Kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan,... cho thấy, ngân sách nhà nước không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho phát triển kết cấu hạ tầng. Các nước này đã chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Trong hầu hết các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, vai trò của chính quyền hầu như chỉ là duy trì một môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luật pháp thống nhất và mức thuế thấp.
Các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh. Trước bối cảnh nguồn vốn ngân sách cho đầu tư eo hẹp, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đưa ra gợi ý: “Không có một giải pháp nào tồn tại đơn lẻ, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như cải cách khu vực ngân hàng, phát triển thị trường vốn trong nước, thu hút đầu tư theo mô hình PPP và nguồn tài chính từ đất đai, quỹ tài chính hạ tầng đô thị, để góp phần phát triển cơ sở hạ tầng.
Từ nay đến năm 2020, mỗi năm Việt Nam cần từ 16-17 tỷ USD cho phát triển kết cấu hạ tầng, trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách chỉ khoảng 50-60%. Trong khi nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế đang ngày càng khó khăn thì nguồn vốn từ tư nhân đang tỏ ra hiệu quả hơn khi Việt Nam đang “khát” vốn đầu tư cơ sở hạ tầng. Mới đây, Tập đoàn T&T và nhà đầu tư đến từ Pháp là Tập đoàn Bouygues đã ký thỏa thuận trị giá 250 triệu euro, tương đương khoảng 305 triệu USD để xây dựng lại Sân vận động Hàng Đẫy nhằm đón đầu cơ hội Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA GAME 31) do Việt Nam đăng cai vào năm 2021.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của dòng vốn ngoại đổ vào thị trường bất động sản thông qua các hoạt động M&A. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nhiều vấn đề vể sử dụng nguồn vốn cần phải minh bạch để thúc đẩy thị trường phát triển một cách lành mạnh.
Dự kiến dự án này sẽ được khởi công vào quý IV năm nay với sức chứa 20 nghìn người. Cùng với dự án này, nhà đầu tư đến từ Pháp này cũng khởi động một dự án song song khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, đó là Khu liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc tại phường An Phú, quận 2 với trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Được biết, phần lớn giá trị của dự án này được huy động từ nguồn vốn tư nhân. Được biết, ngoài Bouygues, còn có 4 công ty trong và ngoài nước cũng muốn đổ vốn vào dự án Rạch Chiếc, như Công ty Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood; Công ty Thái Sơn Nam, J-Code (Nhật Bản), Công ty Vietnam Sport Platform (VSP) có vốn của Hàn Quốc. Đây đều là những nhà đầu tư có thế mạnh về đầu tư cơ sở hạ tầng.
Việc có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư cùng doanh nghiệp trong nước, không chỉ giúp Việt Nam đa dạng được nguồn vốn mà còn khắc phục được những “yếu điểm” từ các nhà đầu tư Trung Quốc như chậm tiến độ, tăng vốn hoặc có vấn đề về chất lượng. Từ kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI thời gian qua cho thấy, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn FDI được xác định là “chất xúc tác” quan trọng của Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần lưu ý nhiều vấn đề để sử dụng và minh bạch nguồn vốn này trong quá trình sử dụng để thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Cần có một định hướng chiến lược đúng đắn về phát triển các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ cũng như định hướng đầu tư FDI vào các ngành này, để các nhà đầu tư xác định được phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới và có những quyết định đầu tư hợp lý. Có những chính sách miễn giảm thuế phù hợp để tăng thêm tính hấp dẫn về lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, những chính sách này vừa phải đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, lại vừa khuyến khích phát triển kinh tế ở các vùng, khu vực mà điều kiện phát triển kinh tế còn hạn chế. Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các chủ đầu tư để tận dụng thế mạnh của từng loại hình đầu tư, từng chủ đầu tư. Từ đó, kết hợp với những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất… Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách, luật có những quy định hạn chế nhất định đối với các dự án đầu tư nước ngoài liên quan đến chính trị - an ninh quốc gia, môi trường sinh thái...
Chúng ta cần cân nhắc kỹ khi ra quyết định đầu tư đối với những ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trong trường hợp cần thiết có thể đóng cửa đầu tư để đảm bảo lợi ích quốc gia. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ những bất cập, mặt trái trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của kinh tế thế giới.
Từ đó mới có thể tận dụng hiệu quả những cơ hội do đầu tư nước ngoài mang lại, giảm thiểu những tiêu cực trong thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thế chủ động trong việc thu hút dòng vốn FDI nhằm đạt hiệu quả cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Những “điểm sáng” về thu hút nguồn lực ngoại, đặc biệt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước trong khu vực châu Á trong vài năm trở lại đây cho thấy, những chính sách ưu đãi đầu tư điển hình mà các nước này áp dụng là giảm thuế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề thế mạnh… Đây chính là hướng đi quan trọng trong việc thu hút dòng vốn ngoại của các nước trong cuộc cạnh tranh thị phần ngày càng khốc liệt trên thế giới.
Bảo Anh