Việt Nam sẵn sàng giành chiến thắng lớn sau đại dịch Covid-19

Chủ nhật, 19/04/2020 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) David Hutt, nhà báo chuyên về Đông Nam Á, vừa có một bài viết trên Thời báo châu Á khen ngợi phong cách “ngoại giao đại dịch” của Nhà nước ta, với tựa đề: “Vietnam poised to be big post-pandemic winner”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đeo khẩu trang trong video trực tuyến tại Hội nghị cấp cao ASEAN về Covid-19, ngày 14/4/2020, tại Hà Nội - Ảnh: AFP/Manan Vatsyayana

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đeo khẩu trang trong video trực tuyến tại Hội nghị cấp cao ASEAN về Covid-19, ngày 14/4/2020, tại Hà Nội - Ảnh: AFP/Manan Vatsyayana

Đến giờ, có lẽ không cần phải trích dẫn thêm những bài viết của báo chí nước ngoài về phong cách chống dịch hiệu quả đúng kiểu con nhà nghèo của Việt Nam. Financial Times của Mỹ, Die Welt của Đức, EFE của Tây Ban Nha… đều đã bày tỏ sự khâm phục.

Đó là “đối nội”, còn “đối ngoại” thì sao? David Hutt mở đầu bài viết của mình như sau: “Thông qua việc đóng biên sớm và hiệu quả, sự minh bạch hiếm thấy và những hành động ngoại giao Covid-19 mang tính chiến lược, Việt Nam đang dần trở thành một quốc chiến thắng thời hậu đại dịch”.

Việt Nam từ lâu đã muốn chứng tỏ cho thế giới thấy mình là một người bạn có trách nhiệm và đáng tin cậy. Đại dịch là lúc chúng ta chứng tỏ điều đó, với tinh thần “A friend in need is a friend indeed” – Người cưu mang lúc mình gặp hoạn nạn là người bạn đích thực.

Giữa lúc phải huy động tối đa các nguồn lực để dập dịch, Việt Nam vẫn ra sức để hỗ trợ các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Và lời cảm ơn đã vang lên từ Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Đức, Anh... và hai người láng giềng thân cận: Lào và Campuchia.

Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, chỉ ra: Năm quốc gia châu Âu gồm Tây Ban Nha, Italia, Pháp, Đức, Anh vốn đã đàm phán các thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong những năm gần đầy. Và cách Việt Nam ứng xử cho thấy họ thật sự coi trọng “tình bạn” này.

Tuần trước, trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảm ơn “những bằng hữu ở Việt Nam” đã hỗ trợ sản xuất 450.000 bộ quần áo bảo hộ. Việc nới lỏng thủ tục, co giãn chính sách trong đại dịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ với các nước bạn. Việt Nam cũng đã đóng góp rất nhiều khẩu trang, nước rửa tay và trang thiết bị y tế đến các quốc gia khác, đặc biệt là hai bằng hữu thân cận Lào và Campuchia.

Alexander Vuving, giáo sư tại Daniel K Inouye, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii, nhận định: “Đại dịch Corona là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tăng cường quyền lực mềm, vì nó cho thấy sự hào phóng của họ với cộng đồng quốc tế”.

Bước ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang trước một cửa hàng lưu niệm tại Hà Nội đăng trên Thời báo châu Á - Ảnh: AFP/Nhac Nguyen

Bước ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang trước một cửa hàng lưu niệm tại Hà Nội đăng trên Thời báo châu Á - Ảnh: AFP/Nhac Nguyen

Nghèo mà vẫn hào phóng, điều ấy mới thật sự đáng quý. Có thể thấy ở những nơi mà Trung Quốc mất điểm, Việt Nam đã nhẹ nhàng lách vào và cho thấy một cách ứng xử lịch thiệp hơn hẳn.

Việc khéo léo co giãn đã giúp Việt Nam hưởng lợi không ít từ trước đại dịch. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia hưởng lợi khi các công ty đa quốc gia chuyển nhà mày của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế quan mới của Mỹ đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Ngân hàng đầu tư Nomura của Nhật Bản ước tính kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng 8% trong năm 2019 nhờ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng này.

