Việt Nam vươn lên vị trí thứ 24 trong tổng số 30 đối tác nhập khẩu lớn vào Thụy Điển

Thứ bảy, 19/01/2019 08:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018 kim ngạch thương mại Việt Nam - Thụy Điển đạt trên 1.5 tỷ USD trong năm 2018 tăng 15% so với năm 2017 (1.3 tỷ USD).

Dệt may là một trong những mặt hàng của Việt Nam đem lại kim ngạch lớn khi xuất khẩu vào Thụy Điển (Ảnh minh họa)

Dệt may là một trong những mặt hàng của Việt Nam đem lại kim ngạch lớn khi xuất khẩu vào Thụy Điển (Ảnh minh họa)

Trong đó, so với năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam đạt 1.16 USD, tăng 19%; nhập khẩu từ Thụy Điển tăng 0,9% từ 342 triệu USD năm 2017 lên 345 triệu USD năm 2018. Việt Nam xuất siêu sang Thụy Điển trị giá trên 810 triệu USD, tăng 28,7%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định so với năm 2017 là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 35.7 triệu USD (tăng 43,9%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 77.6 triệu USD (tăng 38,1%); sản phẩm gốm, sứ đạt 2.4 triệu USD (tăng 30%); giày dép các loại đạt 69.5 triệu USD ( tăng 32,1%); hàng dệt, may đạt 87.3 triệu USD (tăng 19,6%). Đặc biệt các sản phẩm từ sắt thép có tốc độ tăng trưởng cao đạt mức 21.2 triệu USD ( tăng 72,5%).

Nhập khẩu từ Thụy Điển năm 2018 vẫn duy trì mức ổn định với tốc độ 0,9% so với năm 2017 đạt 345 triệu USD. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao hơn là sắt thép các loại, đạt 18.8 triệu USD ( tăng 123%); sản phẩm hóa chất đạt 15 triệu USD (tăng 34%); dược phẩm đạt mức 45,8 triệu USD (tăng 21%).

Mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Thụy Điển là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng có xu hướng giảm 12,6 % xuống mức 181,4 triệu USD năm 2018, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 25%, xuống mức 9 triệu USD năm 2018. Nhìn chung các mặt hàng nhập khẩu từ Thụy Điển chủ yếu dùng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước.

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Thụy Điển hiện đang duy trì đà tăng trưởng khá cao và ổn định. Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 24 trong tổng số 30 đối tác nhập khẩu lớn vào Thụy Điển, xếp trên cả Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Thái Lan và các nước ASEAN khác. Trong tương lai, kim ngạch thương mại có triển vọng tăng trưởng mạnh hơn khi hiệp định EVFTA được phê chuẩn và thực thi.

Ngọc Hà

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm