(CLO) Với sự thông minh, uyên bác cùng với chất giọng truyền cảm, phong cách trẻ trung, lịch lãm, nhà báo, NSƯT Phạm Đông đã chiếm trọn cảm tình của khán, thính giả qua những chương trình phát thanh, truyền hình ấn tượng. Đến tận bây giờ, ông vẫn cho rằng “báo nói”, “báo hình” đã vận vào ông và là mối duyên khó dứt.
Thương hiệu “Các đồng chí ạ”
Đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng nếu nhìn vẻ bề ngoài thì nhà báo, NSƯT Phạm Đông còn rất trẻ trung, phong cách. Khác hẳn phong cách lên hình với quần áo là lượt, chỉnh tề thì về đời thường ông lại quần jean, áo sơ mi rực rỡ. Và có một điều đặc biệt là khi ra khỏi nhà bao giờ ông cũng xịt nước hoa thơm lừng. Chả thế mà cái hồi ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Phạm Đông vẫn được tiếng là hơi đỏm dáng, chải chuốt đến nỗi, nhiều cô phóng viên kháo nhau “Đi vào thang máy, ngửi mùi là biết sếp Đông đã đến chưa”. Nói thì ông chỉ cười bảo: “Mình làm được như vậy là mình tôn trọng khán, thính giả đấy chứ!”
Có lẽ, trong giới quân đội và đông đảo công chúng cả nước không ai là không biết đến cái tên Phạm Đông. 36 năm gắn bó với chương trình phát thanh “Chuyện kể ở đại đội” dành cho các chiến sĩ trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, Phạm Đông đã kể gần 2.000 câu chuyện sinh động, có hồn và gây cảm giác thích thú cho người nghe. Đó là những câu chuyện đời thường như: Chuyện mình, chuyện đồng đội, chuyện tình yêu của lính, chuyện khắp nẻo đường chiến trường, chuyện ở hậu phương… nhưng qua giọng đọc của ông lại vô cùng hấp dẫn, thú vị.
Một câu chuyện có nhiều nhân vật nhưng Phạm Đông cứ thế, độc chiếm diễn xuất tất cả các vai, bền bỉ, say sưa trong mấy chục năm qua. Sóng phát thanh nhờ thế mà có phần “ăn khách” hơn. Và cũng chương trình đó tạo nên “thương hiệu” cho Phạm Đông. Ông luôn mở đầu chương trình bằng câu “Các đồng chí ạ!” và trở nên quen thuộc đến nỗi từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hay những người lính tráng bình thường khi nhắc đến Phạm Đông là nhớ ngay đến cái ông hay “Các đồng chí ạ!”.
Sở hữu chất giọng sáng, chuẩn, có âm sắc riêng biệt khó trộn lẫn với các giọng kịch khác. Nghe đọc trên Đài, cùng một lúc thể hiện mấy loại giọng: một cô gái tuổi 18- 20 ngọt ngào, tiếng của một anh lính trẻ, rồi tiếng của ông già 70 tuổi và tiếng của một sĩ quan chỉ huy “hét ra lửa”, không ai là không bật cười vì thích thú. Bên cạnh giọng nam, anh còn diễn xuất được nhiều giọng nữ với sự tài hoa đặc biệt. Có thể là giọng một nữ chiến sĩ hồn nhiên, lại có thể là giọng một con phe ngoa ngoắt… giọng nào cũng sinh động và đáng nhớ.
Còn nhớ những năm lên 4,5 tuổi cậu bé Phạm Đông từng chỉ vào chiếc radio và hỏi cha mình: “Tại sao cái hộp gỗ này lại nói được?”. Cha cậu nói vui: “Lớn lên con sẽ nói vào đấy”. Thật không ngờ câu nói chơi của người cha lại “vận vào” người con trai mình. Những năm 1956-1957, đội kịch thiếu nhi phố Triệu Việt Vương được Đài Truyền thanh Hà Nội mời lên thu thanh vở kịch do chính các cậu diễn. Đó cũng chính là lần đầu tiên cậu bé Đông được nghe thấy giọng nói của mình được phát ra từ “chiếc hộp gỗ”.
Rồi cứ thế 10 năm sau, chàng thành niên Phạm Đông, khi ấy đang là diễn viên của Đoàn Kịch nói Hà Nội chính thức cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam ở các chương trình như “Chuyện kể ở đại đội” rồi “Sân khấu truyền thanh”, “Binh vận”, “Phụ nữ” “Thanh niên”…. Hỏi ông cơ duyên đến với nghề “báo nói”, thì ông bảo: Đó là khoảng năm 1983, có hai biên tập viên của Chương trình Phát thanh Quân đội Nhân dân tìm đến nhà mời ông cộng tác với chương trình “Chuyện kể ở đại đội” sắp được lên sóng. Bởi từng có thời gian dài đi lính nên khi có lời đề nghị, Phạm Đông vui vẻ nhận lời ngay.
“Tả xung hữu đột” với nghề
Nếu như thời gian ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tên tuổi Phạm Đông gắn bó với “Chuyện kể ở đại đội”, “Câu chuyện cảnh giác” thì khi sang Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Phạm Đông lại lao vào làm báo và viết kịch bản phim. Suốt mấy chục năm, ông làm phóng viên thể thao tường thuật bóng đá, làm ban Văn xã, phóng viên văn nghệ, phóng viên chiến tranh… Chắc chẳng ai như Phạm Đông, mỗi lần được cất nhắc lên làm quản lý, ông lại nằng nặc xin xuống để làm nghề. Nhưng rồi ông vẫn “phải” giữ chức Trưởng ban Văn nghệ của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trước khi về nghỉ hưu.
Cầm cuốn sổ hưu, cứ tưởng Phạm Đông sẽ đủng đỉnh lui về vui thú tuổi già nhưng không, người ta lại thấy ông vẫn “tả xung hữu đột” hết lặn lội tham gia công tác đào tạo MC cho các Đài địa phương, đến mày mò viết kịch bản, đạo diễn các chương trình truyền hình. Và như “cá lớn về với đại dương”, Phạm Đông gia nhập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC là điều dễ hiểu. Càng làm, càng hăng, ở ông người ta vẫn thấy sự say nghề như tuổi đôi mươi.
Về VTC, ông được giao cho chương trình truyền hình trực tiếp “Nhà báo và những người bạn”, vừa làm chủ nhiệm vừa là tác giả kịch bản, thỉnh thoảng kiêm luôn công việc… “hiện hình” rồi “Hồ sơ X”. Đồng thời, Phạm Đông cũng nằm trong Hội đồng Nghiệm thu của Đài, chủ yếu duyệt các chương trình phim truyện, phim tài liệu. Ngoài ra, ông cũng được giao trọng trách duyệt trực tiếp trên sóng 2 bản tin của kênh VTC14 là “Cuộc sống 24h” và “Giao thông an toàn”. Riêng “Cuộc sống 24h”, Phạm Đông được lãnh đạo kênh tin tưởng mời làm cố vấn đồng thời là MC mỗi tuần một lần cho mục “Câu chuyện buổi sáng”.
Đây là chuyên mục chính của bản tin, đòi hỏi có bình, có luận, có phê về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hiện nay. Để công việc suôn sẻ, ngay từ chiều hôm trước, ông đã nhận kịch bản và dành cả buổi tối nghiên cứu đồng thời tham khảo thêm tư liệu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho sáng hôm sau. Bởi, ông cho rằng: Mình không phải là người thợ, không phải là cái máy để đến là xông vào ngay được. Công việc nào cũng đòi hỏi phải lao động nghiêm túc và cần sự đầu tư.
Thể hiện phong cách của riêng mình, trong quá trình bình, Phạm Đông luôn lồng vào những chi tiết nho nhỏ, những mẩu chuyện giản dị mà cuộc đời ông đã thu nhặt, chiêm nghiệm được, giúp cho vấn đề sinh động và hấp dẫn hơn. Có một nguyên tắc mà ông luôn ghi nhớ, đó là không bao giờ áp đặt hay phủ nhận các vấn đề. Ông đặt mình vào vị trí người xem truyền hình để nói và bình. Một vấn đề có thể nhiều người nhìn nhận khác nhau và cái gì chắc chắn thì ông mới nói, không bao giờ nói những điều chính mình vẫn còn hoài nghi.
Có thể thấy rằng, thời gian và tuổi tác không là chướng ngại vật cản trở được tình yêu, sự say nghề của nhà báo, NSƯT Phạm Đông. Vẫn miệt mài lên sóng, ông như truyền thêm “lửa nghề” cho thế hệ nhà báo trẻ chúng tôi trong sự nghiệp mang “món ăn” thông tin tới công chúng./.
Thiên An
Nhà báo, NSƯT Phạm Đông (tên thật là Phạm Ngọc Đông), sinh năm 1946 tại Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định. Ông từng giữ chức Trưởng ban Văn nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Hiện ông là thành viên của Hội đồng Nghiệm thu các chương trình phim truyện, phim tài liệu của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.