(CLO) Bên cạnh hình thức ký số truyền thống sử dụng USB Token, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ cung cấp dịch vụ ký số từ xa, đây dự kiến sẽ mở ra cơ hội ứng dụng chữ ký số trong nhiều hoạt động giao dịch hơn đặc biệt với người dùng cá nhân.
Chính thức cấp phép cung cấp giải pháp chữ ký số từ xa từ 28/10/2021
Ngày 28/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt cấp phép về việc Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
VNPT chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa.
Mô hình ký số từ xa (Remote Signing) là phương thức ký số đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã được chứng minh sự tiện lợi, hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. So với loại hình ký số trước đây, bị phụ thuộc vào các thiết bị vật lý như USB token, ký số từ xa có sự linh hoạt hơn khi có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị, bao gồm smartphone, laptop, tablet chứ không chỉ đơn thuần là máy tính như trước kia. Hơn thế nữa, với loại hình ký số này, tốc độ ký nhanh hơn, nhiều hơn mà vẫn đảm bảo tính an toàn, pháp lý, đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong thời đại số hóa và thương mại điện tử hiện nay.
Sự lựa chọn cần thiết trong thời đại số hóa toàn cầu
Theo đại diện của VNPT, theo xu hướng thời đại với nhu cầu ngày càng cao của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, VNPT đã có sự nghiên cứu, đầu tư, phát triển và chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, hạ tầng để có thể triển khai cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa (VNPT SmartCA) ngay trong tháng 11/2021.
“Trong thời gian qua, khi phải đối diện với những khó khăn kinh tế do đại dịch COVID-19 tác động đã cho thấy sự cần thiết về chữ ký số và mô hình ký số từ xa đối với đời sống kinh tế xã hội. Giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách về không gian, giúp cho các giao dịch của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được thuận lợi mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn. Kể cả sau khi đại dịch được khống chế, loại hình chứng thực chữ ký số này vẫn không thể thiếu trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, hành chính khi mà tốc độ số hóa toàn cầu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch diễn ra từng giây, từng phút”.
Tập đoàn VNPT tiếp tục được kỳ vọng sẽ tạo nên những bước đột phá quan trọng trong việc tạo ra những dịch vụ mới.
Đại diện này cho biết thêm, so với các loại hình chứng thực chữ ký số truyền thống (CA), ký số từ xa với ưu điểm nổi bật như không cần thiết bị phần cứng như smartcard/USB token, không cần cài đặt phần mềm môi trường, khóa lưu tập trung với tất cả các khóa được quản lý tập trung… giúp cho việc quản lý giao dịch một cách đầy đủ và tối ưu chi phí đầu tư và vận hành cho khách hàng. Đây cũng là loại hình ký số có tính bảo mật cao hàng đầu hiện nay, đáp ứng đầy đủ các chính sách bảo mật, tiêu chuẩn bảo mật Châu Âu eIDAS.
Về tốc độ ký, giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA cũng thể hiện sự ưu việt hơn khi cho phép khách hàng có thể ký hàng loạt với tốc độ cao, đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các giao dịch thương mại điện tử như hải quan, thuế, kho bạc, tài chính… khi mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái số VNPT
Với những ưu thế kể trên, VNPT kỳ vọng, giải pháp ký số từ xa VNPT Smart CA sẽ là một “át chủ bài”, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái số của tập đoàn này cùng với các dịch vụ như Hợp đồng điện tử (VNPT eContract), Nền tảng quản trị doanh nghiệp SME toàn diện (VNPT oneBusiness), hóa đơn điện tử (VNPT Invoice)…
Trong những năm qua, với sự đầu tư kỹ lưỡng và bài bản, VNPT hiện là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong việc thiết lập hệ sinh thái số với các dịch vụ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam. Mới đây, theo đánh giá của Tổ chức Vietnam Report, VNPT lọt top 2 công ty công nghệ uy tín nhất Việt Nam.
Trong thời gian tới, Tập đoàn VNPT tiếp tục được kỳ vọng sẽ tạo nên những bước đột phá quan trọng trong việc tạo ra những dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.