Việt Nam có 33 ngành hàng kim ngạch xuất khẩu đạt tỷ USD

Thứ hai, 04/12/2023 13:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, 33 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ USD chiếm tới chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo báo cáo của GSO, trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Mặc dù kim ngạch có xu hướng giảm, thế nhưng, một số ngành vẫn có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt, tính tới thời điểm hiện tại có tổng cộng 33 ngành hàng nằm trong “câu lạc bộ” xuất khẩu tỷ USD.

viet nam co 33 nganh hang kim ngach xuat khau dat ty usd hinh 1

Việt Nam có 33 ngành hàng kim ngạch xuất khẩu đạt tỷ USD. (Ảnh: HQ)

Báo cáo của GSO cho biết, 33 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ USD chiếm tới chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 4,9 tỷ USD, tăng 20,2%; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,7 tỷ USD, tăng 3,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4 tỷ USD, tăng 5%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%; thủy sản đạt 800 triệu USD, tăng 1,4%; sắt thép đạt 586 triệu USD, tăng 25,4%.

Bên cạnh đó, các mặt hàng nông sản cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo; 2,7 triệu tấn sắn và sản phẩm của sắn; 1,9 triệu tấn cao su; 1,4 triệu tấn cà phê.

Bên cạnh đó, các ngành nông nghiệp khác cũng có đà tăng trưởng mạnh như rau quả đạt 5,32 tỷ USD, tăng mạnh nhất 74,5%; gạo đạt 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% (lượng tăng 16,2%); hạt điều đạt 331 tỷ USD, tăng 17,4% (lượng tăng 23,1%).

“Đây cũng là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong 11 tháng năm 2023, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, tăng 8,6%”, báo cáo của GSO nêu.

Theo GSO, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nên tình hình xuất nhập khẩu trong tháng cuối năm sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ khiến khối lượng đơn đặt hàng giảm, trong khi đó các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là đối với các ngành hàng như dệt may, da - giày, điện tử… chỉ cung ứng cho nhu cầu nội địa 10% sản lượng, 90% sản lượng còn lại là để xuất khẩu.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam. Trong khi đó, các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng…

Để giảm bớt những khó khăn nêu trên cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới, trong đó có hoàn tất đưa vào thực thi Hiệp định FTA với Israel, ký kết các Hiệp định FTA, Hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, MERCOSUR…) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Bộ Công Thương cũng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA, đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các Hiệp định.

Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới…

Đồng thời, nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

“Ngoài ra, tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại; hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với các vụ kiện; kịp thời thông tin cho doanh nghiệp, Hiệp hội về nhu cầu, quy định mới… của thị trường”, báo cáo của GSO nêu.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

(CLO) Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

(CLO) Những người Mỹ giàu có thường đóng vai trò ngày càng tăng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà bằng chi tiêu của họ. Tuy nhiên những ngày vung tiền như không có ngày mai của họ có thể sắp kết thúc, CNN đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

(CLO) Tuần này (từ ngày 20-24/5), NHNN tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng, khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng mỗi phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng nào của Việt Nam bay đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Hãng nào của Việt Nam bay đúng giờ nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CLO) Vietnam Airlines lọt top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương. Kết quả này vừa được tổ chức Cirium công bố cho tháng 4/2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ đánh giá lại lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau phản ứng dữ dội của ngành

Mỹ đánh giá lại lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau phản ứng dữ dội của ngành

(CLO) Mỹ đang đánh giá lại các yếu tố nghiêm ngặt nhất trong lệnh cấm kim cương Nga của G7 sau sự phản đối của các nước châu Phi, các nhà đánh bóng đá quý Ấn Độ và các thợ kim hoàn ở New York, bảy nguồn tin cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp