“Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những điều kiện mà nhà đầu tư Hàn Quốc cần"

Thứ hai, 01/07/2024 17:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 1/7, tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có buổi gặp gỡ, trao đổi song phương với Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun.

Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm qua đang được hưởng lợi nhiều từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà hai Bên tham gia, đặc biệt là Hiệp định VKFTA.

Không chỉ vậy, cơ cấu xuất khẩu của hai Bên có tính bổ sung rõ nét, và ít có sự cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng mà các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc sản xuất (điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng) và các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ.

viet nam dang hoi tu day du nhung dieu kien ma nha dau tu han quoc can hinh 1

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có buổi gặp gỡ, trao đổi song phương với Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun. (Ảnh: CT)

Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc là nguồn cung cấp lớn thứ hai sau Trung Quốc đối với các linh kiện, phụ kiện, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất đặc biệt là các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam.

“Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những điều kiện mà nhà đầu tư Hàn Quốc cần. Ngược lại, Hàn Quốc cũng có đủ khả năng, nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu phát triển của Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin và nhấn mạnh, đây là cơ sở cực kỳ quan trọng để hai nước Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng không gian hợp tác.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, hiện nay, hai Bộ đang có chung một nhiệm vụ hết sức nặng nề và to lớn. Thứ nhất, trước đó, Chính phủ cấp cao hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng và bền vững hơn. Thứ hai, hai nước cần đẩy mạnh và mở rộng không gian hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó chú trọng những ngành công nghiệp trọng điểm, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng. Đây là những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, dư địa.

Do vậy, để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị trước hết hai Bộ lấy đối thoại để giải quyết hết các khó khăn, vướng mắc; đồng thời hỗ trợ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước có cơ hội giao lưu, tìm hiểu, tham gia các hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại của hai bên.

Thứ hai, khuyến khích doanh nghiệp hai nước hợp tác, đầu tư các dự án có quy mô lớn phát triển ngành công nghiệp ô tô, qua đó hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô trong đó sản xuất các dòng xe chiến lược, phù hợp với điều kiện giao thông, thu nhập và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ.

Thứ ba, khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong các dự án khai thác, chế biến sâu khoáng sản trọng yếu, bao gồm đất hiếm, bô-xít.

Thứ tư, đề nghị Hàn Quốc hợp tác đầu tư sản xuất thiết bị cho ngành năng lượng tái tạo (bao gồm điện gió, điện mặt trời, lưu trữ điện và lưới điện thông minh) để góp phần giảm giá thành điện năng, nâng cao công suất điện năng.

Thứ năm, đề nghị hai Bên thiết lập hợp tác chiến lược trong lĩnh vực chip bán dẫn trong đó Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam dần tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn của Hàn Quốc đồng thời trao đổi, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.

Thứ sáu, đề nghị Hàn Quốc đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đầu tư trong các ngành năng lượng mới gồm hydrogen, amoniac xanh và điện hạt nhân quy mô nhỏ.

Thứ bảy, tăng cường hỗ trợ Việt Nam triển khai các hoạt động kết nối, xúc tiến đưa hàng Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các kênh phân phối lớn của Hàn Quốc như Lotte Mart, E-Mart, Home Plus, CJ Home Shoping...

Liên quan tới những vấn đề này, Bộ trưởng Ahn Duk-geun cho biết, trong quá trình phát triển công nghiệp của Hàn Quốc thì việc xây dựng, ổn định hạ tầng về năng lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Do vậy, Bộ trưởng Ahn Duk-geun tin rằng, kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực này có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp, hạ tầng, năng lượng.

Liên quan đến những đề xuất khác, Bộ trưởng Ahn Duk-geun cũng khẳng định, phía Hàn Quốc ủng hộ và nhất trí cao, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Năng lượng Hàn Quốc sẽ báo cáo lên Chính phủ Hàn Quốc để tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp ô tô, khai khoáng... Ngoài ra, Bộ trưởng Ahn Duk-geun cũng đề xuất phía Việt Nam tháo gỡ, giảm tải các thủ tục hành chính cũng như các vướng mắc liên quan đến vấn đề thuế.

Bộ trưởng Ahn Duk-geun khẳng định luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực; nhất là trong kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 150 tỷ USD vào năm 2030. Hai Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc sẽ phối hợp tạo ra hệ sinh thái công nghiệp, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Kết thúc cuộc gặp gỡ làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Việt Nam đang được xem là công xưởng của thế giới, do đó, mọi thành công của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng là thành công chung của Việt Nam. Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc đến tìm hiểu, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội quý III năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

Kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội quý III năm 2024 của tỉnh Bắc Ninh

(CLO) Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong quý III, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2024 đã đề ra, UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND về điều hành tăng trưởng kinh tế - xã hội quý III/2024.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19%

Bắc Ninh: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 4,19%

(CLO) Tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bắc Ninh tăng ở cả 3 gốc so sánh tháng trước, tháng cùng kỳ và tháng 12/2023 lần lượt là 0,18%; 3,86% và 1,32%.

Kinh tế vĩ mô
6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hưng Yên tăng 11,13%

6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hưng Yên tăng 11,13%

(CLO) Theo Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Hưng Yên tiếp tục đạt kết quả khá tích cực. Nổi bật, là chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 11,13% (kế hoạch năm tăng 8%) so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II/2024 của Bắc Ninh đạt 8,06%

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II/2024 của Bắc Ninh đạt 8,06%

(CLO) Theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý II/2024 của tỉnh đạt 8,06%, đã kéo tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,32% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý II tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp quý II tăng 21,4% so cùng kỳ năm trước

(CLO) Quý II năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của tỉnh Bắc Ninh tăng 21,4% cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động và đạt được doanh thu; các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới bắt đầu đem lại hiệu quả cho hàng xuất khẩu của tỉnh.

Kinh tế vĩ mô