Google tinh chỉnh Gemini: Cấu trúc lại giao diện, tăng trải nghiệm người dùng
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
Theo dõi báo trên:
Những thách thức lớn về phát triển trong những thập kỷ tới
Trong hai ngày 25 và 26 tháng 11, các học giả quốc tế đã đưa ra những nghiên cứu và cũng đã có những tranh luận về các vấn đề trong bối cảnh hậu COVID-19 tại Hội thảo quốc tế lần thứ 5 về các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản lý và kinh doanh (CIEMB 2022).
Thế giới đã phải đối mặt với nhiều hệ lụy đau lòng trong thời kỳ hậu đại dịch. Vì thế hơn 130 nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đến từ Việt Nam Anh, Úc, Bỉ, Ba Lan, Thái Lan, Pakistan, Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Pháp, Nam Phi, Lào… và hơn 80 tham luận và tranh luận đưa ra tại 16 phiên thảo luận tại CIEMB 2022 đã xoay quanh các vấn đề đương đại của kinh tế, quản lý và kinh doanh, hỗ trợ các chiến lược kích thích tăng trưởng và phát triển bền vững trên toàn thế giới.
Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam cũng đã trải qua những thách thức và khó khăn to lớn chưa từng có do đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua. Nhưng Việt Nam đã có được sự phục hồi ngoạn mục sau đại dịch. Và Việt Nam được một số học giả và chuyên gia quốc tế quan tâm quan sát và nghiên cứu.
Việt Nam là một ví dụ về một quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhiều nhà quan sát đánh giá định chế công của Việt Nam là một trong những định chế hiệu quả và chặt chẽ nhất trong khu vực.
Nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy trong thời kỳ hậu đại dịch, có thể đe dọa đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Với độ mở lớn nền kinh tế Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ của từ những bất định và suy giảm của kinh tế toàn cầu. Và Việt Nam đang có những điểm nghẽn thể chế ảnh hưởng tới tăng trưởng, theo GS. Jonathan Pincus - chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP.
Nói về điểm nghẽn, GS. Jonathan Pincus chỉ ra, sự phân cấp theo chiều dọc phân quyền theo chiều ngang cho các bộ ngành và địa phương ở Việt Nam rất mạnh mẽ nhưng lại sự thiếu liên kết giữa các tỉnh, các vùng, sự phối hợp giữa các bộ ngành chưa tốt. Vì thế đã làm giảm tính nhất quán và cũng làm giảm tác động của chính sách từ Chính phủ, vì thế khiến cho việc ứng phó với những thách thức lớn như thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu trở nên khó khăn hơn… Cũng vì thế nền kinh tế bị phân mảng.
Cần lưu ý rằng trong trung và dài hạn, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn về phát triển trong những thập kỷ tới, như biến đổi khí hậu, như những bất định dai dẳng bên ngoài có thể có tác động đến thương mại, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Kỳ vọng Việt Nam sẽ cung cấp nhiều ví dụ về đổi mới thể chế
Lời khuyên dành cho Việt Nam là không chỉ là tiếp tục những cải cách thể chế mà Việt Nam đang thực hiện mà cần sự cải cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, thiết lập một hệ thống phân cấp thẩm quyền rõ ràng hơn gắn với trách nhiệm và sự phối hợp, liên kết tốt hơn.
Việt Nam sẽ cần thiết lập một hệ thống phân cấp thẩm quyền rõ ràng mà không làm mất đi năng lực của các cơ quan cấp ngành và địa phương để ứng phó một cách sáng tạo khi có những vấn đề mới phát sinh trong phạm vi quyền hạn của họ.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy có thể chế tốt, minh bạch, công bằng và có trách nhiệm giải trình đóng vai trò quan trọng. Tất cả chúng ta đều muốn sống trong các xã hội có cơ chế thực thi pháp luật công bằng, khách quan, mức độ tham nhũng thấp và các Chính phủ có trách nhiệm”, GS. Pincus nói.
Bên cạnh đó, thể chế tốt sẽ tạo ra doanh nghiệp tốt. Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam đang thiếu những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn. Và những tập đoàn kinh tế Nhà nước cũng chưa đủ lớn. Và sự vắng mặt của các doanh nghiệp trong nước quy mô vừa và lớn trong lĩnh vực chế tạo đã làm chậm tăng trưởng năng suất, là một hậu quả khác của nút thắt thể chế.
Việt Nam đang chịu những tác động không nhỏ của từ những bất định và suy giảm của kinh tế toàn cầu. Và dự báo trong năm tới, những tác động này sẽ tiếp tục khiến kinh tế Việt Nam sẽ vẫn khó khăn. Các chuyên gia lưu ý.
Chia sẻ về những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, GS. Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân nói: “Trong giai đoạn Covid phần lớn các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực rất nhiều lại được Chính phủ có nhiều hỗ trợ nên đã vượt qua khó khăn trong đại dịch, phục hồi trở lại. Nhưng đến nay các khó khăn doanh nghiệp gặp phải vẫn khá nhiều”.
Khó khăn vì nguồn lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn tương đối nhiều trong đại dịch trong khi vẫn có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa thực hiện. Trong khi đó những khó khăn mới do tác động xấu từ kinh tế toàn cầu lại ập đến.
Nguồn lực bị bào mòn, vốn thiếu, nhưng thế giới bến động mạnh với lạm phát cao, kinh tế suy giảm, thị trường thu hẹp khiến nhiều doanh nghiệp mất đơn hàng, đã có những doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, chi phí sản xuất tăng cao… Với những dự báo kinh tế thế giới còn tiếp tục suy giảm, và có nguy cơ suy thoái khiến kỳ vọng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không ít.
Với những khó khăn như thế thì trước hết phải tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp và cần có các giải pháp nỗ lực đa dạng hóa thị trường cho các doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ đứt gãy trong chuỗi sản xuất. GS. Phạm Hồng Chương nói.
Đồng thời là đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tạo cơ chế và động lực để doanh nghiệp Việt Nam lớn lên, hướng tới có những tập đoàn kinh tế của Việt Nam vươn ra thế giới.
“Áp lực cải cách đang tăng lên. Chúng ta có thể kỳ vọng những năm tới Việt Nam sẽ cung cấp nhiều ví dụ về đổi mới thể chế khi các địa phương, khu vực, ngành và lĩnh vực sẽ có những thay đổi sâu sắc”, GS. Jonathan Pincus phát biểu.
(CLO) Google cải tiến ứng dụng Gemini với giao diện tối ưu, giảm lộn xộn, hợp nhất menu, và thiết kế thẻ hiện đại, mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
(CLO) Đang đi trên đường, cụ ông 70 tuổi bất ngờ bị gã thanh niên hàng xóm dùng gậy gỗ đánh chết. Tại tòa, kẻ gây án đã khai ra động cơ phạm tội.
(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy
(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.
(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.
(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.
(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.
(CLO) Bộ Tài chính vừa có Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế).
(CLO) Theo đài phát thanh địa phương Cuban Radio Marti, hiện tại khoảng 50% lãnh thổ Cuba đang trong tình trạng mất điện do cuộc khủng hoảng năng lượng trên hòn đảo này.
(CLO) Vào Ngày Tưởng niệm các nạn nhân của Holodomor tại Ukraine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine, bà Bridget Brink, tuyên bố rằng Nga lại một lần nữa sử dụng lương thực như một công cụ quyền lực và ép buộc.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
(CLO) 10 tháng năm 2024, tổng thu ngân sách của thành phố Hải Phòng tiếp tục là điểm sáng khi tổng thu ngân sách thành phố đạt 97.367,6 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 99,5% dự toán Trung ương giao và 91,2% dự toán HĐND thành phố giao.
(CLO) Ngày 25/11, Ban Cán sự Đảng và thành viên UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức phiên họp cho ý kiến đối với công tác thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2025.
(CLO) Chi phí trả nợ công Mỹ dự kiến vượt 1.000 tỷ USD năm tới, đe dọa các kế hoạch kinh tế tham vọng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) VCCI đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc phương án giảm thuế giá trị gia tăng cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ từ mức 10% xuống mức 8%.
(CLO) Với chiến lược gia tăng độc lập trong nguồn cung đậu nành, Trung Quốc đang đối mặt thách thức lớn khi thuế Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng, chiếm 18% nhập khẩu đậu nành từ Mỹ.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Sạch, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp VTK Hưng Yên đã tổ chức lễ công bố kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sạch (KCN Sạch) và ký kết bản ghi nhớ về phát triển KCN Sạch II.