(CLO) Sau hơn 35 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công. Bên cạnh các chủ trương đổi mới đúng đắn, kinh tế Việt Nam còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại nước ngoài, như các chương trình cải cách kinh tế do Australia hỗ trợ.
Việt Nam chuyển mình sau 35 năm đổi mới
Sau hơn 35 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công, như Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đặc biệt nhịp tăng trưởng GDP được duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể.
Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đặc biệt nhịp tăng trưởng GDP được duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể.
Trong Hội nghị “Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam”, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhận định: Bên cạnh các chủ chương đổi mới đúng đắn, kinh tế Việt Nam còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại nước ngoài.
Theo đó, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, thông qua 2 chương trình hỗ trợ cải cách kinh tế.
“Các chương trình này đã đóng góp vào cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”, ông Trần Quốc Phương nói.
Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu ‘Australia và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ về cải cách kinh tế ngay sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế vào đầu những năm 1990, bao gồm trong các giai đoạn quan trọng như khi Việt Nam gia nhập WTO, bắt đầu tham gia các hiệp định thương mại tự do và gần đây nhất là trong quá trình ứng phó và phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Theo Đại sứ Andrew Goledzinowski, các chương trình hỗ trợ của Australia được sử dụng làm cơ sở thực hiện những cải cách về nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển khu vực tư nhân, tăng cường các thể chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế nông thôn và nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp; từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
“Điều này được củng cố bởi sự tin tưởng được duy trì giữa các chính phủ của chúng ta với các mục tiêu chung nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế, tăng dòng vốn đầu tư và củng cố sự thịnh vượng và ổn định của khu vực”, ông Andrew Goledzinowski nói.
Việt Nam còn nhiều việc phải làm trong quá trình cải cách kinh tế tới năm 2030
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 2025 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân từ 6,5% - 7%/năm. Và tới năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người tới năm 2030 khoảng 7.500 USD/người/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến - chế tạo chiếm khoảng 30% GDP, tỷ lệ đô thị hóa trên 50%, nợ công dưới 60% GDP,....
Để đạt được những mục tiêu trên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên 4 cải cách kinh thế, như tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải cách, nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự cường và sức chống chịu của nền kinh tế. Đồng thời tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn gắn với tăng năng lực thích ứng biến đổi khí hậu.
“Từ nay tới năm 2030 không còn dài, nhưng Việt Nam có nhiều việc phải làm để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Do đó, tôi cho rằng, chúng ta cần xác định ưu tiên cải cách và cần lựa chọn các giải pháp phù hợp, chuẩn xác”, ông Lực cho biết.
Về các vấn đề cải cách để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, GS Christopher Findlay, Đại học Quốc gia Australia cho biết: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Úc trong việc cải cách kinh tế.
Một trong những nội dung quan trọng chính là cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý.
GS Christopher Findlay phân tích: Chính sách áp dụng cho một lĩnh vực cụ thể, như thương mại, cạnh tranh, quyền riêng tư hay bảo mật do nhiều cơ quan cùng quản lý.
Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan ngày càng trở nên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá các tác động của quy định pháp luật, bao gồm cả chi phí và lợi ích, cũng như sự đánh đổi liên quan tới các giải pháp cụ thể. Do đó, GS Christopher Findlay đề xuất thiết lập một quy trình chính thức có sự tham gia của các cơ quan có liên quan, đồng thời xác định vai trò của các cơ quan quản lý.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.