(CLO) Một chiếc thuyền lớn chở đầy người di cư đã bị lật úp ở ngoài khơi bờ biển Hy Lạp vào thứ Tư vừa rồi, cho đến nay đã khiến ít nhất 79 người thiệt mạng. Đây chỉ là trường hợp đắm tàu mới nhất liên quan tới vấn nạn buôn người vượt biển Địa Trung Hải đang ngày càng nhức nhối.
Hành trình vượt biển từ Libya hoặc Tunisia qua Địa Trung Hải để đến châu Âu là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất trên thế giới, theo Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc. Dưới đây là một cái nhìn về tình hình ở Địa Trung Hải và một số chi tiết của thảm kịch mới nhất.
Chuyến tàu chở đầy người di cư bị lật gần Hy Lạp hôm thứ Tư vừa qua. Ảnh: ABC News
Lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quân, tàu buôn và máy bay của Hy Lạp đã phát động một chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn quy mô lớn sau khi chiếc thuyền đánh cá chở người di cư bị lật và chìm vào sáng sớm thứ Tư, cách phía nam bán đảo Peloponnese khoảng 75 km về phía tây nam.
Cho đến nay, 79 thi thể đã được trục vớt và 104 người đã được giải cứu. Không rõ có bao nhiêu người mất tích, nhưng một số báo cáo ban đầu cho thấy hàng trăm người có thể đã ở trên tàu. Đây có thể là vụ tai nạn lật tàu thảm khốc nhất kể từ đầu năm cho tới nay.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết chiếc thuyền đã từ chối một số đề nghị hỗ trợ của cả lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu buôn của nước này trước đó 1 ngày. Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố rằng thuyền trưởng của con tàu “muốn tiếp tục đến Ý".
Tuy nhiên, Alarm Phone, một mạng lưới các nhà hoạt động điều hành đường dây nóng cho các thuyền di cư gặp nạn, cho biết các hành khách đã báo cáo rằng thuyền trưởng đã rời bỏ con tàu để lên một chiếc thuyền nhỏ trước khi thuyền bị lật.
Nhiều người di cư tìm cách bỏ qua Hy Lạp và đến Ý, nơi họ có thể dễ dàng tiếp tục hành trình về phía bắc. Nếu những người di cư được chính quyền Hy Lạp giải cứu, họ sẽ phải đi qua Vùng Balkan để đến Tây Âu hoặc Bắc Âu. Tuyến đường đi từ Ý lên phía bắc gần hơn và thường dễ tiếp cận hơn.
Chính sách di cư của Hy Lạp
Hầu hết những người di cư đến Hy Lạp đều đi từ Thổ Nhĩ Kỳ, đến các hòn đảo phía đông Hy Lạp gần đó trên những chiếc thuyền nhỏ hoặc băng qua sông Evros chạy dọc biên giới đất liền.
Những vụ vượt biên như vậy đã giảm mạnh trong những năm gần đây khi Hy Lạp tăng cường tuần tra trên biển và xây dựng một hàng rào biên giới dọc theo Evros. Nhưng quốc gia này phải đối mặt với những cáo buộc từ những người di cư, các nhóm nhân quyền và các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ đã trả lại những người di cư xin tị nạn. Athens đã nhiều lần phủ nhận điều đó.
Alarm Phone đổ lỗi cho chính sách di cư của Hy Lạp về vụ đắm tàu, nói rằng Athens đã trở thành “lá chắn của châu Âu” để ngăn chặn di cư. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp nói rằng họ đã đi cùng con tàu ngay cả sau khi bị từ chối hỗ trợ và sau đó tiến hành chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ sau khi con thuyền bị lật.
Xu hướng di cư ở Địa Trung Hải
Ý đã ghi nhận lượng lớn người di cư đến châu Âu một cách “bất thường” trong năm nay, với 55.160 người tính tới thời điểm hiện tại. Con số này cao hơn gấp đôi so với 21.884 người trong cùng kỳ năm 2022 và 16.737 người vào năm 2021. Những người di cư chủ yếu đến từ Bờ Biển Ngà, Ai Cập, Guinea, Pakistan và Bangladesh, theo dữ liệu của Bộ Nội vụ Ý.
Đường đi và vị trí bị lật của chiếc thuyền chở người di cư trên Địa Trung Hải vào hôm thứ Tư vừa rồi. Ảnh đồ họa: AP
Sự gia tăng nói trên lại diễn ra trong bối cảnh các quan chức về người tị nạn của Liên hợp quốc lưu ý rằng tổng số người di cư tìm cách đến châu Âu theo cách này nói chung lại đang giảm xuống, trung bình khoảng 120.000 người mỗi năm.
Ngoài tuyến đường Trung Địa Trung Hải chết chóc, tuyến đường Tây Địa Trung Hải cũng được những người di cư sử dụng để tìm cách đến Tây Ban Nha từ Morocco hoặc Algeria. Tuyến đường Đông Địa Trung Hải theo truyền thống được sử dụng bởi những người di cư từ Syria, Iraq, Afghanistan, khi họ sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó cố gắng đến Hy Lạp hoặc các điểm đến khác ở châu Âu.
Địa Trung Hải nguy hiểm thế nào?
Ngay cả trước vụ tai nạn hôm thứ Tư, ít nhất 1.039 người được cho là đã mất tích khi cố vượt qua biển Địa Trung Hải trong năm nay. Con số thực được cho là cao hơn nhiều lần do có khả năng một số con tàu đắm chưa được tìm thấy và được ghi nhận. Tính chung, Tổ chức Di cư Quốc tế đã thống kê hơn 27.000 người di cư mất tích ở Địa Trung Hải kể từ năm 2014.
Vào ngày 18/4/2015, vụ đắm tàu thảm khốc nhất ở Địa Trung Hải đã xảy ra khi một chiếc thuyền chở người di cư quá đông va chạm ngoài khơi Libya với một tàu chở hàng đang cố gắng đến giải cứu. Chỉ có 28 người sống sót. Các chuyên gia pháp y đã kết luận vào năm 2018 rằng có 1.100 người di cư trên con tàu.
Vào ngày 3/10/2013, một tàu đánh cá chở hơn 500 người, đa phần đến từ Eritrea và Ethiopia, đã bốc cháy và lật úp ở ngoài khơi đảo Lampedusa, miền nam nước Ý. Ngư dân địa phương đã nhanh chóng tham gia cứu hộ. 155 người đã sống sót và 368 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.
Một vụ đắm tàu khác xảy ra chỉ một tuần sau đó vào ngày 11/10/2013 ở ngoài khơi phía nam quần đảo Lampedusa của Ý. Có tới 60 trẻ em trong số hơn 260 người đã chết trong vụ tai nạn đau lòng liên quan đến vấn nạn buôn người di cư trên biển Địa Trung Hải này.
(CLO) Công ty TNHH TMD & XD Bảo Hưng vừa đăng tải thông tin cho gói thầu thuộc dự án "Chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh đã trồng trên đường Võ Chí Công, đoạn từ Km6+400 - Km42+880", do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.
(CLO) Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội với hàng ngàn lượt xe di chuyển mỗi ngày. Đặc biệt thường xuyên ùn tắc vào dịp nghỉ lễ, Tết nên tuyến đường đang được nghiên cứu đầu tư mở rộng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa vừa đăng tải biên bản mở thầu gói thầu xây lắp số 8, thuộc dự án "Đại Lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ phường Quảng Hưng đến hết địa phận phường Quảng Tâm".
(CLO) Giới chuyên gia cho rằng, nhịp chỉnh của thị trường chứng khoán tuần qua là cần thiết cho sóng tăng ở phía trước. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng trong chiều hướng mua và kiên nhẫn chờ đợi VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới mạnh tay giải ngân cho vị thế mua ròng.
(CLO) CTCP Coninco Công nghệ xây dựng và môi trường vừa đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu số 10, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338, đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng đến Quốc lộ 18".
(CLO) Vinafood II (VSF) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 tăng 20,3% dù đang phải gánh khoản lỗ lũy kế khổng lồ gần 2.800 tỷ đồng và tiếp tục không chia cổ tức năm thứ nhiều liên tiếp.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (31/3 - 2/4), không khí lạnh tăng cường tràn về liên tiếp khiến nền nhiệt tiếp tục ở mức thấp dưới 15 độ, kèm có lúc mưa nhỏ khiến cảm giác rét buốt tăng lên.
(CLO) Mặc dù lượt xem của 'Sự nghiệp chướng' tính tới chiều 30/3 vẫn rất cao với con số hơn 21 triệu song MV 'Bắc Bling' của Hòa Minzy bất ngờ trở lại vị trí dẫn đầu top trending trên YouTube.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đang tiến hành củng cố hồ sơ, xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên cầu Nhật Tân gây bức xúc dư luận.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.