Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng GDP cao gấp đôi so với Thái Lan trong năm 2022

Thứ tư, 29/06/2022 17:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi các tổ chức nghiên cứu kinh tế dự báo GDP Thái Lan trong năm 2022 sẽ tăng khoảng 3%, thì GDP Việt Nam được dự báo tăng 6% - 6,5%.

Đâu là động lực cho kinh tế Việt Nam tăng kỷ lục?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý II/2022, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II trong 10 năm qua (giai đoạn 2011 - 2022). Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, GDP tăng 6,42%.

Trong quý II/2022, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II trong 10 năm qua (giai đoạn 2011 - 2022)

Trong quý II/2022, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý II trong 10 năm qua (giai đoạn 2011 - 2022)

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê cho biết: Sự tăng trưởng này đặc biệt có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, như tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn, xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine.

Theo bà Hương, một trong những động lực để kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II đó chính là nhờ các chính sách phục hồi kinh tế của Quốc hội, Chính phủ. Các giải pháp tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội đã hỗ trợ rất lớn các doanh nghiệp phục hồi.

Báo cáo của GSO cho thấy, tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 76.200 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký hơn 880.000 tỷ đồng, tăng 13,8% số doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, có gần 40.700 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021,  nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 116.900 doanh nghiệp, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 19.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

“Số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đang phản ứng tích cực với các chính sách phục hồi kinh tế”, bà Hương nói.

 Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý III năm 2022 với 85,0% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý II năm 2022.

Cũng theo lãnh đạo của GSO, trong nửa đầu năm nay, xuất nhập khẩu và FDI tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Trong đó, với FDI, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được khoảng 14,04 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nước ngoài điều chỉnh nâng vốn ngày càng tăng.

Với xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 15,5%. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

Tất cả những yếu tố này đã giúp ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 932.000 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. 

GDP Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng gấp đôi so với Thái Lan

Trước những diễn biến phức tạp của cuộc xung đột Nga - Ukraine, bà Hương cho rằng, các tổ chức nghiên cứu kinh tế như Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đều có cái nhìn bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.

Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng GDP cao gấp đôi so với Thái Lan.

Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng GDP cao gấp đôi so với Thái Lan.

Trong đó, hầu hết các đơn vị này đều nhận định giá nhiên liệu, như xăng, dầu, khí đốt và giá lương thực sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, tác động trực tiếp vào quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Có thể, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trong khoảng 2,6% - 3,1%, đây là mức nhận định thấp nhất trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ là điểm sáng tăng trưởng kinh tế của cả năm 2022. Bởi, nếu xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, các tổ chức nghiên cứu thế giới vẫn có cái nhìn rất lạc quan về kinh tế Việt Nam.

Đơn cử, theo dự báo của ngân hàng phát triển châu Á (ADB), năm 2022, GDP của Indonesia có thể tăng 5%, trong khi WB nhận định là 5,1%. Với Malaysia, ADB dự báo GDP của nước này tăng 6% vào cuối năm nay. Trong khi, WB nhận định thấp hơn là 5,5%.

Tương tự, ADB dự báo GDP năm 2022 của Philippines tăng 6%, WB dự báo tăng 5,7%. Thái Lan được ADB dự báo GDP tăng 3%, WB dự báo tăng 2,9%. Singapore được ADB và WB đều được dự báo tăng 4,3%.

Trong khi đó, trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2022, WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 5,8% trong năm 2022, cao hơn so với dự kiến tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á.

Theo ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 được dự báo đạt 6,5% khi nền kinh tế dần phục hồi nhờ tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cao, sự chuyển đổi sang cách tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt hơn, mở rộng thương mại và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ.

Các biện pháp tiền tệ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm 0,5% -1,0% lãi suất cho vay trong năm nay và năm sau, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp cứu trợ tín dụng đến hết năm 2023. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến năm 2022 là 14%. Cắt giảm lãi suất và phục hồi nhu cầu tín dụng từ các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ đạt được mục tiêu này.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô