(CLO) Sáng 13/12, Viện KSND TP. HCM đã đề nghị mức án đối với 19 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại SAGRI. Trong đó, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, Trần Trọng Tuấn mỗi người từ 7-8 năm tù; bị cáo Lê Tấn Hùng từ 26-30 năm tù.
Gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 670 tỉ đồng
Theo Viện KSND TP. HCM, năm 1993 UBND TP. HCM giao khu đất thuộc sở hữu Nhà nước tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9, TP. HCM cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên (SAGRI) làm cơ sở chăn nuôi heo.
Đại diện VKSND TP. HCM đề nghị mức án đối với các bị cáo. Ảnh: Ngọc Dương
Năm 2008, UBND TP. HCM phê duyệt phương án xử lý tổng thể nhà, đất của SAGRI, chấp thuận cho SAGRI chuyển mục đích sử dụng đối với 9 cơ sở nhà đất, trong đó có khu đất trên.
Ngày 31/10/2008, SAGRI ký hợp đồng với Tổng công ty Phong Phú để hợp tác kinh doanh đầu tư dự án nhà ở trên khu đất này.
Quá trình thực hiện dự án, năm 2011 SAGRI nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đến năm 2013, UBND quận 9 ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, có sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm tăng diện tích nhóm đất biệt thự so với chỉ tiêu quy hoạch tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất trước đó, nên theo quy định của pháp luật, SAGRI phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung liên quan đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất.
Ngày 20/8/2014, ông Lê Tấn Hùng với tư cách chủ tịch hội đồng thành viên SAGRI ký nghị quyết về chủ trương hợp tác với Tổng công ty Phong Phú thực hiện khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9.
Năm 2015, Thanh tra TP. HCM thanh tra và ban hành kết luận về việc quản lý, sử dụng đất tại SAGRI xác định có 3 dự án do tổng công ty đầu tư để hợp tác kinh doanh, thành lập pháp nhân mới không thuộc ngành nghề kinh doanh chính, trong đó bao gồm dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9, TP. HCM.
Đồng thời, UBND TP. HCM yêu cầu SAGRI có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư tại 3 dự án không đúng ngành nghề kinh doanh chính, trong đó có dự án nêu trên.
Tuy nhiên, ông Lê Tấn Hùng và các bị cáo khác tại SAGRI vẫn tiếp tục các thủ tục thực hiện phương án triển khai dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9.
Đến tháng 9/2016, SAGRI ký biên bản thỏa thuận về giá trị chuyển nhượng dự án khu nhà ở Phước Long B với Tổng công ty cổ phần Phong Phú, sau đó thực hiện các thủ tục để hoàn thành việc chuyển nhượng dự án này cho Tổng công ty Phong Phú.
Theo VKS, việc chuyển nhượng dự án trên của SAGRI có những sai phạm chính như:
- SAGRI chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung liên quan đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm tăng diện tích nhóm đất ở biệt thự nên dự án không đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng.
- SAGRI không xây dựng đề án tái cơ cấu, phương án thoái hết số vốn theo yêu cầu của UBND TP. HCM.
- Việc chuyển nhượng dự án mà không tiến hành thẩm định giá theo giá thị trường, không tiến hành đấu giá... gây thất thoát cho ngân sách nhà nước 672 tỉ đồng.
Chấp thuận vì nể nang
Với vai trò là Phó Chủ tịch UBND TP. HCM được phân công phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính và năm 2017 được phân công phụ trách thêm lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đã ký ban hành quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9, TP. HCM khi chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng dự án là trái pháp luật.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến.
Quá trình điều tra, bị cáo Tuyến khai biết rõ sai phạm và chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng dự án do nể nang bị cáo Lê Tấn Hùng. Bị cáo Tuyến thừa nhận quá trình điều tra không bị ép cung, nhục hình. Lời khai tại quá trình điều tra phù hợp với các tài liệu nên được chấp nhận.
Theo đại diện VKSND TP. HCM, bị cáo Tuyến có nhiều thành tích, bằng khen, giấy khen trong quá trình công tác nên VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ khi lượng hình.
Đối với bị cáo Trần Trọng Tuấn, với vai trò là Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định của TP. HCM, biết việc chuyển nhượng dự án của SAGRI phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, tiến hành đấu giá và các quy định pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản;
Biết dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng nhưng ông Tuấn vẫn ký tờ trình đề xuất bị cáo Trần Vĩnh Tuyến ký, ban hành quyết định chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án trái quy định pháp luật.