Nhiều chuyên gia nhận định: Việt Nam chuẩn bị được đón “làn sóng thứ hai” khi các quốc gia phương Tây ngày một mất cảm tình với Trung Quốc bởi cách xử lý trong đại dịch. Các chính trị gia ở Washington, Tokyo và một số thủ đô châu Âu hiện đang bàn công khai về việc tách dần ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc, bao gồm việc phá vỡ thế phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất về nước ngoài cho những mặt hàng thiết yếu như vật tư y tế.

Giáo sư Vuving nói: “Người hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển này chính là Việt Nam. Vì Việt Nam đã chứng tỏ sự thân thiện, trong khi giá thành sản xuất vẫn rất dễ chịu với các công ty phương tây. Trong nhiều trường hợp, khi quyết định tách ra khỏi một Trung Hoa ngày càng không đáng tin cậy, Việt Nam chính là ưu tiên số một”.

Sự chuyển dịch này rõ ràng đã đến thật đúng lúc. Ngân hàng thế giới dự báo trong trường hợp tồi tệ nhất của Covid-19, tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ rớt xuống 1,5% trong năm nay, trong khi con số của những năm trước ổn định ở 7%.

Con số này là thấp nhất trong nhiều thập kỷ, nhưng giữa bức tranh ảm đạm chung thì như thế vẫn còn lạc quan, đặc biệt so với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, bao gồm cả đối thủ sản xuất Thái Lan, với mức dự kiến tăng trưởng GDP trong năm 2020 là -5,4%.

Các chuyên gia tin kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác vào năm 2021, đặc biệt là khi các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, EU di chuyển hàng loạt chuỗi cung ứng hậu đại dịch từ Trung Quốc xuống Việt Nam.

Một người dân đeo khẩu trang lấy gạo tại cây

Một người dân đeo khẩu trang lấy gạo tại cây "ATM gạo" tại Hà Nội - Ảnh: AFP/Manan Vatsyayana

Đại dịch cũng nổ ra vào thời điểm ngoại giao quan trọng với Việt Nam vì năm nay, nước ta giữ chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN, cũng như một vị trí không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Trong một phát biểu khai mạc cuộc họp gần đây giữa các lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bảo trong những thời khắc nghiệt ngã như hiện nay, sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN sẽ tỏa sáng như ngọn hải đăng trong bóng tối.

Khả năng nhiệm kỳ lãnh đạo ASEAN của Việt Nam sẽ được kéo dài đến tận 2021 do sự gián đoạn gây ra bởi khủng hoảng Covid-19. Nếu vậy, Hà Nội sẽ có thêm thời gian để xây dựng sự đồng thuận trong khu vực về hai vấn đề hệ trọng liên quan đến Trung Quốc: đưa ra một bộ quy tắc ứng xử cho vấn đề biển Động và việc quản lý tài nguyên nước trên sông Mê Kông.

Để Việt Nam nổi lên như một người phát ngôn của khu vực, Hà Nội cần tranh thủ sự ủng hộ của cộng động quốc tế.

Những năm gần đây, ngoại giao Việt Nam đi theo sách lược tìm kiếm và chinh phục những bằng hữu tiềm năng. Nhiều nhà phân tích xem Việt Nam là đối tác thân thiện nhất của Mỹ ở Đông Nam Á. Tháng trước, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã trở thành tàu hải quân thứ hai của Hoa Kỳ cập cảng Việt Nam kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975, sau một chuyến thăm lớn khác của hải quân Hoa Kỳ vào năm 2018, cho thấy Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.

Nếu nhìn từ bên trong, việc kéo dài thời gian cách ly xã hội thêm một tuần có thể gây ra nhiều hoang mang. Nhưng nếu nhìn ra bên ngoài, ta thấy rất nhiều cơ hội đang rộng mở cho Việt Nam sau cơn đại dịch. Nhà nước thật sự đã có những cái nhìn xa hơn để khắc phục hậu quả, thậm chí biến đại dịch thành một cơ hội để tiến lên.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Hãy tin mọi thứ sẽ khởi sắc sau khi những u ám này tan đi. Việt Nam sẽ đi lên bằng tình bạn và lòng chân thành. Nó là thứ không thể mua bằng tiền.

Trần Minh 

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo