“Vũ khí” hình ảnh hiệu quả thời đại 4.0

Thứ bảy, 19/01/2019 12:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Biếm họa là một “vũ khí” hình ảnh rất hiệu quả trong việc phê phán những thói hư tật xấu của xã hội nhưng dường như nó vẫn chưa được phương tiện truyền thông sử dụng nhiều, thậm chí đáng buồn hơn là không được coi trọng.

Điều trị các biểu hiện lệch lạc trên mạng xã hội

Là thành viên Hội đồng Giám khảo Giải Biếm họa Báo chí Cup Rồng tre lần thứ 5- năm 2018 mang tên “Ứng xử văn hoá; Xã hội văn minh” do Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, những năm gần đây, vị trí của biếm họa đã không được như trước. Theo ông, ở nước ngoài, biếm họa có hai đặc tính. Một là tính hàn lâm. Hai là tính đại chúng. Hàn lâm thì mới sâu sắc còn đại chúng thì mới phổ biến được. Và ông vui mừng cho biết đã nhận thấy được hai yêu cầu nói trên trong nhiều tác phẩm đoạt giải lần này.

Nhà báo Hồ Quang Lợi (ngoài cùng bên phải) và nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc TTXVN trao giải Nhì cho tác giả, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (Ảnh: Báo QĐND)

Nhà báo Hồ Quang Lợi (ngoài cùng bên phải) và nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc TTXVN trao giải Nhì cho tác giả, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (Ảnh: Báo QĐND)

Với vai trò là người “cầm cân nảy mực” cùng với 6 thành việc giám khảo khác tại mùa giải lần này, nhà báo Hồ Quang Lợi còn cho biết, việc Ban Tổ chức chọn đề tài “Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh”, ban đầu khiến các thành viên thấy hơi lo vì đề tài có vẻ trừu tượng, rộng lớn. Nhưng đấy chính là một đề tài rất nóng và đang được rất nhiều người quan tâm.

Chúng ta thấy là ứng xử văn hóa đang trở thành một vấn đề xã hội. Chúng ta vẫn gặp trong cuộc sống các nét đẹp ứng xử văn hóa. Nhưng chúng ta vẫn thấy xuất hiện ngày càng nhiều các cách cư xử không đúng mực, và rất lệch lạc. Trong chừng mực nào đó, xã hội chúng ta cần lên tiếng, báo động điều này. Và chúng ta cần biết ứng xử văn hóa chính là gương mặt của văn hóa. Ta không thể nói một xã hội văn minh, tốt đẹp mà con người ở đó ứng xử vô văn hóa. Báo chí viết bài, vẽ tranh để cổ động cách ứng xử văn hóa, văn minh, tôi cho rất là hay. Theo thống kê sơ bộ, 1/3 số tác phẩm lần này là vẽ về vấn đề văn hóa trên mạng, điều đó cho thấy ứng xử trên mạng là việc rất nóng hiện nay, và có thể nó còn nóng hơn nữa. Các cách ứng xử thiếu văn minh, đạo đức và thậm chí vi phạm luật pháp không thiếu”, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

 Cũng theo nhà báo Hồ Quang Lợi thì về phía Hội Nhà báo Việt Nam vừa ban hành Bộ Quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Bắt đầu có hiện lực từ 1/1/2019. Điều này đã cụ thể hóa điều năm trong 10 Điều Quy định đạo đức của người làm báo Việt Nam. Do đó, nhà báo phải chuẩn mực và có trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội. Ta thấy một lần nữa rằng mạng xã hội tác động mạnh mẽ đến xã hội và báo chí. Mới đây Bộ Thông tin & Truyền thông vừa khởi động một cuộc thảo luận sôi nổi về ứng xử trên mạng xã hội của nhân dân. Hội Nhà báo Việt Nam đi đầu trong phong trào đã góp phần chung vào việc cải thiện ứng xử văn hóa của xã hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đánh giá: “Các họa sĩ vẽ tranh biếm họa đã thể hiện trách nhiệm của người làm báo. Các anh chị đã chữa trị các biểu hiện lệch lạc trên mạng xã hội. Đó là tiếng cười hóm hỉnh mà sâu cay để phản tỉnh mỗi chúng ta khi tham gia mạng xã hội. Thành công của giải biếm họa Cúp Rồng tre năm nay thể hiện biếm họa vẫn là vũ khí sức bén của các nhà báo, họa sĩ và cơ quan báo chí. Lực lượng các nhà báo vẽ vẫn còn sung sức. Các thế hệ họa sĩ vẽ đã góp phần đưa biếm họa trở lại vị trí xứng đáng của hoạt động báo chí”.

Các họa sĩ cần chủ động nói lên tiếng nói của mình bằng các tác phẩm

Là tác giả giành Giải Nhì với tác phẩm “Khi đời tư cũng thành... món ăn nhanh” tại Giải Biếm họa Báo chí Cup Rồng tre vừa qua, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (hiện công tác tại Báo Quân đội Nhân dân) cho biết khi còn công tác tại Báo Công an Nhân dân, ông đã thường xuyên vẽ minh họa cho các bài viết có nội dung phê phán thói hư tật xấu của xã hội nhưng khó hoặc không thể minh họa được bằng ảnh, nhất là với những bài nhân vật.

Tác phẩm “Khi đời tư cũng thành... món ăn nhanh” của tác giả, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (Ảnh: NVCC)

Tác phẩm “Khi đời tư cũng thành... món ăn nhanh” của tác giả, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến (Ảnh: NVCC)

Theo ông, trong xã hội có cái tôi tốt. Nhưng nếu cái tôi của mình không tốt, thậm chí lệch lạc nhưng lại cứ áp đặt cái tôi ấy cho xã hội thì sẽ bị sai lệch. Vì thế, ông muốn dùng biếm họa như là tấm gương phản chiếu để mong rằng những ai có cái tôi như thế nhìn vào đó mà nhận ra mình, rồi tự điều chỉnh.

“Bước vào thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, con người đang phải đối diện với rất nhiều sự va đập, đan xen nhau mà nếu không ứng xử văn hóa thì đời sống sẽ bị chệch choạc, xung đột và dẫn đến tiêu cực. Vì thế, chỉ khi mỗi con người biết nhìn nhau mà sống, ứng xử với nhau một cách có văn hóa thì mọi sự xung đột, mâu thuẫn sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng, đời sống sẽ tốt đẹp hơn, văn minh hơn”, họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến nhấn mạnh.

Họa sĩ Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng, ông rất tâm đắc với một câu nói của một họa sĩ đăng trên Báo Thể thao & Văn hóa cách đây không lâu khi ông nói về biếm họa rằng: “Hãy đánh thức các họa sĩ biếm đang... ngủ quên”. Theo ông, họa sĩ biếm ở nước ta rất đông đảo chứ không ít. Nhưng sân chơi và đất trên các mặt báo để cho họ thể hiện tiếng nói của mình về các vấn đề xã hội chưa nhiều. Vì thế, muốn đánh thức các họa sĩ, trước tiên là các họa sĩ cần phải chủ động nói lên tiếng nói của mình bằng các tác phẩm. Thứ hai là các cơ quan báo chí, truyền thông cần để “đất” cho các tác phẩm của họ đến với công chúng một cách phổ biến hơn, thường xuyên hơn./.

Đức Duy

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo