(NB&CL) Nhà báo Nguyễn Viết Tôn trò chuyện về 3 cuốn sách tâm huyết viết về lực lượng vũ trang. Có những cuốn sách với 10 năm đằng đẵng “ươm mật”, có những cuốn sách chỉ trong vòng 3 tháng... Tất cả những câu chuyện xung quanh hành trình hơn 20 năm gắn bó với nghề báo đã được anh chia sẻ.
Ý tưởng được hình thành từ những chuyến đi Trường Sa
+ Đọc ba cuốn sách “Cờ thắm giữa biển xanh”, “Điểm tựa xanh biên cương”, “Vững vàng nơi đầu sóng” được xuất bản liên tục trong 3 năm qua về 3 lực lượng đặc biệt: Hải quân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, đủ thấy bút lực dồi dào của người cầm bút và một hành trình đi, viết… và ra sách của một nhà báo có nghề thật đáng nể. Anh đã ấp ủ những bài viết ấy từ những chuyến tác nghiệp như thế nào, thưa anh?
- Để có một bài báo lý tưởng, một tác phẩm hay, quan trọng nhất chính là tư liệu cuộc sống. Với sách cũng vậy, quá trình xây dựng ý tưởng, nuôi dưỡng đề tài, chủ đề từ trước với tôi đều là vốn nguyên liệu quý giá. Như cuốn “Cờ thắm giữa biển xanh”, tôi xuất bản năm 2020 thì trước đó, vào năm 2010, khi lần đầu tiên tôi đến với Trường Sa nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với bao cảm xúc và ăm ắp kỉ niệm về những người lính.
Xuất phát từ chuyến đi ý nghĩa ấy, tôi lựa chọn cách tuyên truyền về biển đảo với nhiều góc độ khác nhau, bám sát vào đời sống của những người lính Hải quân nơi tuyến đầu Tổ quốc - Trường Sa, kể về hậu phương - điểm tựa cho họ yên tâm làm nhiệm vụ. Sau chuyến đi năm 2010, khi quay về đất liền, tôi có nhiều cuộc làm việc với Quân chủng Hải quân, các đơn vị của Quân chủng để thu thập thêm những tư liệu quý.
Sau 8 năm, năm 2018, tôi lại có dịp được trở lại Trường Sa lần 2, đúng thời điểm cuối năm Quân chủng Hải quân cử đoàn công tác ra chúc Tết quân dân huyện Trường Sa. Được gặp những chiến sĩ Hải quân – người cũ về, người mới ra nên thực sự đầy ắp thông tin giá trị.
Đúng như nhà văn Sương Nguyệt Minh nhận xét về cuốn sách của tôi: “Nguyễn Viết Tôn ra Trường Sa cũng như nhiều nhà báo sau này khi “con đường đã định”, “lối đi đã mòn”, anh phải chọn cho mình một cách đi khác với tả thực, kể thật... bằng ngôn từ, bằng hình ảnh, bằng suy tư. Qua ngòi bút của nhà báo Nguyễn Viết Tôn, bạn đọc cũng sẽ biết một Trường Sa khác - Trường Sa không chỉ là đảo, mà còn là huyện đảo có dân. Một Song Tử Tây khác – Song Tử Tây không chỉ là đảo mà còn là... xã đảo có dân. Một Sinh Tồn khác - Sinh Tồn xã đảo, có trường tiểu học. Đảo dân sự. Đảo bình yên…”.
+ Được biết, cuốn sách thứ 2 - “Điểm tựa xanh biên cương” cũng bắt nguồn từ cơ duyên đến với Trường Sa nhưng lại viết về… người lính biên phòng. Vì sao lại có điều thú vị như vậy, thưa nhà báo?
- Với người làm báo, những điều thú vị luôn ở trên mọi hành trình tác nghiệp, càng đi, càng thâm nhập thực tế thì càng có những điều thú vị đón đợi.
Cuốn sách thứ 2 của tôi cũng bắt đầu xây dựng ý tưởng từ những chuyến tác nghiệp Trường Sa lần thứ 3. Ở đợt này, hình ảnh đầu tiên tôi gặp được là những người lính biên phòng tại Trường Sa, một câu hỏi đặt ra là, sao ở ngoài đảo lại có lực lượng biên phòng? Và khi tìm hiểu sâu hơn, tôi thấy rằng, dù ở đất liền nơi biên cương Tổ quốc, hay hải đảo xa xôi thì người lính Biên phòng vẫn luôn là lực lượng quan trọng trong công tác dân vận, hỗ trợ ngư dân, sửa chữa tàu cá ngư dân mỗi khi hỏng hóc, gặp nạn trên biển… Những người lính Biên phòng nơi tuyến đảo xa xôi, thôi thúc tôi thu thập chất liệu mới, rồi tiếp tục mạch tư duy ấy để tìm kiếm các chất liệu về những người lính canh giữ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền ở biên giới, biên cương...
Và ngay cả cuốn sách “Vững vàng nơi đầu sóng” viết về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam vừa xuất bản tháng 7/2023 vừa qua, tôi cũng lấy cảm xúc, ý tưởng từ những chuyến đi biển khi chứng kiến những người lính Cảnh sát biển Việt Nam đồng hành với ngư dân. Thêm nữa, qua những chuyến công tác cùng lực lượng Cảnh sát biển trên những hải trình thực thi pháp luật trên biển, tôi càng thấm đẫm nỗi gian truân, vất vả của những người lính Cảnh sát biển Việt Nam giữa thời bình can trường, luôn khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước, Quân đội giao cho.
Đến với những người lính Cảnh sát biển Việt Nam dù ở vùng biển gần hay ở hải đảo xa xôi nơi tuyến đầu Tổ quốc, tôi luôn quan sát, ghi chép tỉ mỉ về cuộc sống, công việc của các anh. Chính các anh đã cho tôi những chất liệu tươi mới để sáng tác ra các tác phẩm báo chí đậm chất thông tấn, đầy ắp thông tin hơi thở cuộc sống, phản ánh sinh động, đậm nét về cuộc sống bình dị của anh bộ đội Cụ Hồ giữa thời bình.
“Chất bột” để nuôi dưỡng đề tài…
+ Tôi có cảm giác những chuyến tác nghiệp của anh không phải chỉ vài ngày mà thậm chí vài tháng “nằm vùng”, cùng ăn cùng nghỉ, thậm chí cùng làm nhiệm vụ?
- Đó cũng chính là sự đặc biệt trong các tác phẩm báo chí của tôi, để có nhiều câu chuyện sâu sắc mang đến cho công chúng.
Tôi nhớ, giai đoạn vất vả nhất là giai đoạn đại dịch COVID-19, gần như những người lính họ không có khái niệm nghỉ phép. Tôi có dịp lên biên giới Apachải huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tác nghiệp thời điểm đó, khi gặp anh lính Biên phòng, do dịch bệnh nên chưa được nghỉ phép nên khi vợ sinh con không thể có mặt và con trai nay đã lớn mà vẫn chưa biết mặt bố.
Hay như có đồng chí học ở Liên bang Nga về, có cuộc sống rất đầy đủ, công tác tại Bệnh viện Quân y 175 nhưng vẫn tình nguyện ra Trường Sa công tác. Trước khi đi, mới cưới vợ được 3 tháng, một thời gian ngắn sau nhận được tin vui trong đất liền là vợ vừa sinh con, rồi cũng chỉ biết mặt con qua các cuộc trò chuyện điện thoại chứ không có cảm giác của người cha được ẵm con từ lúc lọt lòng…
Hay cả những câu chuyện đầy cảm động với hình ảnh người lính Cảnh sát biển lập bàn thờ bái vọng chịu tang cha trên tàu vì đang phải làm nhiệm vụ trên biển mà không kịp về... Đó là những hình ảnh rất ấn tượng, xúc động mà tôi được chứng kiến và nghĩ rằng, trách nhiệm người cầm bút cần phải viết ra các tác phẩm báo chí chuyển tải làm sao để bạn đọc biết được những hi sinh thầm lặng và lớn lao của những người lính. Họ luôn đặt tình yêu Tổ quốc lên trên hết, trước hết với mục đích cao cả, cho dù công tác ở lực lượng nào. Và có đi, có gặp, có sống cùng họ thì mới hiểu hết được. Những chuyến đi ấy đã cho tôi rất nhiều hình ảnh, video, tư liệu, những “chất bột” để nuôi dưỡng đề tài viết về lực lượng vũ trang…
+ Làm báo, ra sách… tất nhiên không có gì lạ nhưng liên tục và gắn với 3 lực lượng khá đặc biệt này, hẳn là cũng có những cơ duyên và may mắn đối với người làm báo, thưa anh?
- Đúng là vậy. Những năm 1999 - 2000, tôi được tuyển vào TTXVN, tôi đã chọn các địa bàn vùng núi để thường trú. Từng là phóng viên thường trú tại Phú Thọ, Yên Bái và là Trưởng cơ quan Thường trú TTXVN tại Điện Biên… đều là những địa phương miền núi, khó khăn. Năm 2008 sau khi kết thúc nhiệm kỳ, tôi về “đầu quân” cho báo Tin tức, và cơ duyên được theo dõi lực lượng vũ trang ngay từ thời điểm đó.
Tôi bắt đầu làm quen dần, lại xuất thân là con em miền biển nên cũng thích thử sức mình trên trận tuyến mới là tuyên truyền về lực lượng vũ trang, những người lính bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó cũng là sự ấp ủ của tôi với nghề, cảm thấy được thỏa sức sáng tạo. Thay vì trước đây chỉ viết về đồng bào dân tộc thiểu số, thì giờ chuyển sang một lĩnh vực mới khiến tôi rất hào hứng và thấy thật vui vì đã có những “gặt hái” những giải báo chí trong nghề cầm bút .
Thành công ở chỗ là có những tuyến tin bài để lại ấn tượng với bạn đọc và tên tuổi của mình qua mỗi tác phẩm báo chí viết về quân đội và được lực lượng vũ trang đón nhận. Với tôi, để vừa làm báo, vừa in sách có sự hội tụ của nhiều thứ, phần vì đam mê, có tư duy nuôi dưỡng đề tài, phần cũng phải có kĩ năng lưu trữ tư liệu cẩn thận và hệ thống mới đảm bảo được nguồn cho cuốn sách.
Người lính Hải quân, người lính Cảnh sát biển hay những chiến sĩ Biên phòng và cả những ngư dân là hình ảnh đầy đủ nhất về biển, đảo Tổ quốc trong các tác phẩm của tôi… Cả 3 cuốn sách được phát hành số lượng lớn trong hệ thống thư viện của Quân đội, chẳng hạn như cuốn “Điểm tựa xanh biên cương” phát hành ở các Đồn biên phòng. Cuốn “Vững vàng nơi đầu sóng” cũng được phát hành khắp các đơn vị thuộc BTL Vùng Cảnh sát biển 1 - 2 - 3 - 4 và các Hải đoàn của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam…
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị công bố các hạn chế xuất khẩu mới đối với Trung Quốc sớm nhất là vào tuần tới, Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo với các thành viên trong một email tuần này.
(CLO) Đại diện Cục Viễn thông cho biết, nhà mạng đã khóa 2 số điện thoại có cuộc gọi lừa đảo, gọi đến cho phụ huynh thông báo con đang cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, cần tiền để mổ gấp.
(CLO) Vào thứ Bảy tại hội nghị COP29 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về việc thiết lập các quy định cho một thị trường toàn cầu nhằm mua bán tín chỉ carbon.
(CLO) Nhiều người yêu thích các dòng xe đến từ Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu: nhiều mẫu xe “đậm chất Mỹ” lại không thực sự được sản xuất tại Mỹ.
(CLO) Tuyển Việt Nam đã có mặt tại Hàn Quốc để tập huấn chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Tại xứ sở Kim chi, đoàn quân áo đỏ có 3 trận giao hữu với CLB Ulsan Citizen (K-League 3), Deagu FC và Jeonbuk Hyundai Motors FC (K-League 1). Nhưng cả hai đội bóng đang chơi ở K-League 1 nhiều khả năng sẽ không thể tung ra sân đội hình mạnh nhất để đấu tuyển Việt Nam.
(CLO) Một nghiên cứu mới đây về dữ liệu tai nạn giao thông tại Mỹ giai đoạn 2018-2022 đã tiết lộ tỷ lệ tai nạn chết người cao bất thường của Tesla, trong đó Model Y được xếp vào nhóm xe nguy hiểm nhất, làm dấy lên lo ngại về hệ thống tự lái của hãng.
(CLO) Theo dữ liệu của trang batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản tại hầu hết các tỉnh miền Trung có xu hướng tăng mức độ quan tâm trong quý 3-2024 so với quý 1-2024.
(CLO) Các gia đình, giáo viên và cả học sinh đã biểu tình tại Valencia của Tây Ban Nha vào thứ Bảy, để yêu cầu hành động đối với các trường học bị hư hại do trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng và hàng nghìn học sinh không thể đi học.
(CLO) Ngày 24/11, thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hưng Yên cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị đã xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 triệu đồng.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Vòng 12 Ngoại hạng Anh 2024/25 chứng kiến những chiến thắng quan trọng của Arsenal và Chelsea. Trong khi Arsenal đánh bại Nottingham với tỷ số 3-0 để chấm dứt chuỗi trận thất vọng, thì Chelsea vượt qua Leicester 2-1 trên sân khách để cùng nhau trở lại top 4 đầy ấn tượng.
(CLO)Thời điểm cuối năm, nhu cầu hành khách đến bến xe đi lại gia tăng gây ùn tắc giao thông, khiến việc di chuyển của người dân gặp nhiều khó khăn. Các lực lượng chức năng siết chặt hoạt động vận tải để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm
(CLO) Dẫn trước hai bàn đến phút 84, Barcelona bất ngờ để Celta Vigo cầm hòa 2-2 trong trận đấu kịch tính ở vòng 14 La Liga. Kết quả này khiến đội bóng của HLV Hansi Flick gặp nguy hiểm trong cuộc đua vô địch, khi khoảng cách với Real Madrid có thể bị thu hẹp đáng kể.
(CLO) Từ đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc. Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm, vùng núi cao phía Bắc có nơi dưới 10 độ C.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.