Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Các nhà khoa học cảnh báo rằng không nên đánh giá thấp khả năng xảy ra tình trạng giống như các bộ phim khoa học viễn tưởng về đại dịch bắt nguồn từ một loại virus cổ đại. Quá trình băng tan cũng có thể khiến chất thải hóa học và phóng xạ có từ thời Chiến tranh Lạnh giải phóng, gây hại cho động vật hoang dã và phá vỡ hệ sinh thái.
Virus khổng lồ Pithovirus sibericum từ một mẫu băng vĩnh cửu 30.000 năm tuổi. Ảnh: Jean-Michel Claverie/IGS/CNRS-AMU
Nhà khoa học khí hậu tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA Kimberley Miner cho biết: “Có rất nhiều điều đáng lo ngại đang xảy ra với lớp băng vĩnh cửu và nó thực sự cho thấy tại sao chúng ta phải giữ càng nhiều lớp băng vĩnh cửu càng tốt”.
Trong nhiều thiên niên kỷ, lớp băng vĩnh cửu đã bao phủ 1/5 Bắc Bán Cầu, củng cố vùng lãnh nguyên Bắc Cực cũng như các khu rừng phương bắc của Alaska, Canada và Nga. Lớp băng này là nơi lưu trữ các loại virus cổ đại và xác ướp một số loài động vật đã tuyệt chủng. Một số đã được các nhà khoa học khai quật và nghiên cứu trong những năm gần đây.
Băng vĩnh cửu là phương tiện bảo quản tốt không chỉ vì lạnh, mà còn do môi trường của nó không có oxy và ánh sáng không thể xuyên qua được. Nhưng ngày nay, tình trạng nóng lên ở Bắc Cực nhanh hơn 4 lần so với phần còn lại của Trái đất đã khiến lớp băng vĩnh cửu suy yếu.
Để hiểu rõ hơn về những rủi ro do virus cổ đại gây ra, Jean-Michel Claverie, giáo sư danh dự về y học và bộ gen tại Trường Y Đại học Aix-Marseille ở Pháp, đã thử nghiệm các mẫu đất lấy từ băng vĩnh cửu ở Siberia để xem có virus nào có khả năng lây nhiễm không. Kết quả là ông phát hiện một số virus được mô tả là “virus zombie”.
Năm 2003, ông Claverie lần đầu tiên phát hiện một loại virus khổng lồ. Chúng lớn hơn nhiều so với các virus thông thường và có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi ánh sáng thông thường thay vì kính hiển vi điện tử mạnh hơn. Điều này khiến chúng trở thành một mẫu thí nghiệm tốt phục vụ cho nghiên cứu về virus zombie trong phòng thí nghiệm của ông.
Những nỗ lực nghiên cứu virus cổ đại trong lớp băng vĩnh cửu của ông một phần được truyền cảm hứng bởi một nhóm các nhà khoa học Nga, những người vào năm 2012 đã hồi sinh thành công một loại hoa dại từ mô hạt 30.000 năm tuổi được tìm thấy trong hang sóc. Kể từ đó, các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc hồi sinh các động vật cực nhỏ cổ đại.
Băng vĩnh cửu có thể tan từ từ hoặc nhanh đột ngột. Ảnh: Jean-Michel Claverie/IGS/CNRS-AM
Năm 2014, nhóm nghiên cứu của ông đã tìm cách hồi sinh một loại virus được phân lập từ lớp băng vĩnh cửu bằng cách đưa vào các tế bào nuôi cấy, khiến nó có thể lây nhiễm lần đầu tiên sau 30.000 năm. Để đảm bảo an toàn, ông đã chọn nghiên cứu loại virus chỉ có thể lây nhiễm vào amip đơn bào, không phải động vật hay con người.
Năm 2015, kỳ tích trên được lặp lại khi ông tiếp tục phân lập một loại virus khác cũng lây nhiễm qua amip. Trong nghiên cứu mới nhất của được công bố vào ngày 18/2 trên tạp chí Viruses, nhóm của ông đã phân lập được một số chủng virus cổ đại từ nhiều mẫu băng vĩnh cửu được lấy từ 7 nơi khác nhau trên khắp Siberia. Mỗi mẫu được phát hiện đều cho thấy có khả năng lây nhiễm các tế bào amip nuôi cấy.
Trong các mẫu virus mới được phát hiện, mẫu lâu đời nhất được lấy từ một hồ nước ngầm ở độ sâu 16 mét, có niên đại gần 48.500 năm tuổi (xác định dựa trên niên đại carbon phóng xạ của đất). Các mẫu trẻ nhất cũng đã 27.000 năm tuổi, được tìm thấy trong lông và dạ dày và của một con voi ma mút lông cừu.
Ông Claverie nói rằng virus vẫn có khả năng lây nhiễm amip sau một thời gian dài là dấu hiệu của một nguy cơ tiềm ẩn lớn. Ông lo ngại rằng mọi người chỉ coi nghiên cứu của ông là một tò mò khoa học và không nhận thức được mối đe dọa của việc virus cổ đại sống lại đối với sức khỏe cộng đồng.
Theo ông Claverie chia sẻ, những virus lây nhiễm amip này đại diện cho tất cả các virus khác có khả năng lây nhiễm tồn tại trong lớp băng vĩnh cửu. Ông nói thêm: “Chúng tôi biết rất rất nhiều loại virus khác vẫn đang tồn tại dưới lớp băng vĩnh cửu. Chúng tôi không chắc chắn rằng chúng còn sống hay không. Nhưng theo lập luận của chúng tôi, nếu virus amip vẫn còn sống thì không có lý do gì khiến các virus khác không còn sống và có khả năng lây nhiễm cho vật chủ”.
Trong lớp băng vĩnh cửu, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy dấu vết của virus và vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cho con người.
Mẫu phổi từ cơ thể của một người phụ nữ được khai quật vào năm 1997 dưới lớp băng vĩnh cửu tại một ngôi làng trên Bán đảo Seward của Alaska, được phát hiện có chứa vật liệu gen từ chủng cúm gây ra đại dịch năm 1918. Năm 2012, các nhà khoa học cũng phát hiện dấu hiệu di truyền của virus gây bệnh đậu mùa trong xác ướp 300 năm tuổi của một phụ nữ được chôn cất ở Siberia.
Tháng 7-8 năm 2016 xuất hiện một đợt bùng phát bệnh than ở Siberia, ảnh hưởng đến hàng chục người và hơn 2.000 con tuần lộc. Theo CNN, đợt bùng phát này có liên quan đến sự tan lớp băng vĩnh cửu dưới nhiệt độ mùa hè đặc biệt nóng. Điều này khiến các vi khuẩn Bacillus anthracis (vi khuẩn than) tái sinh từ khu chôn cất cũ hoặc xác động vật.
Birgitta Evengård, giáo sư danh dự tại Khoa Vi sinh lâm sàng của Đại học Umea ở Thụy Điển, cho biết cần giám sát chặt chẽ nguy cơ tiềm ẩn các mầm bệnh trong quá trình tan băng vĩnh cửu, đồng thời cảnh báo cần có cách tiếp cận phù hợp.
Bà Evengård cho biết: “Khả năng phòng vệ miễn dịch của chúng ta đã được phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với môi trường vi sinh vật. Nếu có một loại virus ẩn trong lớp băng vĩnh cửu mà chúng ta chưa từng tiếp xúc trong hàng nghìn năm, thì có thể khả năng phòng vệ miễn dịch của chúng ta là không đủ”.
“Việc coi trọng tình hình và phản ứng chủ động thay vì bị động là đúng đắn. Và cách để chiến đấu với nỗi sợ hãi là phải có kiến thức”, bà nhấn mạnh.
Các nhà khoa học chưa thể xác định vật chủ phù hợp cũng như thời gian lây nhiễm của những virus cổ đại này sau khi chúng tiếp xúc trong điều kiện ngày nay. Không phải tất cả các loại virus đều mang mầm bệnh có hại; một trong số chúng thậm chí lành tính và có lợi cho vật chủ của chúng.
Băng vĩnh cửu có thể tan từ từ hoặc nhanh đột ngột. Ảnh: Jean-Michel Claverie/IGS/CNRS-AM
Bắc Cực là nơi dân cư thưa thớt, do đó nguy cơ con người tiếp xúc với virus cổ đại là rất thấp. Tuy nhiên, theo ông Clavarie, nguy cơ này chắc chắn sẽ tăng lên trong bối cảnh nóng lên toàn cầu. Khi tốc độ tan của lớp băng vĩnh cửu tiếp tục tăng, nhiều người sẽ đến Bắc Cực cư trú với các dự án công nghiệp.
Ông Claverie không phải người duy nhất cảnh báo rằng Bắc Cực có thể trở thành mảnh đất màu mỡ cho virus nhảy vào vật chủ mới và bắt đầu lây lan.
Năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu về các mẫu đất và trầm tích lấy từ hồ Hazen, một hồ nước ngọt ở Canada nằm trong vòng Bắc Cực. Họ đã giải trình tự gen trong trầm tích để xác định dấu hiệu của virus và bộ gen của các vật chủ tiềm năng (thực vật và động vật) trong khu vực.
Dựa trên phân tích mô hình máy tính, họ cho rằng nguy cơ virus lây lan sang vật chủ mới cao hơn ở những địa điểm gần nơi có một lượng lớn nước băng tan chảy vào hồ. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra khi khí hậu ấm lên.
Tạp chí khoa học Nature Climate Change năm 2021 đã công bố danh mục các mối nguy hiểm tiềm ẩn dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực trong một bài báo, trong đó bao gồm chất thải chôn lấp từ việc khai thác kim loại nặng và hóa chất như thuốc trừ sâu DDT (vốn đã bị cấm vào đầu những năm 2000) và chất phóng xạ từ thử nghiệm hạt nhân của Nga và Mỹ vào những năm 1950.
Các nhà khoa học hiện chưa rõ về cách những vi khuẩn cổ đại tương tác với môi trường hiện đại. Bởi vậy, cách hành động tốt nhất bây giờ là cố gắng ngăn chặn tình trạng tan băng cũng như biến đổi khí hậu, nhằm chôn vùi những mối nguy hiểm này dưới lớp băng vĩnh cửu mãi mãi.
Hoài Phương
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.