Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
Theo dõi báo trên:
Sớm xác định phát triển kinh tế, phải đi liền với công tác bảo vệ môi trường
Sau gần 40 năm Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Từ một quốc gia kém phát triển, phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thì nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là các ngành chế biến, chế tạo, điện tử và nhiều ngành cơ khí khác.
Dù vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra một lượng phát thải rất lớn, gây ra tác động xấu tới môi trường.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường khẳng định: Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình Đổi mới, Việt Nam đã sớm xác định quá trình phát triển kinh tế, phải đi liền với công tác bảo vệ môi trường.
“Trong những năm đầu của quá trình Đổi mới, Việt Nam đã cử một số chuyên gia môi trường tới các quốc gia phát triển như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản để học tập kinh nghiệm bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, nhằm tránh phải trả giá giống như Nhật Bản trước đây”, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nói.
Kết quả, vào năm 1993, Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường đầu tiên. Từ đó tới nay, Việt Nam đã 4 lần sửa Luật Bảo vệ môi trường, điều chỉnh các quy định để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, đã có giai đoạn Việt Nam quá coi trọng việc phát triển kinh tế, nhưng lại xem nhẹ việc bảo vệ môi trường, coi các vấn đề liên quan tới môi trường là vấn đề xa vời, tốn kém. Điều này đã tạo ra kẽ hở cho một số doanh nghiệp vì tối ưu lợi nhuận, mà cố tình đổ chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
“Sau một loạt sự cố liên quan tới việc doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi, trường vào năm 2016 Việt Nam đã thức tỉnh hoàn toàn. Từ đó, chúng ta đã đưa ra một chủ trương lớn là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Phải khẳng định rằng, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn”, ông Chinh nêu quan điểm.
Để cụ thể hóa chủ trương đó, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua vào năm 2020, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã có nhiều quy định mang tính đột phá như đối với giấy phép môi trường, quản lý chất thải, thu phí theo khối lượng xả ra.
Trong đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã làm rõ trách nhiệm tỉnh, của huyện của xã trong công tác bảo vệ môi trường. Luật cũng quy định chặt chẽ hơn, phân loại rõ các nhóm dự án có có nguy cơ tác động xấu tới môi trường.
Ngoài ra, Luật còn cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường carbon trong nước. Đồng thời tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên.
“Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính là sự “trưởng thành” của Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường, gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, PGS.TS Nguyễn Thế Chính nhấn mạnh.
Chính sách nhất quán “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”
Trong vòng 3 năm trở lại đây, Chính phủ thông qua loạt Quyết định, Nghị định mới để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách nhất quán không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế.
Cụ thể, trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định 1375, phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2023.
Trong Quyết định này, Chính phủ đặt mục tiêu tới năm 2025, 70 - 90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê.
Đồng thời, 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Chính phủ cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương. Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Trong năm 2022, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 45 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, Nghị định 45 đã tăng mức xử phạt đối với hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường. Mức xử phạt tối đa đối với các tổ chức, doanh nghiệp có thể lên tới 2 tỷ đồng.
Cũng trong năm này, Chính phủ cũng ban hành Quyết định 450, phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cũng có các Thông tư, Chỉ thị mới tăng cường công tác bảo vệ môi trường.
Ví dụ, trong Chỉ thị 11, Bộ Công Thương đã cam kết sẽ giám sát chặt chẽ các dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ hiện có để giảm phát thải, lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với đơn vị chức năng tại địa phương theo quy định.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nhấn mạnh: Chủ trương, đường lối và các văn bản pháp luật liên quan tới vấn đề môi trường ở thời điểm hiện tại đã tương đối hoàn thiện.
Riêng ngành Công Thương đã nỗ lực trong việc xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, các “điểm nóng” về môi trường và từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường như thép, nhiệt điện, hóa chất, khoáng sản, luyện kim,...
Đặc biệt, trong Nghị định 45, việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường là cần thiết, đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng, việc thực thi ở các địa phương vẫn còn một số bất cập, và hiện nay vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi các quy định liên quan tới bảo vệ môi trường.
“Việc phân loại rác tại nguồn đáng lẽ là trách nhiệm của các địa phương, thế nhưng vẫn có hiện tượng đùn đẩy lên trung ương. Do đó, tôi cho rằng, các địa phương, nhất là người lãnh đạo phải có trách nhiệm hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường”, ông Chinh nói.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Vừa qua, tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, TP. Hải Phòng, Tập đoàn Mitsubishi Estate (Nhật Bản) đã chính thức tổ chức lễ động thổ Dự án Logicross Hải Phòng. Sự hiện diện của dự án Logicross Hải Phòng một lần nữa khẳng định sức hút đầu tư của Hải Phòng, cũng như sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của thành phố, khẳng định Hải Phòng luôn là địa điểm đầu tư quan trọng, hấp dẫn, đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
(CLO) Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% nguồn vốn từ kinh phí sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất trong tháng 12/2024.
(CLO) Với quyết tâm cao độ, chỉ sau 4 ngày tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng hơn 100 ha, trở thành “kỳ tích” chưa từng có trong tiền lệ về thực hiện các dự án thu hồi đất tại địa phương.
(CLO) Ngân hàng Trung ương Nga vừa xác lập tỷ giá hối đoái chính thức của đồng ruble trên 100 ruble đổi 1 USD, lần đầu tiên kể từ hơn một năm qua sau khi Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga.
(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định) và Cụm công nghiệp Thắng Cường (huyện Ý Yên).
(CLO) Sở Xây dựng Hải Dương dự kiến tổng ngân sách để thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
(CLO) – Ngày 20/11, theo thông tin từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt khoảng 597,6 triệu USD, vượt 19,5% kế hoạch năm.
(CLO) 59 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp tham dự tổ chức “Gian hàng đặc sản” tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam. Các gian hàng này sẽ giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương, như “trâu gác bếp” của vùng cao Tây Bắc hay “bò 1 nắng” của vùng Tây Nguyên.
(CLO) Tính đến cuối tháng 10/2024, cả nước có hơn 202.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bình quân một tháng có hơn 20.200 gia nhập và tái gia nhập thị trường.