(CLO) Nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) cho sản xuất điện; trong khi việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn tiềm ẩn rủi ro cho an ninh năng lượng.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: TL.
Sáng nay (7/9), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình "Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội".
Báo cáo tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết sau gần 10 năm thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, ngành điện đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong các lĩnh vực, bám sát các quan điểm phát triển và đã đạt được nhiều mục tiêu quy hoạch đề ra.
Cụ thể, giai đoạn từ 2011 đến 2019, tăng trưởng phụ tải điện của cả nước luôn duy trì ở mức cao, trung bình là 10,5%/năm. Tính đến hết năm 2019, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 239 tỉ kWh, tăng 2,35 lần so với năm 2010.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Công thương cho hay trong giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng xây dựng nguồn điện đã sụt giảm đáng kể với bình quân chỉ đạt 8%/năm, trong đó giảm nhiều nhất là thủy điện (chỉ còn bình quân 5%/ năm) và nhiệt điện than (chỉ còn bình quân 10%/ năm).
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là thủy điện đã khai thác hầu hết; nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng. Năng lượng tái tạo dù có sự bùng nổ về số lượng dự án và công suất đưa vào vận hành nhưng tỷ trọng thấp. Nhiệt điện khí và dầu hầu như không phát triển mới trong suốt giai đoạn 2011 - 2019.
Việc triển khai các dự án điện than sẽ được quản lý chặt chẽ. Ảnh: TL.
Đáng lo ngại là các dự án nguồn điện, đặc biệt là nhiều dự án ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bị chậm so với quy hoạch. Theo đó, tổng công suất các nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt gần 60%.
Còn theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành nhưng thực tế hàng loạt dự án điện lớn đã không được thực hiện.
"Từ hàng loạt nguyên nhân trên dẫn đến việc hệ thống điện bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu nguồn điện dự phòng kéo theo nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2025"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lo ngại.
Chưa hết, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu.
Theo đó, Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu LNG cho sản xuất điện do sự suy giảm của các mỏ khí khu vực Đông Nam Bộ từ sau năm 2022. Ước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào năm 2030.
"Việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn nếu không có chiến lược phù hợp có thể tiềm ẩn rủi ro cho an ninh năng lượng quốc gia"- ông Trần Tuấn Anh bộc bạch.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thừa nhận dẫn đến nguy cơ thiếu điện trong những năm gần tới đây có phần do cơ chế chính sách đối với ngành điện còn thiếu đồng bộ, chậm được đổi mới, nguồn lực đầu tư còn hạn chế và dàn trải.
Cùng với đó là sự phối hợp của các địa phương trong công tác triển khai các dự án điện chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt, một số địa phương không nghiêm túc thực hiện quy hoạch được duyệt khiến quy hoạch bị phá vỡ.
Trước tình hình này, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư phát triển ngành điện, đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, Bộ Công Thương kiến nghị Quốc hội xem xét ban hành một Nghị quyết cho phép ngành điện thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành để hỗ trợ các chủ đầu tư dự án điện đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Ông Trần Tuấn Anh kiến nghị đối với dự án đầu tư xây dựng công trình điện nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển điện lực được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì cho phép chủ đầu tư không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mà được lập ngay Báo cáo nghiên cứu khả thi để quyết định đầu tư dự án.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ông Vũ Hồng Thanh, cần làm rõ hàng loạt vấn đề liên quan đến việc phát triển điện lực của quốc gia trong thời gian tới.
Bộ Công thương cần phân tích rõ các nguyên nhân dẫn tới hàng loạt dự án điện chậm tiến độ, các bất cập về thu hút vốn đầu tư cũng như các giải pháp giải liên quan đến nhập khẩu năng lượng thời gian tới. Thực tế, các dự án điện vừa qua chậm chủ yếu do giải phóng mặt bằng. Hay nhiệt điện than không được nhiều địa phương đề nghị không đầu tư.
"Vậy cần xác định vai trò của nhiệt điện than cũng như xử lý vấn đề môi trường như xỉ than của nhiệt điện, pin mặt trời của năng lượng tái tạo trong thời gian tới thế nào"- ông Vũ Hồng Thanh đặt vấn đề.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, trong quy hoạch điện VIII, việc triển khai các dự án điện than sẽ được quản lý chặt chẽ. Nền kinh tế sẽ không đưa thêm nhiều dự án điện than vào quy hoạch. Các dự án sẽ được đánh giá đầy đủ về yếu tố môi trường. Cùng đó, sẽ có sự điều chỉnh về cơ cấu các nguồn điện trong thời gian tới.
"Đặc biệt, không thể trút gánh nặng cho nền kinh tế khi các nguồn năng lượng giá thành cao ồ ạt đi vào hoạt động. Điện than sẽ được tính toán cùng các dự án điện khí để điều chỉnh cho phù hợp"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hoá thực thi" các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác, nhất là các dự án trọng tâm, mang tính biểu tượng, các dự án góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ với các đối tác, thúc đẩy mở rộng, đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, khó lường.
(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu, không để liên tục "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành theo cam kết và xác định đây là tiêu chí để đánh giá cán bộ.
(CLO) Sở Y tế Gia Lai vừa xử phạt hành chính Nha khoa thẩm mỹ Quốc tế (số 56 đường Nguyễn Lương Bằng, TP Pleiku, Gia Lai) hoạt động khám chữa bệnh nhưng không có giấy phép.
(CLO) Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị tại địa chỉ truy cập: https://nq57.mst.gov.vn.
(CLO) UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu huyện Ia Grai giải trình rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan đến việc không tuân thủ chỉ đạo của Trung ương về việc tạm dừng tuyển dụng viên chức.
(CLO) Một quả bom còn sót lại sau chiến tranh, nặng khoảng 360kg, vừa được phát hiện và xử lý an toàn tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, nhờ sự phối hợp kịp thời giữa người dân và tổ chức quốc tế chuyên xử lý bom mìn.
(CLO) Ngày 9/4, Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam nhóm 8 đối tượng có hành vi tổ chức, sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy tại một chung cư trên địa bàn thành phố Vinh.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 79/2025/NĐ-CP quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Chính phủ yêu cầu không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở đăng kiểm thực hiện tốt công tác kiểm định đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói chung và phương tiện xe quá khổ, quá tải nói riêng, không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động kiểm định, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
(CLO) Ngày 9/4, tại Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tổ chức hội thảo "Nhìn lại văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước".
(CLO) Mới đây, thương hiệu Tommy Hilfiger Vietnam đã lặng lẽ xoá toàn bộ hình ảnh của hoa hậu Thùy Tiên khỏi các nền tảng mạng xã hội. Những bức ảnh cô tham dự sự kiện của hãng tại New York Fashion Week, cũng như loạt hình ảnh từng được đăng tải tại Việt Nam, đều bị gỡ bỏ hoàn toàn.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hoá thực thi" các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác, nhất là các dự án trọng tâm, mang tính biểu tượng, các dự án góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ với các đối tác, thúc đẩy mở rộng, đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, khó lường.
(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu, không để liên tục "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành theo cam kết và xác định đây là tiêu chí để đánh giá cán bộ.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nêu rõ: Chính phủ Việt Nam kiên định mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước tiếp tục đóng vai trò điều phối thúc đẩy quan hệ song phương, nghiên cứu các nội hàm hướng tới việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 79/2025/NĐ-CP quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, Chính phủ yêu cầu không lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ các cơ sở đăng kiểm thực hiện tốt công tác kiểm định đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nói chung và phương tiện xe quá khổ, quá tải nói riêng, không để xảy ra tình trạng ách tắc trong hoạt động kiểm định, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
(CLO) Trong khuôn khổ giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 (năm 2025) sẽ có nhiều hoạt động đối ngoại Quốc phòng. Trong đó, Quân chủng Hải quân sẽ tổ chức đưa Biên đội tàu 015, 016 tiến hành tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc từ ngày 10 - 19/4/2025.
(CLO) Ngày 9/4, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội chủ trì Hội nghị hướng dẫn sử dụng thử nghiệm một số hệ thống phần mềm công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyển đổi số của Quốc hội.