Bị cáo Tuấn thừa nhận quá trình điều tra không bị ép cung nhục hình. Trong quá trình điều tra, bị cáo có nhiều lời khai nên lời khai quá trình điều tra là có cơ sở chấp nhận. Quá trình công tác, bị cáo Tuấn có nhiều thành tích trong công tác nên đề nghị HĐXX xem xét.
Vai trò cầm đầu vụ án
Đối với bị cáo Lê Tấn Hùng năm 2016, ngoài những sai phạm chính nêu trên, bị cáo Lê Tấn Hùng còn chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ, hợp đồng khống cho cán bộ, nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài để chiếm đoạt 13,3 tỉ đồng của SAGRI và tiền lãi của số tiền này nhằm sử dụng vào mục đích cá nhân.
Bị cáo Lê Tấn Hùng được cho là vai trò người cầm đầu vụ án sai phạm tại SAGRI.
Trong quá trình điều tra, bị cáo Hùng khai báo thành khẩn. Tại phiên tòa, bị cáo Hùng vẫn khai báo thành khẩn nhưng đề nghị xem xét lại tội tham ô. Bị cáo Hùng thừa nhận có thực hiện hành vi nhưng không tư lợi. Ngoài ra, bọ cáo Hùng đã tác động gia đình khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác. Trước khi đưa vụ án ra xét xử, gia đình bị cáo đã khắc phục 200 triệu tiền lãi các khoản tiền thu lợi bất chính.
Tuy nhiên, với cương vị người đứng đầu SAGRI, có vai trò cầm đầu trong vụ án thì cần có mức án nghiêm khắc với bị cáo Hùng.
VKSND TP. HCM đề nghị mức án đối với 19 bị cáo bị:
1, Lê Tấn Hùng, tổng giám đốc SAGRI, từ 14-16 năm tù về tội tham ô tài sản, từ 12-14 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, tổng hợp hình phạt đề nghị là 26-30 năm tù.
2, Vân Trọng Dũng, chủ tịch hội đồng thành viên SAGRI, từ 6-7 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
3. Nguyễn Thị Thúy, kế toán trưởng SAGRI, từ 13-15 năm tù về tội tham ô tài sản, từ 11-13 năm tù vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, tổng hợp hình phạt đề nghị là 24-28 năm tù.
4. Trấn Vĩnh Tuyến, phó chủ tịch UBND TP.HCM, từ 7-8 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
5. Trần Trọng Tuấn, phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM, từ 7-8 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
6. Phan Trường Sơn, phó giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM, từ 4-5 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
7. Trần Quốc Đạt, phó trưởng phòng PTN&TTBĐS Sở Xây dựng TP.HCM, 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
8. Lê Tấn Hòa, chuyên viên phòng PTN&TTBĐS Sở Xây dựng TP.HCM, 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
9. Lê Văn Thanh, nguyên phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM, 6-7 năm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
10. Nguyễn Thanh Chương, nguyên trưởng phòng đô thị thuộc Văn phòng UBND TP.HCM, 4-5 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
11. Nguyễn Thị Thanh An, nguyên kiểm soát viên SAGRI, 30-36 tháng tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
12. Nguyễn Thị Tuyết Mai, trưởng phòng nhân sự hành chính SAGRI, từ 6-7 năm tù tội tham ô tài sản.
13. Trần Văn Trường, giám đốc Công ty CP Du lịch Thanh niên xung phong, từ 7-8 năm tù về tội tham ô tài sản.
14. Đỗ Sĩ Hoài Thanh, kế toán trưởng Công ty CP Du lịch Thanh niên xung phong, từ 5-6 năm tù về tội tham ô tài sản.
15. Đoàn Quang Hồi, giám đốc Công ty lữ hành Hòa Bình Quốc Tế, 6-7 năm tù tội tham ô tài sản.
16. Nguyễn Thị Nguyên, kế toán trưởng Công ty lữ hành Hòa Bình Quốc Tế, 6-7 năm tù về tội tham ô tài sản.
17. Dư Quang Huy, nguyên giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM, 4-5 năm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
18. Hồ Văn Ngon, nguyên phó giám đốc SAGRI, 6-7 năm về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
19. Lê Thị Diệp Cẩm, nguyên phó trưởng phòng hành chính nhân sự SAGRI, 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội che giấu tội phạm.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
Liên quan đến vụ livestream sản phẩm kẹo rau củ Kera, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố một số bị can, trong đó có Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).
(CLO) Trong vòng hơn nửa năm, Vũ Thị Khánh Huyền đã dụ dỗ, lừa gạt 8 người Việt Nam đưa các nạn nhân ra nước ngoài để cưỡng bức lao động và đòi hơn 1 tỷ đồng tiền chuộc.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.