(CLO) Ít nhất 68 người thiệt mạng hôm Chủ nhật (15/1) khi chiếc máy bay ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines rơi gần thành phố Pokhara, Nepal. Đây là vụ tai nạn máy bay đẫm máu nhất ở nước này trong hơn 30 năm qua và tiếp tục làm dày lên lịch sử đầy chết chóc của loại máy bay "giá rẻ" này.
ATR 72, loại máy bay "giá rẻ"
Người phát ngôn của Yeti Airlines, Sudarshan Bartaula cho biết 72 người - 4 thành viên phi hành đoàn và 68 hành khách - đã ở trên chiếc máy bay khi nó gặp nạn. Trong đó, có 53 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn là người Nepal. 15 hành khách còn lại là các công dân nước ngoài, gồm 5 người Ấn Độ, 4 người Nga, 2 người Hàn Quốc trong khi Australia, Argentina, Pháp và Ireland mỗi nước có 1 nạn nhân.
Một chiếc ATR 72-500 của Yeti Airlines - Ảnh: Air Data News
Theo hãng tin AP, 68 trên tổng số 72 người có mặt trên chiếc máy bay xấu số được xác nhận đã thiệt mạng. Phát ngôn viên của Quân đội Nepal, ông Krishna Prasad Bhandari cho biết hàng trăm nhân viên cứu hộ vẫn đang làm việc để xác định vị trí của 4 nạn nhân còn lại. Tuy nhiên, do trời tối, các nỗ lực tìm kiếm hôm Chủ nhật (15/1) đã phải tạm dừng trước khi có thể tiếp tục vào sáng thứ Hai.
Theo dữ liệu từ Mạng lưới An toàn Hàng không (Aviation Safety Network), vụ việc hôm Chủ nhật là vụ tai nạn máy bay có số người thiệt mạng cao thứ 3 tại Nepal. Hai vụ “đẫm máu” hơn diễn ra vào tháng 7 và tháng 9 năm 1992, liên quan đến máy bay của các hãng hàng không Thai Airways và Pakistan International, lần lượt khiến 113 người và 167 người thiệt mạng.
Chiếc máy bay trong vụ tai nạn hôm Chủ nhật là loại ATR 72-500, một biến thể của ATR 72 - dòng máy bay cánh quạt hai động cơ thường được sử dụng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt với các hãng giá rẻ. Máy bay do ATR, một liên doanh giữa Airbus và Leonardo, sản xuất với các biến thể ATR-72 100, 200, 500, 600 và bản quân sự ATR-72 MP dành cho tìm kiếm cứu hộ, cảnh báo sớm và chống ngầm.
ATR-72 bản dành cho hàng không dân dụng có sức chứa tối đa 72 chỗ ngồi, trọng tải 13,6 tấn, được trang bị 2 động cơ cánh quạt Pratt & Whitney với 2475 mã lực/chiếc. Nó có thể đạt vận tốc tối đa 510 km/h và tầm bay 1500 km (với biến thể ATR-72 600). Theo công bố của nhà sản xuất, đã có hơn 1000 chiếc ATR-72 được giao đến tay các khách hàng kể từ khi dòng máy bay này ra mắt vào năm 1988.
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều hãng hàng không đã ngừng khai thác ATR-72 để thay thế bằng những dòng máy bay sử dụng turbin phản lực có tốc độ cao hơn, hiện đại và hiệu quả hơn. Một nguyên nhân nữa, thường không được nhắc đến trực tiếp, song cũng tạo ra những bất lợi nhất định đến tương lai của ATR-72, đó là lịch sử tai nạn khá dày của dòng máy bay này.
Lịch sử đầy tai tiếng tiếng
Theo thống kê của Mạng lưới An toàn Hàng không, đã xảy ra 67 vụ tai nạn và sự cố liên quan đến ATR 72, bao gồm 29 vụ tổn thất thân tàu, khiến 398 người thiệt mạng. Dưới đây là một số vụ tai nạn đáng chú ý nhất được ghi nhận trước thảm kịch vừa xảy ra ở Nepal:
Ngày 31/ 10/1994, chiếc ATR 72 -212 số hiệu 4184 của hãng American Eagle, đâm xuống Roselawn, Indiana (Mỹ) khi đang chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Quốc tế Chicago O'Hare. Tất cả 68 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Các điều tra sau đó chỉ ra rằng vụ tai nạn là do băng giá tích tụ trên thiết bị khiến việc điều khiển máy bay trở nên khó khăn. Sau vụ tai nạn này, ATR đã sửa đổi máy bay của mình để tăng cường các bề mặt được bao phủ bởi các thiết bị chống đóng băng.
Hiện trường vụ rơi máy bay tại Nepal hôm Chủ nhật (15/1) - Ảnh: CNN
Ngày 30/1/1995, chiếc ATR 72-202 của TransAsia Airways bay thấp đã đâm vào một sườn đồi, khiến cả 4 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Ngày 21/12/2002, chiếc ATR 72-200 chở hàng số hiệu 791 của TransAsia Airways, đã bị rơi gần quần đảo Bành Hồ ở eo biển Đài Loan. 2 thành viên phi hành đoàn đã không qua khỏi. Nguyên nhân của vụ tai nạn này cũng được cho là do hiện tượng đóng băng ở các thiết bị.
Ngày 6/8/2005, chiếc ATR 72 của Tuninter (Tunisia ) hết nhiên liệu và bị rơi ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Palermo (Italai). 16 trong số 38 người trên máy bay đã thiệt mạng. Kết quả điều tra đầu tiên được thực hiện sau thảm kịch giải thích rằng một thợ máy của công ty Tuninter đã lắp đặt nhầm đồng hồ đo nhiên thuộc loại tương ứng với dòng ATR 42 vốn chứa ít nhiên liệu hơn ATR 72.
Ngày 4/8/2009, một chiếc ATR 72 của Bangkok Airways đã đâm vào tháp điều khiển khi đang hạ cánh xuống đảo Ko Samui ở Thái Lan. Có một hành khách tử nạn trong khi phi công và hàng chục người khác bị thương.
Ngày 5/11/2010, một chiếc ATR 72 của Cuba AeroCaribbean bị rơi ở miền Trung Cuba. Tất cả 68 người trên máy bay thiệt mạng.
Ngày 2/4/2012, một chiếc ATR 72 của UTair gặp nạn ở Siberia. Trong số 43 người trên máy bay, có 31 người thiệt mạng và 12 người bị thương. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là do máy bay đã không được xử lý chống đóng băng trước khi cất cánh.
Ngày 16/10/2013, một chiếc ATR 72-600 của Lao Airlines từ Vientian lao xuống sông Mekong ngay trước khi hạ cánh theo lịch trình ở Pakse. 44 người trên máy bay, không ai sống sót. Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là do mưa lớn.
Ngày 23/7/2014, một chiếc ATR 72 của Transasia đã rơi xuống một trong những hòn đảo của quần đảo Bành Hồ, Đài Loan (TQ). Trong số 58 người trên máy bay, bao gồm 4 thành viên phi hành đoàn, 45 người đã thiệt mạng.
Ngày 4/2/2015, một chiếc ATR 72-600 của Transasia với 58 người trên khoang đã đâm xuống một con sông ở Đài Bắc, Đài Loan (TQ). Vụ tai nạn xảy ra ngay sau khi máy bay cất cánh từ sân bay Songshan hướng đến đảo Kim Môn, khiến 31 người chết.
Ngày 18/2/2018, một chiếc ATR 72 của Iran Aseman Airlines đã gặp sự cố trên hành trình từ Tehran đến Yasuj (Iran). Máy bay rơi ở vùng núi Samirom, phía tây nam đất nước khiến toàn bộ 60 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtai Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.