Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường: Thị trường chứng khoán tăng trưởng "thần tốc" trong đại dịch là điều bất thường

Thứ ba, 29/06/2021 11:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Tạ Thị Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng kỷ lục trong đại dịch là điều bất thường.

Trong 2 ngày 28 và 29/6, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo đã tổ chức buổi tọa đàm “Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán". Tại đây, các chuyên gia đã có những nhận định khách quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung, và thị trường chứng khoán nói riêng.

Bước nhảy vọt chưa từng thấy

Từ đầu năm 2021 tới nay, nhất là vào thời điểm bùng phát đại dịch lần thứ 4 (đầu tháng 5/2021), thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một bước nhảy vọt chưa từng thấy.

Bà Tạ Thị Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán nhà nước. Ảnh: Anh Quyền

Bà Tạ Thị Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán nhà nước. Ảnh: Anh Quyền

Lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ số chứng khoán VN-index vượt ngưỡng 1.400 điểm, tăng hơn 30% so với hồi đầu năm. Giá trị vốn hóa thị trường nhờ đó mà tăng trên 110%. Đồng thời, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, thị trường thu hút trên 500.000 tài khoản mới mở, thanh khoản nhiều phiên đạt trên 1 tỷ USD.

Nhận định về sự tăng trưởng “thần tốc” của thị trường chứng khoán, bà Tạ Thị Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho rằng sự tăng trưởng trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay là bất thường.

Tuy nhiên, bà Bình nhận xét, sự tăng trưởng không chỉ diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mà hầu hết các thị trường lớn trên thế giới đều có sự tăng trưởng, thậm chí là ngoạn mục. 

Tính đến ngày 15/6, thị trường chứng khoán Mỹ tăng khoảng 12,4%, Anh tăng 10%, Pháp tăng 19%, các thị trường châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều tăng trên 12% so với đầu năm 2021. Đến nay, VN-Index tăng khoảng hơn 23%, vốn hóa thị trường tăng trên 21% so với cuối năm 2020. 

Cũng theo bà Bình, xét về nội lực, sự tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam có lý do là kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm tích cực. 

Mặt khác, những dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư mà nhà đầu tư lâu nay coi là hấp dẫn như: bất động sản, tiền ảo trong thời gian gần đây có chững lại, do cơ quan quản lý có những biện pháp kiểm soát, nên dòng tiền đổ vào chứng khoán gia tăng. Bởi vậy, không khó hiểu khi thanh khoản của thị trường tăng mạnh trong thời gian gần đây.

“Đặc biệt, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán trong quý I/2021 cho thấy, khả năng chống chọi khá tốt trước đại dịch. Sự tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán  trong thời gian gần đây còn thể hiện kỳ vọng rất lớn của nhà đầu tư sau đại dịch…”, bà Bình nói.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng, sự thăng hoa của thị trường chứng khoán trong 6 tháng đầu năm nay có sự bất ngờ hơn là bất thường. 

Lý do là bởi, năm 2021 được coi là năm phục hồi kinh tế. Các dự báo gần đây đều nâng mức tăng trưởng của năm 2021, tức là kinh tế thế giới phục hồi mạnh hơn nhờ niềm tin vào vắc- xin. 

Chính sách nới lỏng tiền tệ của các quốc gia kéo theo lãi suất xuống thấp vẫn tiếp diễn. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu và những người trẻ có thu nhập tương đối đang đầu tư một lượng tiền vào thị trường chứng khoán  trong thời gian gần đây…

Nhiều tín hiệu tăng trưởng

Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian qua nhờ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trong quý I/2021 tăng mạnh.

Lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ số chứng khoán VN-index vượt ngưỡng 1.400 điểm, tăng hơn 30% so với hồi đầu năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, chỉ số chứng khoán VN-index vượt ngưỡng 1.400 điểm, tăng hơn 30% so với hồi đầu năm.

Làn sóng dịch Covid-19 thứ nhất gây đứt gãy chuỗi cung cầu quan hệ sản xuất, nhưng với làn sóng dịch lần thứ 4 rất khác, khi rất nhiều doanh nghiệp vẫn có nhiều đơn hàng. Điển hình như doanh nghiệp ngành dệt may. 

Gần đây, các nước trên thế giới có chiến lược tiêm vắc- xin từ sớm, nên một số quốc gia đã bắt đầu mở cửa thị trường và hoạt động kinh doanh bình thường trở lại.

“Niềm tin của nhà đầu tư được củng cố thêm nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát. Những con số gần đây cho thấy, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán  mạnh mẽ, giúp cho thanh khoản thị trường sôi động…”, ông Hiếu nói.

Nhận định về thị trường chứng khoán trong thời gian tới, ông Hiếu tỏ ra khá lạc về sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, ông Hiếu lưu ý về hiện nhà đầu tư F0 tham gia thị trường rất lớn, trong khi khó đoán định được tâm lý của họ. 

“Tự bản thân mình, các nhà đầu tư cần nâng cao tính chuyên nghiệp. Các tổ chức trung gian nên quan tâm đào tạo nhà đầu tư hơn nữa, để góp phần phát triển thị trường chứng khoán ngày càng thêm chuyên nghiệp…”, ông Hiếu nói.

Cùng với dự báo thị trường chứng khoán sắp tới đối diện với thuận lợi nhiều, nhưng thách thức cũng không ít, TS. Võ Trí Thành đưa ra 2 vấn đề cần lưu ý.

Đầu tiên, khi thị trường chứng khoán phát triển gắn với sự phục hồi rõ nét của nền kinh tế nhiều hơn, thì càng nên quan tâm đến các yếu tố nền tảng của thị trường như: tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc thị trường chứng khoán, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp… hơn là những diễn biến gắn liền với đầu cơ, đành rằng đầu cơ không có gì xấu.

Thứ nữa, thế giới vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro, mà hiện hữu là nhiều yếu tố bất định do đại dịch vẫn phức tạp bên cạnh các rủi ro về lạm phát, cũng như những cú sốc khác mà chưa thể tiên lượng được. 

“Theo đó, nhà đầu tư và các thành viên thị trường cần trang bị cho mình cách nhìn nhận vấn đề tổng quan và đa chiều, đồng thời cần trau dồi kiến thức về quản trị rủi ro trong đầu tư, trong phát triển doanh nghiệp để trụ vững ngay cả trong những tình huống các chuyển động khách quan đều bất lợi”, ông Thành phân tích.

Việt Vũ

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp