(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Vượt qua các khó khăn thách thức ở bên trong lẫn bên ngoài, kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực. Đặc biệt, Việt Nam còn nằm trong danh sách những điểm đến tốt nhất thế giới.
Trong tờ trình về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2024, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Vượt qua các khó khăn thách thức ở bên trong lẫn bên ngoài, kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước.
Một số tổ chức quốc tế đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 20243. Đơn cử, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 lên 6,3%.
Tương tự, HSBC nâng lên 6,5%, ADB nâng lên 6%. IMF đánh giá Việt Nam tăng bình quân 6,4% trong giai đoạn 2024 - 2029, là nước ASEAN duy nhất thuộc nhóm 10 nước tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, Việt Nam còn nằm trong danh sách những điểm đến tốt nhất thế giới; phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ASEAN và đứng thứ 8 thế giới về nơi làm việc tốt nhất cho người nước ngoài.
Về các kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Các động lực tăng trưởng từ phía cung tiếp tục chuyển biến tích cực. Đơn cử, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 11,2% so với cùng kỳ, 7 tháng tăng 8,5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Trong tháng 7, có gần 23 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, tăng 10,5% so với cùng kỳ; tính chung 07 tháng có 139,5 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường (125,5 nghìn doanh nghiệp).
Tổng vốn FDI đăng ký 7 tháng đạt hơn 18 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ, trong đó FDI đăng ký mới đạt gần 10,8 tỷ USD, tăng 35,6%, vốn FDI đăng ký điều chỉnh đạt gần 5 tỷ USD, tăng 19,4%. Vốn FDI thực hiện khoảng 12,6 tỷ USD, tăng 8,4%.
“Chất lượng dòng vốn FDI tăng mạnh nhờ lựa chọn thu hút đầu tư kỹ lưỡng. Thị trường bất động sản chuyển biến tích cực, các hoạt động giao dịch dần tăng trở lại”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có 5 vấn đề chính.
Thứ nhất, các động lực tăng trưởng còn nhiều khó khăn, thách thức, cần quyết liệt, tập trung cải thiện, tháo gỡ.
Về phía cung, khu vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao; tình hình thời tiết không thuận lợi, bão lũ, mưa lớn kéo dài, nhất là ở vùng miền núi phía Bắc đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Trong khi đó, sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế và sức mua tại các thị trường lớn, tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, dự án bất động sản, triển khai các dự án đầu tư còn chậm, nhất là các dự án có quy mô lớn, dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Một số địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… có dấu hiệu thiếu hụt lao động cục bộ.
Các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, AI, chíp, bán dẫn… chưa có chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới và khu vực;...
Về phía cầu, đầu tư phục hồi chậm. Sức mua trong nước 7 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng.
Doanh nghiệp đối mặt với áp lực cạnh tranh tăng cao ở cả thị trường thế giới và trong nước, rủi ro bị kiện phòng vệ thương mại ngày càng lớn, đồng thời với việc bị áp thuế chống bán phá giá và yêu cầu phải đáp ứng nhanh hơn các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh, phát thải các-bon… Doanh nghiệp bất động sản đối mặt với áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Áp lực lạm phát lớn, trong khi lạm phát thường tăng vào cuối năm và có những yếu tố tác động rất khó dự báo.
Đặc biệt là tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp, biến động giá cả hàng hóa, lương thực thế giới. Áp lực tỷ giá vẫn là thách thức lớn, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn ở mức cao, yêu cầu chính sách tiền tệ phải dành nhiều nguồn lực hơn để ứng phó.
Thứ ba, thể chế, pháp luật mặc dù được tích cực thay đổi, nhưng vẫn còn có những vướng mắc, bất cập, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, ách tắc, chưa được cắt giảm triệt để.
Một số bộ, ngành, địa phương, trong một số trường hợp chưa thực sự quyết liệt, chủ động bảo đảm chất lượng, tiến độ công việc được giao; chưa đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc.
Thứ tư, tình hình thiên tai, bão lũ… tiếp tục diễn biến rất phức tạp; tính chung 7 tháng, thiệt hại do thiên tai khoảng 2,1 nghìn tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước.
Thứ năm, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Vệ sinh an toàn thực phẩm, ngập úng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm tại các đô thị... vẫn là thách thức lớn. Tình hình tội phạm công nghệ cao, buôn lậu... còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá, nhìn chung kinh tế nước ta 7 tháng đã phục hồi tương đối rõ nét trên các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả quan trọng, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát.
“Tuy nhiên, khó khăn, thách thức trong thời gian tới còn rất lớn; các động lực tăng trưởng chưa có sự bứt tốc rõ nét. Các cấp, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy hơn nữa tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, sự chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để giữ vững đà phục hồi của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng quý III đạt kịch bản 6,5-7,4%, tạo bản lề để hoàn thành đạt và vượt mục tiêu phát triển năm 2024”, Bộ trưởng Nguyễn Chĩ Dũng nhấn mạnh.
(CLO) Chiều 15/1, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tổ chức Hội nghị về công bố quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Trung ương, Thủ trưởng Cơ quan dự và chủ trì Hội nghị.
(CLO) Chiều 15/1, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại Giao, Hà Nội) đã diễn ra sự kiện gặp mặt truyền thống giới thiệu về Cuộc thi “Tết Việt Nam trong tôi”. Sự kiện được tổ chức với mục đích bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại Châu Âu.
(CLO) Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp hội viên mới. Đáng chú ý, nhà văn Y Ban được vinh danh với Giải Đặc biệt cho tập truyện ngắn "Trên đỉnh giời".
(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1364/NQ-UBTVQH15 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
(CLO) Chiều 15/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Quảng Bình và các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các nhà tài trợ, các cơ quan báo chí tổ chức chương trình "Tết sum vầy, sẻ chia yêu thương” tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
(CLO) Chiều 15/01/2025, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định bổ nhiệm Thượng tá Trịnh Văn Giang, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng, thanh tra các tổ chức tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản cần được định giá khách quan, hợp lý, tuân thủ quy định và tập trung quản lý rủi ro tín dụng. Đặc biệt không được tiếp tay cho hành vi thao túng giá, tạo mặt bằng giá mới "ảo", làm mất ổn định và "méo mó" thị trường.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, khu vực Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần đắc lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội năm 2025.
(CLO) Chiều 15/1, HĐND tỉnh Thái Bình tổ chức kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất đã thực hiện quy trình bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và thực hiện một số nội dung công tác cán bộ.
(CLO) Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Đà Nẵng vừa phối hợp Công an quận Liên Chiểu bắt đối tượng Trần Quang Lương (23 tuổi), trú xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”.
(CLO) Trong Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số 2025, Viện nghiên cứu Báo chí Reuters đã có cuộc khảo sát với 326 nhà lãnh đạo truyền thông đến từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dưới đây là những quan điểm chính của họ về triển vọng ngành báo chí trong năm tới.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(CLO) Trung Quốc đạt thặng dư thương mại kỷ lục 1.000 tỷ USD năm 2024, tuy nhiên đang đối mặt căng thẳng từ chính sách thuế quan khắt khe của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Vùng Đồng bằng sông Hồng có 4 địa phương tăng trưởng 2 con số, nằm trong Top 10 của cả nước, như: Hải Phòng 11,01%, Hà Nam 10,93%, Hải Dương 10,02%, Nam Định 10,01%.
(CLO) Tối 10/1, Tổng cục Thuế lên tiếng khẳng định thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử là không chính xác.
(CLO) Chỉ qua 1 tuần đầu tiên của năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa khai báo tại các Chi cục hải quan của tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 1,1 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bán 60 tỷ nhân dân tệ trái phiếu để bảo vệ đồng nội tệ, khi đồng nhân dân tệ chạm đáy 16 tháng trước áp lực thuế quan Mỹ.