Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI của cả khu vực

Thứ tư, 22/09/2021 13:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Andrew Jeffries, chuyên gia của ADB đánh giá: Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng nhất trong việc thu hút vốn đầu tư FDI.

Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI của cả khu vực

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: Một số ý kiến cho rằng, dịch bệnh đã làm dòng vốn FDI chuyển từ Việt Nam, sang các nước khác. Điều này chưa thực sự chính xác.

Ông Cường giải thích: “Nói một cách chính xác là có hiện tượng một số khách hàng chuyển đơn đặt hàng từ Việt Nam sang các nước khác, hoặc chuyển đơn hàng từ khu vực này sang khu vực khác. Trong khi đó, FDI là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư trước khi rót vốn phải nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế, như khả năng hồi phục sau dịch, nhân công,...”.

viet nam van la diem sang thu hut fdi cua ca khu vuc hinh 1

Điều các doanh nghiệp quan ngại chính là các chính sách thực hiện có nhiều hạn chế.

Ông Cường nhấn mạnh, các doanh nghiệp FDI và cả các doanh Việt Nam không ngại dịch bệnh, cũng không quan ngại các giải pháp chống dịch. Vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang vận lộn chống dịch, các chống dịch của các nước cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp quan ngại chính là các chính sách thực hiện có nhiều hạn chế.

“Phong tỏa, giãn cách là điều cần thiết trong chống dịch, nhưng cách thực hiện thế nào cần phải xem xét lại, để tránh tác động xấu tới nền kinh tế”, ông Cường nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Andrew Jeffries, chuyên gia cua ADB đánh giá: Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng nhất, trong việc thu hút vốn đầu tư FDI.

Đặc biệt, trong 2 năm cả thế giới phải chống dịch, Việt Nam vẫn là “điểm sáng” thu hút vốn đầu tư FDI của cả khu vực. Ông Andrew Jeffries giải thích, Việt Nam là quốc gia tăng trưởng nhanh, ổn định; dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều. Do đó, các doanh nghiệp FDI khi lựa chọn Việt Nam, ngoài hàng hóa xuất khẩu, họ còn có mục đích hướng tới thị trường nội địa.

“Đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng riêng tới Việt Nam, mà các quốc gia cũng thế. Dịch bệnh đã tác động tới toàn thế giới, và cả trong khu vực. Tuy nhiên, so với các nước ASEAN, Việt Nam vẫn là quốc gia hấp dẫn với các doanh nghiệp FDI”, chuyên gia của ADB nói.

Tuy nhiên, để dòng vốn FDI bứt phá, nhất là trong giai đoạn sau dịch, ông Andrew Jeffries cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách mềm dẻo hơn, để dung hòa công tác phòng chống dịch bệnh và hồi phục, tăng trưởng kinh tế.

“Việt Nam đang kiểm soát dịch bệnh tốt, thế nhưng, những biến thể mới đã tạo ra thách thức cho cả thế giới. Do đó, chúng ta phải có sự đánh đổi. Tuy nhiên, về dài hạn, các chính sách phong tỏa, giãn cách có thể xem xét lại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế”, ông Andrew Jeffries.

Bàn về giải pháp, ông Andrew Jeffries nhìn nhận, Việt Nam có thể học tập các quốc gia khác trong vấn đề phòng, chống dịch bệnh và dung hòa trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quan trọng nhất vấn là tăng cường tiêm vắc-xin cho người dân, từ đó ngăn ngừa tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội. Các yếu tố này sẽ là động lực thu hút dòng vốn FDI.

“Việt Nam có cách tiếp cận vắc-xin nhìn chung là châm. Nhưng 1 tháng trở lại đây, tốc độ tiêm chủng đã tăng nhanh. Tại Hà Nội, 90% dân số đã tiêm mũi 1, và vài tháng nữa sẽ đạt 2 mũi. Nếu quá trình này diễn ra theo đúng tiến độ, 100% sẽ làm thay đổi cuộc sống của Hà Nội, đưa thành phố này bước vào giai đoạn bình thường mới. Tôi mong rằng, TP.HCM cũng sẽ sớm triển khai, để tạo ra động lực phát triển kinh tế.

Cần đa dạng hóa cách tiếp cận FDI

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng: Trong bối cảnh khó khăn như vậy, nhưng số dự án FDI mới vào Việt Nam vẫn được duy trì, không sụt giảm đáng kể so với năm ngoái. 

Tuy nhiên, yếu tố mà chúng ta quan tâm sẽ không phải là số lượng, mà phải là chất lượng. Việt Nam rất muốn có một số thay đổi cơ bản về doanh nghiệp FDI, nhưng trong 8 tháng qua điều này chưa thể thực hiện được.

viet nam van la diem sang thu hut fdi cua ca khu vuc hinh 2

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Và muốn thay đổi được chất lượng dự án FDI, Việt Nam phải đổi mới cơ bản toàn bộ hoạt động từ xúc tiến đầu tư, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hoà với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

Ngoài ra cần đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác, hình thức đầu tư, đan xen lợi ích trong hợp tác đầu tư nước ngoài và kết nối hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững.

Nhằm hỗ trợ những bước đầu cho các nhà đầu tư, chúng ta phải cung cấp những thông tin mà họ cần, chứ không phải là những thông tin đại trà mà chúng ta đang có. Việc chọn lọc thông tin để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài là câu chuyện từ xưa đến nay mà chúng ta vẫn nói, nhưng chưa thể làm được nhiều.

Bên cạnh đó, tôi muốn lưu ý rằng các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam đang chủ yếu tập trung từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Vì vậy, thời gian tới, chúng ta cần đa dạng hoá cách thức tiếp cận, tận dụng ưu thế của các hiệp định để thu hút thêm các nhà đầu tư, các dự án FDI chất lượng đến từ EU và Mỹ.

Việt Vũ

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô