“Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi”…

Thứ bảy, 20/11/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dù trải qua bao biến thiên thời cuộc, những thị phi xảy tới với những người làm công việc “lái đò, chở chữ qua sông” cũng không phải là ít, nhưng vẹn nguyên trong tâm trí người Việt, vẫn là sự tôn kính: “không thầy đố mày làm nên”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

“Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi. Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng” - Không phải bỗng dưng mà ca dao Việt Nam đã có câu ca ấy. Dù trải qua bao biến thiên thời cuộc, những thị phi xảy tới với những người làm công việc “lái đò, chở chữ qua sông” cũng không phải là ít, nhưng vẹn nguyên trong tâm trí người Việt, vẫn là sự tôn kính: “không thầy đố mày làm nên”, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.

1. “Do quanh khu vực các điểm trường đều là núi đá vôi nên luôn thiếu nước, trong khi điện lưới thì chưa có. Chủ yếu sử dụng nước mưa từ mái chảy xuống để uống, quần áo thì phải cuối tuần để vào ba lô mang về để giặt. Mọi sinh hoạt của giáo viên và học sinh rất khó khăn. Hầu hết các giáo viên đều tận dụng thời điểm rảnh rỗi ban ngày để soạn giáo án. Ban đêm rét, mùa đông có khi xuống đến 1, 2 độ nên không thể làm việc được nên cứ ăn cơm xong là mọi người lên giường đắp chăn đi ngủ. Cả điểm trường im phăng phắc, chìm trong sương rét của núi rừng…

Đối với học sinh miền xuôi đi học đều là chuyện bình thường nhưng ở miền núi chuyện học sinh bỏ học giữa chừng là chuyện không hiếm, thậm chí phổ biến. Đường xá di chuyển khó khăn, xa xôi, bố mẹ học sinh nhiều khi bận việc trên nương nên không cho con đến lớp. Nhất là mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, học sinh ở các cụm 2 và 3 đi học rất ít. Các em đến lớp cũng chỉ có lớp áo mỏng, rét run nên thầy cô lại phải đốt lửa sưởi ấm cho học trò rồi mới vào lớp dạy học được.

Mỗi lần có học sinh nghỉ học, các thầy cô lại phân công nhau đến từng nhà để vận động phụ huynh cho con em mình đến trường, có khi không gặp bố mẹ học sinh vào ban ngày, đến tối mọi người lại cầm đèn đi đến mới gặp được”

vua thay cha ay ba ngoi hinh 1

Khi vào khu cách ly, các em nhìn thấy cô mừng lắm, chạy ùa ra đón. Cô trò muốn ôm lấy nhau mà không được, phải giữ khoảng cách. Cô chỉ biết đứng cách xa 1m, dặn dò học sinh, còn các em dường như cũng ý thức được, quay vào phòng. Lúc ấy cô cũng không cầm được nước mắt, và thấy mình đã quyết định đúng khi vào cùng với học sinh…

Bởi tuổi đời mình còn trẻ, chưa lập gia đình. Hơn nữa, thời điểm đó tôi chưa được tiêm vắc-xin. Vào khu cách ly, chắc chắn sẽ có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Nhưng tôi nghĩ đến học trò mình, các em còn quá bé và chưa biết gì, và hơn bao giờ hết đang cần sự chăm sóc”

Đó là trải lòng của hai thầy cô giáo, những người vừa được tôn vinh trong chương trình truyền hình trực tiếp “Thay lời tri ân” với chủ đề “Gieo mầm”, nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay.

Câu chuyện đầu là của thầy giáo Hò Văn Lợi ở điểm trường Pờ Chừ Lừng, xã Ngam La, huyện Yên Minh (Hà Giang), người thầy “10 năm in dấu chân trên đá”, 10 năm kiên trì bám bản, đem con chữ đến “gieo” cho con em đồng bào DTTS ở Pờ Chừ Lửng. Suốt những năm trong nghề, thầy Lợi không thể nhớ hết những ngày cùng đồng nghiệp lặn lội đến các thôn, bản để tuyên truyền, vận động học sinh không bỏ học giữa chừng.

