việc nhận diện các dấu hiệu xe có vấn đề là vô cùng quan trọng; từ tiếng động lạ đến những rò rỉ, để tránh những sự cố nguy hiểm và chi phí sửa chữa lên đến hàng chục triệu đồng.
(CLO) Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt buộc các thương hiệu ô tô phương Tây phải rút khỏi thị trường Nga, người tiêu dùng tại đây đang chuyển hướng mạnh mẽ sang các dòng xe đến từ Trung Quốc, như Chery, Geely và Great Wall Motor.
(CLO) Chính quyền Donald Trump dự kiến hủy khoản tín dụng thuế 7.500 USD cho xe điện, đe dọa tương lai ngành ô tô Mỹ giữa cuộc cạnh tranh khốc liệt với Trung Quốc.
(CLO) Trong khoảng 3 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ít lựa chọn các dòng ô tô cỡ A giá thấp khiến một số mẫu xe thậm chí đã phải rút khỏi thị trường.
(CLO) Doanh số bán ô tô của Trung Quốc tại Nga đã đạt kỷ lục mới sau khi các thương hiệu phương Tây đồng loạt từ giã quốc gia này sau chiến sự ở Ukraine. Điều làm nên thành công của các công ty này là cung cấp các sản phẩm "đáng đồng tiền bát gạo" và có giá thành phải chăng cho người tiêu dùng tại Nga.