(CLO) Các chuyên gia cũng cho rằng, đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc về liêm chính khoa học, từ đó tạo ra môi trường khoa học, công nghệ lành mạnh.
Ngày 19/12, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định: Trong 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam trong việc phát triển nền tri thức của nhân loại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế và tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia.
Cụ thể, theo cơ sở dữ liệu của Elsevier, tổng số công bố khoa học của Việt Nam trong danh mục Scopus năm 2013 là khoảng 3.800 bài và năm 2022 là gần 18.500 bài, tăng khoảng 5 lần, đưa xếp hạng của Việt Nam lên đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 12 Châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus.
Số lượng công bố quốc tế này góp phần đưa chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2022 xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; xếp thứ 4 trong Đông Nam Á và xếp thứ 2 trong các quốc gia có mức thu nhập bình quân thấp (sau Ấn Độ).
“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công bố quốc tế trong những năm gần đây, bên cạnh những đóng góp tích cực như đã nêu cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết đối với các nhà quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ cũng như cộng đồng và cá nhân các nhà khoa học, trong đó nổi lên các tranh luận về liêm chính trong nghiên cứu khoa học”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nêu vấn đề.
Tại hội thảo, đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận, thảo luận của các nhà khoa học xung quanh thực trạng, kinh nghiệm tại các cơ sở giáo dục đại học, cũng như đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện liêm chính trong nghiên cứu.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: Việc quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và trong học thuật là cần thiết phải bàn để đưa ra một khung và hoàn thiện dần dần.
Mục đích liêm chính là cần hướng tới sự lành mạnh, trước hết con người cần ý thức được liêm chính trong đạo đức, hành vi của mình. Bên cạnh đó cũng cần tránh việc lợi dụng liêm chính để làm tổn thương các nhà khoa học.
“Mong qua hội thảo này sẽ có một chỉ đạo để tất cả các trường phải chủ động, có công cụ quản lý để kiểm soát, tạo cơ chế lành mạnh trong khoa học”, Giáo sư Nguyễn Đình Đức bày tỏ.
Cũng đề cập tới một bộ quy tắc chung về liêm chính nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh mong muốn sẽ có một bộ quy tắc chung, để từ đó các trường chiếu vào xây dựng bộ quy tắc riêng.
Cùng với đó là cơ chế hậu kiểm và một chế tài xử lý. Theo PGS.TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Việt Nam không phải là một “hoang mạc” về liêm chính khoa học, chúng ta đã có rất nhiều quy định thể hiện trong luật, thể hiện trong nghị định, thể hiện theo các quy định của Bộ Khoa học Công nghệ, của Bộ GD&ĐT, của nhiều trường, nhiều tạp chí; chỉ có điều là chưa có một quy định tổng thể và giờ cần có một khung cơ chế pháp lý chung.
“Điều này là bắt buộc trong việc xây dựng một bộ tiêu chí hay một quy định chung cho quốc gia”, PGS.TS Nguyễn Tài Đông nhận định.
PGS.TS Nguyễn Tài Đông cũng chia sẻ, những thứ mà các nhà khoa học theo đuổi là tri thức, trí tuệ, từ đó tìm ra chân lý, giá trị của bản thân. Và nếu như không bảo vệ được điều đó thì sẽ không còn khoa học và không có đào tạo.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN nêu ý kiến: “Cần hình thành thiết chế, nền tảng pháp luật, gắn với nền tảng văn hóa và giáo dục. Cần có khung quy định bao trùm về nghiên cứu học thuật dưới góc độ nhà nước”.
Từ góc độ quan tâm tới việc phát triển hệ thống các tạp chí khoa học trong nước và hình thành cơ sở dữ liệu về nghiên cứu khoa học, GS.TS Lê Quốc Hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng: Việt Nam cần phát triển mạnh các tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế.
Đồng thời, cần tạo ra cơ sở dữ liệu là tiền đề cho hệ thống trích dẫn dữ liệu quốc gia.
Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái khẳng định, liêm chính trong nghiên cứu khoa học là vấn đề quan trọng; những phản ánh của các nhà khoa học, truyền thông về vấn đề liêm chính khoa học những năm qua cho thấy, đã đến lúc phải quan tâm lắng nghe.
Theo Thứ trưởng Trần Hồng Thái, liêm chính là khái niệm “mở”, nhưng phải có sự cập nhật và hướng dẫn chung để thực hiện. Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học.
Đề xuất một số việc cần làm trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, việc cần làm ngay là các đơn vị quản lý nhà nước khẩn trương nghiên cứu đề xuất thể thức văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện các quy chế, quy định về liêm chính.
Tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo về việc xây dựng cơ sở dữ liệu, nghiên cứu tiêu chí giám sát các tạp chí…, Thứ trưởng Trần Hồng Thái cho biết: Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu để sớm có cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ, tạo tài nguyên cho quản lý nhà nước.
Đồng thời sẽ nghiên cứu xem xét tiêu chí giám sát các tạp chí và định hướng phát triển hệ thống tạp chí khoa học trong nước.
Thứ trưởng cũng cho biết, các ý kiến tại hội thảo sẽ được xem xét để lồng ghép vào các điều khoản khi thay đổi Luật Khoa học và Công nghệ.
“Hai Bộ cùng nhau nhận thấy đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc về liêm chính và công bố. Cố gắng tạo ra môi trường khoa học, công nghệ lành mạnh.
Hội thảo hôm nay là khởi đầu để hai Bộ cam kết đồng hành với các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông hướng tới nền giáo dục, khoa học tốt hơn, mang lại hạnh phúc nhiều hơn”, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nói, đồng thời chia sẻ: “Cố gắng ứng xử với liêm chính có văn hoá, văn minh, bởi chúng ta đang ứng xử với các nhà khoa học, nhà giáo”.
(CLO) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 8 đang ở trên khu vực Bắc Biển Đông, sức gió đã giảm xuống còn cấp 8, giật cấp 10. Dự báo, sang ngày mai bão tiếp tục suy yếu và trở thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp rồi tan trên Biển Đông.
(CLO) Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).
(CLO) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nhằm nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo, đài Trung ương.
(CLO) Chiều 13/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng tổ chức phát động “Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố sáng tạo”.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo Luật Tình trạng khẩn cấp, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke hoặc dịch vụ vũ trường (gọi là Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh).
(CLO) Tỉnh Lạng Sơn sẽ ưu tiên thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình; các cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí kết nối thuận tiện với các tuyến hành lang kinh tế dọc theo cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Quốc lộ 4A và cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh nối Lạng Sơn với Cao Bằng, Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn với Quảng Ninh.
(CLO) UBND TP HCM giao lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử nghiêm các vi phạm liên quan đến tình trạng "xe dù, bến cóc", "xe trá hình tuyến cố định", xe chở quá số người quy định...
(CLO) Ngày 13/11, tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 với 85 đại biểu chính thức.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 14/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh. Trung Trung Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Tây Nguyên, Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
(CLO) Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Thượng viện Nga, ông Nikolay Zhuravlev, phát biểu tại triển lãm "Made in Russia" cho biết, quan hệ hợp tác thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc hiện đang đạt mức cao nhất trong lịch sử.
(CLO) Nhờ được cấp chỉ dẫn địa lý, sâm Ngọc Linh trên địa bàn đã có thương hiệu, được người tiêu dùng tín nhiệm lựa chọn để sử dụng bồi dưỡng sức khỏe. Những khu vực được cấp chỉ dẫn sâm củ đang được người dân và doanh nghiệp cùng nhau liên kết trồng sâm Ngọc Linh và làm giàu dưới tán rừng
(CLO) Ông Timon Gremmels, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen Liên bang Đức: "Với vai trò là đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Đức không ngừng được củng cố, vun đắp và phát triển ngày càng tốt đẹp, trong đó có hợp tác ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo".
(CLO) Ngành đường sắt đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố tàu SE7 trật bánh xảy ra vào chiều 13/11 gây ách tắc tuyến đường sắt Bắc - Nam.
(CLO) Ông Timon Gremmels, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen Liên bang Đức: "Với vai trò là đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Đức không ngừng được củng cố, vun đắp và phát triển ngày càng tốt đẹp, trong đó có hợp tác ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo".
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm học 2023 - 2024, triển khai phong trào thi đua năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Tiếng Trung giờ đây không chỉ là một ngôn ngữ của một quốc gia mà còn trở thành một khía cạnh quan trọng của sự phát triển kinh tế và văn hóa toàn cầu. Trước làn sóng đó, Trung tâm Tiếng Trung Molii FM đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu của rất nhiều học viên.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng”.
(CLO) Một trong những yêu cầu bắt buộc của thí sinh là có mặt tại phòng thi, nếu chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
(CLO) Năm học 2024-2025, tỉnh Lào Cai quyết định không thu học phí đối với trẻ em học mầm non, học sinh phổ thông công lập và học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh này.
Nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Khuyến Nông (Triệu Sơn – Thanh Hóa) luôn tự hào với bề dày thành tích đã đạt được trong sự nghiệp gieo chữ, trồng người. Hòa cùng không khí náo nức hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Trong những ngày này, thầy và trò Trường THCS Khuyến Nông đang hân hoan chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường. Đây cũng là dịp để thầy và trò nhà trường cùng nhau ôn lại truyền thống đáng tự hào trong công tác dạy và học.
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường bày tỏ mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, hỗ trợ để địa phương này sớm có một cơ sở giáo dục đại học để phục vụ yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên ngành phù hợp, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, phong tục, đặc điểm địa phương và yên tâm công tác lâu dài.
(CLO) Dự thảo Luật Nhà giáo quy định, cấm nhà giáo ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật.