Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Trong vài năm gần đây, Việt Nam thể hiện rất nhiều quyết tâm trong việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, nhằm thực hiện các cam kết về Net Zero phát thải ròng khí nhà kính bằng 0. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đang đối mặt với nhiều thách thức.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, PGS.TS Vũ Minh Khương - Giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh: Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đang là xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
+ Vì sao Việt Nam cần phải chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh như một yếu tố “sống còn”, thưa ông?
- Tôi cho rằng, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đang là xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. Có thể thấy rằng, nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình tăng trưởng xanh từ rất lâu và họ đã tạo ra được thành quả rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Không ở đâu xa, Singapore chính là ví dụ điển hình trong việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh.
Quay trở lại Việt Nam, nếu chúng ta không chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, thay vào đó vẫn giữ mô hình tăng trưởng cũ, tức là nền kinh tế chỉ chú trọng mở rộng, không chú trọng đến năng suất, Việt Nam sẽ bị “hụt hơi” so với thế giới.
Ví dụ, trước đây Việt Nam có lợi thế về nhân công giá rẻ, tuy nhiên lợi thế này hiện đã không còn. Do đó, trong thời gian tới, rất có thể các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang các nước khác có nhân công giá rẻ hơn, như Bangladesh chẳng hạn.
Tương tự, tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM luôn xảy ra tình trạng tắc đường, không khí thì ô nhiễm. Rõ ràng, khi các đô thị của chúng ta không phải là một nơi đáng sống, thì rất khó thu hút được các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần phải có giải pháp không thì nền kinh tế Việt Nam khó có thể “cất cánh” được.
Ngược lại, nếu Việt Nam quyết tâm chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, chú trọng vào quá trình phát triển bền vững, tức là vừa phát triển kinh tế vừa hài hòa với thiên nhiên môi trường, chú trọng tới năng suất, chắc chắn đây sẽ là “điểm nhấn” của kinh tế Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam có nhiều lợi thế về các Hiệp định thương mại (FTA), tuy nhiên, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Úc,... đều rất chú trọng vào các chỉ tiêu xanh, sản phẩm xanh, hàng hóa xanh. Nếu chúng ta chậm chân thay đổi, có thể Việt Nam sẽ mất đi các “bạn hàng” lớn.
Trước những thực tế này, tôi cho rằng tăng trưởng xanh là con đường Việt Nam cần phải làm và phải làm nhanh để bắt kịp với thế giới.
+ Ông đánh giá thế vào về triển vọng và cả những thuận lợi, hạn chế của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh?
- Mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam có phần chậm hơn so với một số “siêu cường” kinh tế thế giới nhưng chưa muộn. Từ khi đổi mới tới nay, kinh tế Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng ngưỡng mộ, từ một quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, với tốc độ tăng trưởng tăng ổn định qua nhiều năm. Điều này khiến nhiều quốc gia kém phát triển hơn phải học hỏi kinh nghiệm.
Tương tự, việc Việt Nam thể hiện quyết tâm chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng xanh cũng đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Riêng trong khu vực Đông Nam Á, nếu không tính Singapore thì Việt Nam chính là “ngọn cờ đầu” trong quá trình chuyển đổi này.
Về lợi thế, toàn bộ hệ thống chính trị, nhất là Chính phủ đang rất quyết liệt trong vấn đề chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh. Các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương cũng rất lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước.
Tôi đã có rất nhiều dịp trao đổi với nhiều giới chức, chuyên gia nước ngoài về vấn đề này, họ đều rất ấn tượng và không nghĩ Việt Nam lại quyết liệt như thế. Nhiều nước “nằm mơ” cũng không được.
Cũng chính vì quyết tâm của Việt Nam, chúng ta có một lợi thế khác đó là nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nước ngoài về cả nguồn lực lẫn vật lực.
Tuy nhiên, đi đôi với những lợi thế vẫn còn đó những hạn chế. Theo tôi, hạn chế lớn nhất của chúng ta trong quá trình chuyển đổi đó là chưa có “kiến trúc sư” chính thiết kế nền móng cho tăng trưởng xanh.
Thẳng thắn mà nói, Việt Nam rất quyết tâm, điều này được minh chứng bằng nhiều công văn, chỉ thị được ban hành trong thời gian ngắn. Nhưng, quá trình tổ chức thực hiện cho tăng trưởng xanh vẫn còn chậm.
Bên cạnh đó, pháp lý của Việt Nam vẫn còn phức tạp, điều này sẽ ảnh hưởng tâm lý không nhỏ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm con đường tăng trưởng bền vững.
+ Vậy để Việt Nam có thể hanh thông chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, Việt Nam cần phải làm gì, thưa ông?
- Như đã chia sẻ, hạn chế lớn nhất của chúng ta là chưa có “kiến trúc sư” tạo nền móng cho tăng trưởng xanh, hay nói cách khác cách tổ chức thực hiện của chúng ta vẫn còn chậm. Vì vậy, để tiến đến tăng trưởng xanh, Việt Nam cần tìm được vị “kiến trúc sư” này.
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và các giải pháp tăng trưởng xanh ở nước ngoài, hoặc phối hợp, liên kết với các chuyên gia trong và nước ngoài, nhất là các quốc gia hàng đầu về lĩnh vực này như Singapore để tìm kiếm giải pháp phù hợp với Việt Nam.
Trong khoảng thời gian chờ đợi đó, Việt Nam cần phải làm ngay đó là xây dựng các tiêu chí, các cam kết của doanh nghiệp trong việc giảm phát thải ra môi trường.
Ví dụ, với các doanh nghiệp sản xuất thép, họ cần phải cam kết “giấy trắng mực đen” lộ trình giảm phát thải, năm nay giảm bao nhiêu, năm sau giảm bao nhiêu,... Nếu doanh nghiệp thực hiện được thì thưởng, không thực hiện được thì tùy từng mức độ mà có các biện pháp nhắc nhở, khắc phục, thậm chí là xử phạt.
Điều này có thể tạo ra một cuộc chạy đua trong việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh ngay từ chính các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quá trình tăng trưởng xanh cần phải chú trọng vào vấn đề ý thức của người dân. Nếu chúng ta cứ hô hào tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, nhưng từ “tế bào” nhỏ nhất là người dân vẫn vứt rác thải bừa bãi, thì đâu thể gọi là kinh tế xanh. Do đó, Việt Nam cần bắt đầu từ thứ nhỏ nhất, chính là tạo ra cuộc cách mạng từ chính ý thức của người dân, như một dạng bình dân học vụ.
Tại Singapore, lãnh đạo của họ có chính sách rất hay đó là tạo ra các tọa đàm với sinh viên, để lắng nghe ý kiến, đề xuất của những người trẻ, những người sẽ là “chủ nhân” tương lai của đất nước. Những đề xuất hay, mới mẻ có tính ứng dụng cao, Singapore sẽ thử nghiệm luôn.
+ Như ông chia sẻ, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài, nhất là Singapore trong tăng trưởng xanh. Vậy, chúng ta cần học hỏi họ ở điểm gì?
- Thành công của nền kinh tế Singapore đều bắt nguồn từ 3 chữ “C”, nhưng theo tôi quan trọng nhất là “Concept” (ý tưởng) và các thực hiện concept về tăng trưởng xanh.
Chúng ta có thể học tập họ ở lĩnh vực đó. Vì Việt Nam lớn hơn Singapore rất nhiều ở góc độ diện tích lẫn dân số, một gia đình 2 con thống nhất 1 quan điểm đã khó, huống chi nhà nhiều con còn khó hơn. Nhưng, nếu chúng ta có concept hay, táo bạo cộng thêm sự quyết tâm của Việt Nam, có thể sẽ thực hiện được.
+ Xin chân thành cảm ơn ông!
Hoàng Anh (Thực hiện)
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất trong tháng 12/2024.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định) và Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).
(CLO) Sở Xây dựng Hải Dương dự kiến tổng ngân sách để thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.