Viện Đại học Mở Hà Nội góp phần xây dựng xã hội học tập

Thứ sáu, 03/04/2015 17:04 PM - 0 Trả lời

Viện Đại học Mở Hà Nội góp phần xây dựng xã hội học tập

(NB&CL) - Viện Đại học mở Hà Nội được thành lập ngày 3/11/1993, theo Quyết định số 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Viện là cơ sở giáo dục có nhiệm vụ đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước.
 
Báo Công luận 
Lễ trao bằng tốt nghiệp – Viện Đại học Mở Hà Nội 
 
Sau 21 năm thành lập,Viện Đại học Mở Hà Nội đã không ngừng phát triển, đến nay đã trở thành địa chỉ đào tạo đại học đáng tin cậy của xã hội. Từ 4 khoa với 4 chuyên ngành trong những ngày đầu thành lập, hiện nay Viện đã có 13 Khoa đào tạo, 7 Phòng chức năng và 9 Trung tâm nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ đào tạo và trực tiếp thực hiện các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế. Quy mô đào tạo của Viện hiện nay là hơn 60 ngàn sinh viên (trong đó đào tạo thạc sĩ là 759; đại học chính quy: 12.185, từ xa: 33.310, các hệ khác là hơn 8.831 sinh viên). Từ khi thành lập, Viện đã đào tạo và cung cấp cho xã hội hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư... Tính đến nay, Viện Đại học Mở Hà Nội có một mạng lưới đào tạo rộng lớn với số lượng trên 60 nghìn học viên từ Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên... tới Gia Lai (Pleiku), Đà Lạt (Lâm Đồng). Ghi nhận những đóng góp của Viện Đại học Mở về phương thức đào tạo từ xa, góp phần xây dựng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, năm 2013, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã tặng Bằng khen cho Viện nhân kỷ niệm 20 năm thành lập.
 
Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình giáo dục và đào tạo như Chương trình bồi dưỡng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều người học có nhu cầu nâng cao trình độ cập nhật kiến thức.
 
Ngay từ năm 1993, Viện đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp cho nhiều công ty và các tỉnh, thành phố. Chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng của các ngành xây dựng theo chương trình khung và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đối với các chương trình đào tạo tại Viện, phương thức đào tạo có thể khác nhau nhưng chương trình đào tạo và chất lượng về cơ bản có một chuẩn mực như nhau.
 
Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Đảng uỷ quân sự Trung ương về nâng cao trình độ học vấn của sĩ quan quân đội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện Đại học Mở Hà Nội phối hợp với các nhà trường, học viện quốc phòng đào tạo các chương trình đại học đại cương cho các sĩ quan quân đội.
 
 Để phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và học tập, trong những năm qua, Viện Đại học Mở Hà Nội đã đầu tư và đã trang bị các phòng máy với trên 1.000 máy tính, các phòng thí nghiệm, phòng học tiếng, phòng học từ xa qua mạng, phòng học truyền hình hội thảo, phòng học e-learning, thư viện trung tâm, giáo trình, học liệu nghe nhìn… ứng dụng công nghệ tin học - truyền thông nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
 
Năm 2008, Viện được Chính phủ và Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thạc sỹ. Hiện nay, Viện đào tạo cao học các ngành: Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật viễn thông, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Luật Kinh tế, Công nghệ sinh học, Công nghệ Thông tin.
 
Bên cạnh đó, Viện Đại học Mở Hà Nội luôn chú trọng mở rộng quan hệ quốc tế. Hiện Viện là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU), hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều Tổ chức quốc tế, với các trường Đại học Mở, Đại học Từ xa, Đại học Phát thanh - Truyền hình của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
 
Tiến sĩ Lê Văn Thanh - Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội- cho biết: “Một trong những thành tựu lớn nhất cũng là sức mạnh nội lực quan trọng tạo nên thành công của Viện chính là bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đội ngũ viên chức của Viện diện cơ hữu có 366 người, giảng viên là 257 người. Viện còn mời trên 2.000 giảng viên có uy tín và năng lực chuyên môn thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, học viện trong và ngoài nước tham gia giảng dạy tại Viện”.
 
Theo Tiến sĩ Lê Văn Thanh, định hướng phát triển cụ thể của Viện Đại học Mở trong những năm tới là tiếp tục duy trì các loại hình đào tạo đa dạng, chú trọng nâng cao quy mô và chất lượng loại hình đào tạo từ xa; tiếp tục triển khai các bậc đào tạo; thực hiện mô hình giáo dục mở, chuyển hẳn sang đào tạo theo tín chỉ; cải tiến nội dung chương trình, công nghệ đào tạo, mở thêm các ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội; mở rộng hợp tác đào tạo, phát huy vai trò của Viện Đại học Mở Hà Nội trong Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU)...
 
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Viện Đại học Mở Hà Nội đã được Tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới Consejo Superiorde Investigaciones Científias (CSIC) xếp hạng ở vị trí 29/120 trường ở Việt Nam, xếp thứ 229 trong Đông Nam Á, xếp hạng 1.340 châu Á và vị trí 5.540 trên thế giới. Viện Đại học Mở Hà Nội đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Chính phủ; Bí thư Đảng ủy - Viện trưởng thay mặt Nhà trường được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Huân chương Lao động hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng. Tập thể Đảng bộ Viện Đại học Mở Hà Nội nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh”; Công đoàn và Đoàn Thanh niên Viện nhiều năm liền được công nhận là “Đơn vị thi đua xuất sắc” và được tặng nhiều Bằng khen. Đặc biệt, Viện Đại học Mở Hà Nội được Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo trao tặng “Biểu tượng Vàng nguồn nhân lực Việt Nam” lần thứ nhất, năm 2011.
 
Nhiệm vụ đào tạo của Viện trong tương lai còn rất nặng nề, song với truyền thống và kinh nghiệm đã tích lũy qua hơn 21 năm xây dựng và phát triển, tin rằng Viện Đại học Mở Hà Nội sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục nước nhà.
  • Vũ Cường 

Tin khác

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

Tuyển sinh đại học năm 2024: Cách khai báo để được điểm ưu tiên

(CLO) Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông chọn và điền đúng mã cơ sở giáo dục theo giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.

Giáo dục
Bắc Ninh: Tập trung hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học 2023-2024

Bắc Ninh: Tập trung hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học 2023-2024

(CLO) Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu toàn ngành tập trung chỉ đạo hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch năm học.

Giáo dục
Ninh Bình: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10

Ninh Bình: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi vào lớp 10

(CLO) Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn, Trưởng Ban Chỉ đạo các kỳ thi năm 2024 nhấn mạnh, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là 2 kỳ thi quan trọng, cần được tổ chức công khai, minh bạch, công bằng, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi.

Giáo dục
Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thay đổi cách thức công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

(CLO) Tới đây, mọi thủ tục thực hiện công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp sẽ thực hiện hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn.

Giáo dục
Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

Chuyên gia chia sẻ về cách ôn tập và làm bài môn Toán để đạt điểm cao

(CLO) Theo đề thi minh họa môn Toán, kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước, do đó học sinh cần rèn luyện kỹ năng làm bài tránh sai sót.

Giáo dục