Còn câu chuyện sau là của Hà Thị Kim (SN 1996), cô giáo trẻ người Thái, mới vào ngành được 3 năm. Sau khi tốt nghiệp Sư phạm Tiểu học (Trường ĐH Vinh), Hà Thị Kim trở về bản làng của mình dạy học, tại Trường Tiểu học Tri Lễ 1, huyện Quế Phong, Nghệ An. Cô giáo trẻ, chưa lập gia đình nhưng đã có quyết định dũng cảm, cùng đồng nghiệp Hà Thị Dung vào cách ly cùng học sinh F1, trong thời điểm bản thân chưa tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Và đó chỉ là hai trong số hàng triệu triệu những con người vẫn đang miệt mài âm thầm, chịu nhiều vất vả, hy sinh để làm tròn nhiệm vụ của “người lái đò, chở chữ qua sông”. Với họ, sự tôn vinh lớn nhất dành cho nghề, phần thưởng lớn nhất dành cho họ, có lẽ không phải là những hào quang từ sân khấu, mà từ chính sự ghi nhận, lòng yêu mến của học trò, phụ huynh. Chính họ, đang ngày đêm làm dày thêm sự tôn quý cho nghề mà mình đang đeo đuổi.

2. Ngày 14/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân của một người đã từng là phụ huynh học sinh, từng là học trò, người đứng trên bục giảng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sự hiểu biết, khát vọng và tầm nhìn lớn lao sâu sắc về giáo dục, với câu nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Người khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”...

vua thay cha ay ba ngoi hinh 2

Thầy giáo Hò Văn Lợi tại chương trình truyền hình trực tiếp "Thay lời tri ân" với chủ đề "Gieo mầm" nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2021.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Các chính sách tập trung đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó chú trọng quan tâm, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là các thầy cô giáo ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục và Đào tạo đã đóng góp to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ, giúp phát triển con người, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ các thầy cô giáo.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, gần 2 năm qua dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục và Đào tạo là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hàng triệu thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non và ngoài công lập bị ảnh hưởng thu nhập, đời sống khó khăn do dịch bệnh. Thậm chí, nhiều thầy cô còn phải làm thêm các công việc khác để lo cuộc sống.

Tuy nhiên, “Các thầy cô đã khắc phục khó khăn thách thức để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn - ngay cả khi dịch bệnh ở thời điểm căng thẳng nhất. Các thầy, cô giáo, ngành Giáo dục và Đào tạo đã biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội, động lực để đổi mới giáo dục”, Thủ tướng nhấn mạnh.

3. Sự ghi nhận, tôn vinh dành cho những người thầy, người cô của xã hội, của Đảng, Nhà nước là rõ ràng và không thể phủ nhận. Đề cao sự tôn quý của nhà giáo, nhưng, như chính mong muốn của người đứng đầu ngành giáo dục, “tất cả nhà giáo sẽ luôn giữ gìn sự tôn quý này”.

Nhưng giữ gìn và phát huy được sự tôn quý của nghề, trong bối cảnh sự biến đổi của xã hội, của thời cuộc đặt ra cho những người làm giáo dục quá nhiều áp lực thách thức. Đó không chỉ là việc “giữ mình” trước những tiêu cực của nghề mà còn là câu chuyện đổi mới giáo dục, là câu chuyện tìm lại triết lý thực sự của ngành giáo dục nước nhà.

Đó là những đầu việc không ít, không nhỏ, nhưng thực sự là những việc cần làm ngay. Bởi chính như thừa nhận của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Khi nền giáo dục bị tổn thương thì không chỉ học sinh bị hạn chế khả năng tiếp cận, hưởng thụ những điều kiện giáo dục tốt nhất, mà hệ lụy kéo theo là chất lượng giáo dục suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực tương lai của nước nhà.

Thế nên, việc cần làm cấp bách ngay lúc này là làm liền da những tổn thương ấy. Việc ấy sẽ chẳng hề dễ dàng, nhưng như lời quyết tâm của Vị Tư lệnh ngành trong lá thư gửi các đồng nghiệp đầu năm học: Để đảm đương được sứ mệnh này, không có cách nào khác, chúng ta cần kiên trì và tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới. Việc đổi mới cần bắt đầu từ người thầy và phát triển người thầy, đổi mới phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, căn cứ từ thực tiễn, giải những bài toán từ thực tiễn để chất lượng giáo dục ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay theo một định hướng chiến lược.

Trồng người là vì cả trăm năm. Sự “gieo mầm” hôm nay chắc chắn sẽ đem lại trái ngọt cho mai sau. Tin rằng với quyết tâm ấy, mọi sự đổi mới sẽ trở thành hiện thực.

Hồng Hà

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn