Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc: Sẵn sàng cho trọng trách mới

Thứ năm, 30/05/2019 15:27 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Việt Nam được chọn là quốc gia duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 một lần nữa khẳng định vị thế của Việt Nam.

Từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”

Với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam đã thực sự được chắp cánh và nâng lên một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được chỗ đứng xứng đáng của mình với tư cách một thành viên trách nhiệm và có uy tín của cộng đồng quốc tế.

Hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam đã chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”. Điều này thể hiện qua việc Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Bảo an (2008 - 2009); Hội đồng Kinh tế-Xã hội (1998 - 2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014 - 2016), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015 - 2019), Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017 - 2021); Ủy ban Luật thương mại quốc tế (2019 - 2025)...

Ngoài ra, Việt Nam còn góp mặt trong nhiều diễn đàn đa phương như: Hội nghị G7 mở rộng, Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong Nhật Bản, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, Diễn đàn cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu, Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc...

Cùng với đó, Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Gần đây nhất là Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vào cuối tháng 2/2019. Đây là sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế của 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện. Việt Nam được đánh giá cao khi đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hội nghị diễn ra an toàn, trọng thị và với chất lượng cao, thể hiện mong muốn của Việt Nam đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Việc Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc là hoạt động có ý nghĩa nhân đạo quốc tế to lớn, khẳng định với thế giới về một hình ảnh đầy trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Việc Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc là hoạt động có ý nghĩa nhân đạo quốc tế to lớn, khẳng định với thế giới về một hình ảnh đầy trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Trước đó, Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công 4 hội nghị quốc tế quan trọng, bao gồm: Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF 26) vào tháng 1/2018; Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 10 (CLV 10) vào cuối tháng 3/2018; Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) vào tháng 9/2018 và Đại hội Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) vào tháng 9/2018.

WEF ASEAN 2018 đã để lại dấu ấn sâu đậm về một Việt Nam hội nhập. WEF ASEAN 2018 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất của WEF trong 27 năm qua khi quy tụ được nhiều nguyên thủ của các quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao của các nước đối tác, khoảng 1.000 đại diện các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp ASEAN và quốc tế, cùng với khoảng 800 doanh nghiệp trong nước tham dự.

Tháng 11/2017, Việt Nam cũng đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới khi tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 với sự hội tụ của toàn bộ lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có lãnh đạo các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản…

Tất cả các sự kiện trên đã cho thấy sự coi trọng của các nước đối với vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời thể hiện sự chủ động và “tầm vóc” của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình các thể chế khu vực và toàn cầu.

Sẵn sàng cho trọng trách mới

Việt Nam đã quyết định chính thức ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 từ tháng 12/2009. Quyết định này bắt nguồn từ đường lối đối ngoại của Việt Nam – hòa bình, độc lập, tự chủ, tôn trọng và cam kết mạnh mẽ đối với các nguyên tắc và mục tiêu cao cả của Liên Hợp quốc. Việt Nam mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp quốc, thúc đẩy vai trò của Liên Hợp quốc và các thể chế đa phương, đặc biệt trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Việt Nam có mối quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia và hợp tác kinh tế - thương mại với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng là thành viên của hơn 60 tổ chức quốc tế, trong đó có Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á – Âu (ASEM), Phong trào không liên kết (NAM)…

Là một đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, cho tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với 25 quốc gia. Việt Nam có 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký hoặc đang đàm phán với 58 đối tác tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông. 

Trước khi ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam từng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 và đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009.

Với những đóng góp của Việt Nam tại Liên Hợp quốc, cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể tin tưởng ở mức cao hơn, kỳ vọng cao hơn về hoạt động của Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ tới.

PV

Tin khác

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

UAE chật vật phục hồi sau lượng mưa lớn hiếm có trong lịch sử

(CLO) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang chật vật phục hồi sau khi lượng mưa lớn nhất từng được ghi nhận đổ bộ vào quốc gia sa mạc này.

Thế giới 24h
Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

Truyền thông Iran nói Israel đã tấn công, UAV xuất hiện trên bầu trời Isfahan

(CLO) Truyền thông Iran đưa tin hôm 19/4 rằng lực lượng nước này đã phá hủy máy bay không người lái (UAV) trên bầu trời thành phố Isfahan, vài ngày sau khi Iran không kích trả đũa vào Israel.

Thế giới 24h
Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

Argentina muốn trở thành đồng minh của NATO

(CLO) Argentina hôm thứ Năm đã chính thức yêu cầu gia nhập NATO với tư cách là đối tác toàn cầu, trong bối cảnh chính quyền cánh hữu của Tổng thống Argentina Javier Milei muốn cường quan hệ với các cường quốc phương Tây và thu hút đầu tư.

Thế giới 24h
Thiếu niên bị buộc tội khủng bố trong vụ đâm dao giám mục Sydney

Thiếu niên bị buộc tội khủng bố trong vụ đâm dao giám mục Sydney

(CLO) Một thiếu niên 16 tuổi đã bị buộc tội khủng bố với cáo buộc đâm một giám mục nhà thờ Assyrian ở Sydney trong một buổi lễ, theo cảnh sát Úc cho biết vào thứ Sáu (19/4).

Thế giới 24h
Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

Ấn Độ bắt đầu cuộc bầu cử lớn nhất thế giới, ông Modi được dự báo sẽ chiến thắng

(CLO) Hôm nay (19/4), người dân Ấn Độ bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lớn nhất thế giới để chọn ra nhà lãnh đạo của đất nước. Thủ tướng Narendra Modi được đánh giá sẽ tái đắc cử nhờ thành công và danh tiếng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua.

Thế giới 24h