(CLO) Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.
Đưa phim viễn tưởng vào chiến trường thực tế
Hàn Quốc đang thể hiện năng lực quân sự đáng gờm thông qua một chương trình phát triển công nghệ được gọi là “dự án StarWars” nhằm mục đích triển khai vũ khí laser ngay trong năm 2024.
Chương trình phát triển vũ khí laser của Hàn Quốc có tên “dự án StarWars”, lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng cùng tên. Ảnh: El Diario 24
Dự án này sẽ khiến Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng và triển khai các loại vũ khí laser trong lực lượng vũ trang. Cục Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc gần đây thậm chí đã công bố kế hoạch mở rộng phạm vi của tia laser Star Wars vào không gian.
Dù toàn bộ “dự án StarWars” và những sáng kiến liên quan trông giống như thứ gì đó hư cấu, nhưng loại vũ khí công nghệ cao này đang được xem như tương lai của chiến trường hiện đại.
Vũ khí laser của Hàn Quốc được thiết kế để tiêu diệt hiệu quả các loại mục tiêu, từ máy bay không người lái, tên lửa và thậm chí là các cấu trúc lớn hơn trong một khoảng thời gian rất ngắn, chỉ vài giây. Sự phát triển này cũng cho thấy tiềm năng tăng trưởng của Seoul trong lĩnh vực sản xuất vũ khí tiên tiến.
Theo một tuyên bố từ DAPA, vũ khí laser tiêu diệt máy bay không người lái mà quân đội Hàn Quốc đã phát triển cùng Hanwha Aerospace là loại vũ khí im lặng và không thể phát hiện, nhưng chúng cũng hiệu quả và giá cả cực kỳ rẻ, với chi phí 2.000 won (1,45 USD) cho mỗi lần bắn. Ngoài ra, rất khác so với vũ khí truyền thống, tia laser di chuyển với tốc độ ánh sáng khiến chúng thực hiện nhiệm vụ của mình rất nhanh và chính xác.
Linh hoạt khả năng triển khai
Loại chiến tranh với vũ khí công nghệ cao, với những thiết bị không người lái tuy mới mẻ nhưng đang phát triển nhanh chóng. Với Hàn Quốc, cuộc chiến kiểu này bắt đầu vào năm 2017, khi 5 máy bay không người lái (UAV) của Triều Tiên xâm nhập vào Hàn Quốc. Seoul đã đáp trả bằng cách triển khai máy bay chiến đấu, trực thăng tấn công và cố gắng bắn hạ những chiếc UAV của đối phương.
Vũ khí laser sẽ chống lại rất hiệu quả các thiết bị bay không người lái (UAV) và thậm chí có thể phá hủy những tòa nhà. Ảnh: Defense.info
Cả hai miền Triều Tiên sau đó đều bị cáo buộc đã gửi máy bay không người lái vào không phận của nhau. Trong bối cảnh đó, những tia laser giống như trong Star Wars có thể đóng vai trò quan trọng, với khả năng nhắm mục tiêu chính xác vượt xa vũ khí truyền thống.
Nếu vũ khí truyền thống đắt tiền và có thể gây thiệt hại cho các khu vực hoặc địa điểm đông dân cư, thì vũ khí laser của Hàn Quốc có thể nhắm trực tiếp vào mục tiêu mà không gây hại cho người xung quanh, qua đó giảm khả năng gây thiệt hại không chủ ý. Đặc điểm này cho phép triển khai chúng ở những địa điểm nhạy cảm hoặc gần khu dân cư. Với việc có thể đánh trúng những mục tiêu khó khăn nhất, bằng tốc độ nhanh nhất, khả năng răn đe của vũ khí laser vì thế rất đáng gờm.
Gia nhiệt cho cuộc đua toàn cầu
Nếu Hàn Quốc phát triển thành công “dự án StarWars” đúng tiến độ và đưa vũ khí laser vào triển khai trong thực tế, nó sẽ có tác động lớn tới cuộc đua cũng đang rất nóng liên quan đến loại khí tài của tương lai này.
Theo tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận RAND Corporation của Mỹ, ngoài Hàn Quốc, thì rất nhiều quốc gia khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc hay Israel… cũng đang nỗ lực phát triển và hướng đến việc triển khai vũ khí laser, còn được gọi là vũ khí năng lượng định hướng.
Theo nhóm nghiên cứu của RAND, có rất nhiều sự quan tâm đến những vũ khí này để hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của các hệ thống không người lái và nhắm mục tiêu vào các vệ tinh trong không gian hoặc đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anh, Maria Eagle đã xác nhận kế hoạch của London phát triển công nghệ có tên DEW, tức “Vũ khí năng lượng định hướng có chủ quyền”, nhằm cung cấp các năng lực chiến đấu mới cho lực lượng vũ trang Anh.
Tờ UK Defence Journal dẫn lời bà Eagle cho biết: “Bộ Quốc phòng đã cam kết đẩy nhanh quá trình đầu tư liên tục vào công nghệ Vũ khí năng lượng định hướng có chủ quyền (DEW) của Anh, nhằm cung cấp năng lực tiên tiến cho lực lượng vũ trang một cách nhanh chóng”. Theo đó, Bộ Quốc phòng Anh đang đẩy nhanh chương trình phát triển vũ khí có tên “Dự án DragonFire” để dự kiến đưa DEW vào hoạt động kể từ năm 2027.
Elbit Systems đang phát triển tia laser cho hệ thống phòng không Iron Beam của Rafael. Ảnh: Rafael
Tại Israel, công ty Elbit Systems đã trúng thầu hợp đồng trị giá 200 triệu USD để cung cấp hệ thống laser công suất cao cho hệ thống phòng không Iron Beam của Rafael Advanced Defence Systems.
Iron Beam đang được tập đoàn Rafael Advanced Defence Systems phát triển, dự kiến sẽ tích hợp hệ thống vũ khí laser năng lượng cao 100kW vào năm 2025 và hợp đồng mới nhất với Elbit Systems sẽ hỗ trợ cho chương trình đó.
Iron Beam được thiết kế để bảo vệ chống lại đạn súng cối, tên lửa hay UAV cỡ nhỏ và hỗ trợ các hệ thống phòng không lớn hơn như Iron Dome. Rafael Advanced Defence Systems cũng đang phát triển hệ thống cơ động hơn có tên Iron Beam-Mobile (Iron Beam-M) gắn trên xe tải, với công suất 50kW và dự kiến triển khai trong 18 tháng nữa.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Sáng 4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ”.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị 04 Đảng bộ tiếp tục chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội; quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024, Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch và hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đến các chi bộ.
(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.