Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo dõi báo trên:
Gần đây, những lời kêu gọi các quốc gia phương Tây hãy công nhận Nhà nước Palestine đang ngày càng phổ biến. Như đã biết, ngoại trừ các quốc gia này, thì phần lớn các thành viên tại Liên hợp quốc (139/193) đã thừa nhận các vùng lãnh thổ hiện tại của Palestine là một quốc gia thống nhất.
Sự công nhận này dường như đang được Mỹ xem xét dù nước này trước đây luôn phủ quyết hầu hết mọi nỗ lực công nhận một nhà nước Palestine. Vương quốc Anh, một đồng minh của Mỹ, cũng đang cân nhắc về điều này mặc dù trong quá khứ cũng phản đối giống như Mỹ.
Hồi tháng 2, Ngoại trưởng Anh David Cameron nói: "Điều chúng ta cần làm là mang lại cho người dân Palestine một chân trời hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, tương lai có một nhà nước của riêng họ".
Đặc biệt, một sự chuyển biến lớn trong chủ trương của các quốc gia phương Tây tại châu Âu đã vừa diễn ra, khi Tây Ban Nha, Na Uy và CH Ireland đồng loạt công nhận Nhà nước Palestine.
Các nước trên cho rằng quyết định công nhận Nhà nước Palestine sẽ đẩy nhanh các nỗ lực nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột Israel - Hamas ở Gaza, hiện đã bước sang tháng thứ 8.
Đối với nhiều quốc gia ở phương Tây, hầu hết không công nhận Nhà nước Palestine, thì sự thay đổi địa vị của người Palestine sẽ diễn ra khi các cuộc đàm phán về giải pháp hai nhà nước thành công, nơi hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại cạnh nhau.
Đây là lý do tại sao những tuyên bố về việc công nhận Nhà nước Palestine gây ra nhiều tranh cãi. Một số người nói rằng việc công nhận Nhà nước Palestine sẽ là bước đầu tiên hướng tới giải pháp lâu dài và hòa bình cho cuộc xung đột đã kéo dài hàng thập kỷ.
Song những ý kiến khác cho rằng trừ khi các điều kiện thực tế thay đổi, sự công nhận sẽ không mang lại bất cứ lợi ích nào, vì vậy nên tiếp tục để lại cho Nhà nước Israel toàn bộ quyền lực.
Sự công nhận sẽ mang lại cho Nhà nước Palestine nhiều quyền lực chính trị, pháp lý và thậm chí mang tính biểu tượng hơn. Đặc biệt, việc Israel chiếm đóng hoặc sáp nhập lãnh thổ Palestine sẽ trở thành một vấn đề pháp lý nghiêm trọng hơn.
"Sự thay đổi như vậy sẽ đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán về quy chế vĩnh viễn giữa Israel và Palestine, không phải như một sự nhượng bộ giữa bên chiếm đóng và bên bị chiếm đóng, mà là giữa hai thực thể bình đẳng dưới con mắt của luật pháp quốc tế", cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ viết trên tờ Los Angeles Times vào đầu năm nay. Ông từng từ chức vì bất đồng với chính sách của Mỹ tại Gaza.
Bản đồ cho thấy những quốc gia nào đã công nhận và sắp công nhận Nhà nước Palestine (màu đen là những quốc gia không công nhận, màu đỏ công nhận và màu xanh sắp công nhận). Ảnh đồ họa: Jaimee Haddad / L'Orient Today
Tuy nhiên, có lẽ lợi thế lớn nhất đối với người Palestine là mang tính biểu tượng. Một nhà nước Palestine có thể đưa Israel ra một tòa án quốc tế nào đó, nhưng đó sẽ là một chặng đường dài, theo nhà phân tích Trung Đông Philip Leech-Ngo cho biết.
Nhà phân tích Leech-Ngo cho biết, đối với Chính quyền Palestine, sự công nhận là toàn bộ mong muốn và lý tưởng của họ. Chính quyền Palestine hiện đang chỉ quản lý một số khu vực ở Bờ Tây bị Israel chiếm đóng, được thừa nhận là một phần đại diện chính thức của người dân Palestine.
Tuy nhiên, "chính quyền không thể cung cấp cho công chúng Palestine nhiều thứ. Họ không thể đối đầu với Israel, không có khả năng cải thiện cuộc sống người dân Palestine dưới quyền tài phán của họ... Vì vậy, điều duy nhất mà họ có thể làm cho người dân Palestine là đưa ra lời hứa về sự công nhận quốc tế", ông Leech-Ngo nói.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy hầu hết người Israel không muốn có một nhà nước Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhiều lần nói như vậy trong nhiều năm. Đối với Israel và những người ủng hộ Israel, họ có những lo ngại rằng nếu một nhà nước Palestine được công nhận, thì đó có thể là một chiến thắng dành cho những người ủng hộ bạo lực.
Ông Jerome Segal, Giám đốc Tổ chức Tư vấn Hòa bình Quốc tế, cho biết hồi tháng 2 rằng nếu Nhà nước Palestine được công nhận vào thời điểm hiện tại, Hamas có thể dựa vào sự công nhận này để chứng tỏ rằng chỉ có đấu tranh vũ trang mới mang lại kết quả.
Mặc dù có những lợi thế về mặt pháp lý và biểu tượng, việc công nhận một nhà nước Palestine sẽ không ngay lập tức thay đổi bất cứ điều gì trên thực tế.
Bà Dahlia Scheindlin thuộc tổ chức nghiên cứu Century International của Mỹ cho biết: "Đầu tiên và quan trọng nhất, giới lãnh đạo chính trị Israel quyết tâm ngăn chặn sự độc lập của người Palestine bằng mọi giá. Thứ hai, giới lãnh đạo Palestine hoàn toàn bị chia rẽ và gần như không có tính hợp pháp trong nước. Tất cả những trở ngại này ngày càng trở nên tồi tệ hơn kể từ ngày 7/10".
Nhà phân tích Trung Đông Leech-Ngo chỉ ra rằng nếu một nhà nước Palestine đột nhiên được công nhận, thì những vấn đề to lớn vẫn chưa thể giải quyết ngay lập tức.
"Vẫn sẽ bị chiếm đóng, vẫn có có các khu định cư, Gaza vẫn sẽ bị tàn phá, biên giới vẫn sẽ thiếu sự kiểm soát... Cuối cùng, vẫn có rất nhiều vấn đề sẽ không được giải quyết ngay lập tức", ông kết luận.
Ngọc Ánh (theo DW)
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.