Việt Nam-Nhật Bản gia tăng hợp tác để phát triển nguồn năng lượng sạch

Thứ hai, 15/03/2021 14:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (15/3), tại Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam- Nhật Bản, các diễn giả cho rằng, năng lượng bền vững luôn là những vấn đề nóng cũng như thách thức cho cả do đó, 2 nước cần gia tăng hợp tác.

Sáng 15/3, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường chính sách công-Đại học Tokyo tổ chức Diễn đàn nghiên cứu Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề "Tăng cường hợp tác Việt Nam-Nhật Bản nhằm phát triển năng lượng bền vững ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng giai đoạn hậu COVID-19".

Quang cảnh Diễn đàn. Ảnh: Phương Chi

Quang cảnh Diễn đàn. Ảnh: Phương Chi

Tại Diễn đàn này, các diễn giả cho rằng, trong những năm gần đây, hợp tác của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm: Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia , Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.

Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong Asean. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của Asean và Asean +, các nước ở khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) cũng đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại – đầu tư cho đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường…; trong đó, năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, gắn kết mật thiết với quá trình hợp tác và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Phát biểu tại diễn đàn, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Đảng và Chính phủ cũng đặt những mục tiêu quan trọng, trong đó có tăng trưởng kinh tế trong thập niên tới. Nhu cầu sử dụng năng lượng là rất lớn và có xu hướng liên tục tăng nhanh.

Để đáp ứng nhu cầu này một cách bền vững, Việt Nam đang nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng khác nhau, chứ không chỉ dựa vào các nguồn hóa thạch hay nguồn lợi thủy điện.

"Việt Nam cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng một cách bền vững ở khu vực GMS và đã thường xuyên, chủ động trao đổi với các quốc gia thành viên. Trong quá trình đó, chúng tôi đánh giá cao sự tham gia hỗ trợ tích cực của các đối tác ở cả trong và ngoài khu vực GMS,"  bà Hồng Minh nhấn mạnh.

Trong những năm gần đây, hợp tác của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia , Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể. Khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng lớn trong Asean.

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của ASEAN và ASEAN+, các nước ở khu vực GMS cũng đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại-đầu tư cho đến phát triển kết cấu hạ tầng, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực và môi trường..., trong đó năng lượng là một lĩnh vực quan trọng, gắn kết mật thiết với quá trình hợp tác và phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp CIEM, do đảm bảo an ninh năng lượng rất quan trọng,Việt Nam cần đảm bảo cơ cấu năng lượng cân bằng hơn nữa; tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu năng lượng ở mức độ hợp lý; đồng thời, thúc đẩy thảo luận thực chất hơn về năng lượng và phát triển bền vững với các nước GMS…

Dù đều được dự báo sẽ cần thêm năng lượng trong thập niên tới, các nước ở khu vực GMS sẽ khó có thể phát triển bền vững và hiệu quả nếu chỉ xây dựng chính sách năng lượng một cách độc lập, không hài hòa với nhau. Chính ở đây, khu vực GMS vẫn cần gia tăng hợp tác nhằm hướng tới một chính sách năng lượng bền vững và hài hòa ở cấp vùng.

Ông Fukunari Kimuara, Khoa Kinh tế, Đại học Keio cho rằng tiểu vùng sông Mekong được đánh giá là tiểu vùng thành công nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhanh trong 3 thập kỷ qua. Tuy nhiên, khoảng cách phát triển trong khu vực vẫn còn rộng.

Các vấn đề về phát triển bền vững khác như quản lý nguồn nước và môi trường nói chung đang trở thành những vấn đề cấp bách trong tiểu vùng…

                                       Phương Chi

Tin khác

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

Phú Thọ: Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản

(CLO) Thời gian qua, Phú Thọ được xem là một trong các đơn vị làm tốt công tác quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc tỉnh quản lý. Các doanh nghiệp có mỏ khai thác thuộc địa phận Phú Thọ được giám sát chặt chẽ, qua đó đến thời điểm hiện tại, tình hình khai thác khoáng sản trên lòng sông Hồng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ quản lý ổn định và không xảy ra tình trạng khai thác trái phép.

Đời sống
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Đời sống
Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

Nam Bộ sắp chấm dứt chuỗi ngày nắng nóng gay gắt

(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, từ ngày 5/5, nắng nóng diện rộng ở các khu vực Tây nguyên, Nam bộ có khả năng kết thúc.

Đời sống
Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

Gặp gió lốc khiến tàu câu mực bị chìm, 2 ngư dân Nghệ An mất tích

(CLO) Khi đang đi câu mực trên biển thì gặp gió lốc, một tàu cá ở Nghệ An bị lật khiến 2 người mất tích và 1 người may mắn được cứu sống.

Đời sống