Kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2023):

Vun bồi sức mạnh Việt!

Chủ nhật, 30/04/2023 07:10 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nếu sức mạnh Việt là sức mạnh nội sinh, 48 năm trước đã góp phần làm nên chiến thắng 30/4 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì ngày hôm nay, để phát triển và đứng vững trong thời cuộc toàn cầu, không gì khác vẫn phải nhờ cậy phần lớn vào sức mạnh nội sinh ấy.

Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải bồi đắp sức mạnh nội sinh ấy bằng cách nào? Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã gặp gỡ với một số chuyên gia, Đại biểu Quốc hội để cùng đàm đạo xung quanh vấn đề này.

vun boi suc manh viet hinh 1

TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIV; nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:

Dân tộc Việt Nam luôn giữ vững truyền thống, kiên định, thủy chung nhưng cũng luôn đổi mới và sáng tạo “để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”*

+ Thưa Tiến sĩ, trong thời đại hội nhập sâu rộng hiện nay, sức mạnh nội sinh của một quốc gia trở thành yếu tố quan trọng để xác định sự thành công và vị thế của quốc gia đó trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Vậy, theo ông, sức mạnh nội sinh của Việt Nam là gì? Sức mạnh ấy có thể giúp đất nước tận dụng được cơ hội phát triển trước những thay đổi và biến động của thế giới như thế nào?

- Phạm trù “sức mạnh nội sinh của một quốc gia” có nội hàm rất rộng, đồng thời luôn luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp dân tộc ta vượt qua muôn vàn thách thức, hiểm nguy để tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Sức mạnh nội sinh của một quốc gia xác định bởi 3 nhóm yếu tố chủ yếu, bao gồm:

Thứ nhất, yếu tố tự nhiên: Vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên, quy mô diện tích đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thứ hai, yếu tố kinh tế - xã hội: Quy mô dân số, tiềm lực kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, sức mạnh quốc phòng, tinh thần quốc gia.

Thứ ba, yếu tố văn hóa, đó là “sức mạnh mềm” mà cơ bản là hình ảnh quốc gia, sự hấp dẫn về văn hóa quyết định.

vun boi suc manh viet hinh 2

TSKH. Nghiêm Vũ Khải.

Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng với những giá trị truyền thống rất đáng quý như lòng yêu nước, tình đoàn kết, sự kiên trì và sức chống chịu. Việc tôn vinh, phát huy và làm giàu những giá trị văn hóa này sẽ giúp nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin và sức mạnh của nhân dân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn vào những mặt tồn tại, bất cập và tình trạng xuống cấp của đạo đức xã hội để vun đắp, kiến tạo những giá trị văn hóa mới mẻ, tốt tươi.

Bác Hồ đã từng dạy: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Quan trọng hơn nữa, Người đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác. “Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải trong kinh tế và chính trị”; ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”.

Kinh tế là nền tảng vật chất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Kinh tế và văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh cuối cùng đều phục vụ nhiệm vụ chính trị là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. Đồng thời, kinh tế, chính trị, xã hội phải được văn hóa soi đường thì mới thực sự đem lại sự phồn vinh, hạnh phúc bền vững cho các thành viên trong xã hội, không ai bị bỏ lại phía sau.

Bên cạnh “sức mạnh mềm” văn hóa, Việt Nam còn là quốc gia có vị trí địa lý khá thuận lợi với tiềm năng địa lý - địa chất, đa dạng sinh học và khí hậu phong phú mà có thể khai thác phục vụ phát triển đất nước và cuộc sống con người. Khi nói đến tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cần tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn tài nguyên hữu hạn.

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia tuy không phong phú mà thậm chí rất nghèo tài nguyên nhưng đã vươn lên thành các quốc gia phát triển, quốc gia mới nổi như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel… Chúng ta phải giữ gìn và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên tái tạo của đất nước cho quá trình phát triển bền vững.

Sức mạnh nội sinh của Việt Nam rất quan trọng trong thời đại hội nhập toàn cầu hiện nay - đó là một trong những yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và có khả năng ứng phó với những thách thức, khó khăn từ môi trường bên ngoài. Khi sức mạnh nội sinh được bồi đắp và phát triển đúng cách, Việt Nam sẽ có thể tăng cường sức cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

+ Việc bồi đắp và phát huy sức mạnh nội sinh của Việt Nam cần phải dựa trên những cơ sở nào, thưa ông?

- Đã nói đến sức mạnh nội sinh thì cũng có nghĩa là song song tồn tại với nó là sức mạnh ngoại sinh. Sức mạnh ngoại sinh, tôi cho rằng là các yếu tố trong khu vực và quốc tế đem lại thời cơ giúp phát huy sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Người ta cũng bàn nhiều và đưa ra luận điểm, minh chứng về việc có thể biến nguy cơ thành cơ hội; hoặc ngược lại, một số quốc gia đã để tuột tay những cơ hội ngàn vàng.

vun boi suc manh viet hinh 3

Khi sức mạnh nội sinh được bồi đắp và phát triển đúng cách, Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. (Ảnh internet, minh họa).

Cương lĩnh và Chiến lược phát triển Đất nước do Đại hội Đảng khóa XIII đề ra đã khẳng định các nhiệm vụ chiến lược và các khâu đột phá. Trên tinh thần đó, chúng ta cần nhấn mạnh một số định hướng như sau:

Thứ nhất, tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực. Việc nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của người dân sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Thứ hai, phát triển cơ sở hạ tầng vật chất và cơ sở hạ tầng mềm; tạo điều kiện thuận lợi nhất phát triển các ngành kinh tế có lợi thế và có thể cạnh tranh ở thị trường quốc tế, trên cơ sở tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang đem lại.

Thứ ba, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng nhất và là công cụ vô giá để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức mạnh, tính cạnh tranh của nền kinh tế cũng như sản phẩm, thương hiệu Việt Nam.

Thứ tư, văn hóa là nền tảng để phát triển tinh thần dân tộc và xây dựng một xã hội bình đẳng, trong sáng, văn minh và hạnh phúc. Việc đầu tư vào giáo dục, khoa học, đổi mới sáng tạo và phát triển văn hóa Việt Nam cần ưu tiên đầu tư trước một bước.

Thứ năm, nhân dân là trung tâm của sức mạnh quốc gia. Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, nhất là tạo điều kiện cho người dân thực hành quyền dân chủ, quyền trực tiếp tham gia vào sự nghiệp kiến quốc là điều hết sức cần thiết để dân tộc ta tự tin hướng tới tương lai cùng Nhân loại.

+ Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!

(*): Cụm từ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Hường (Thực hiện)

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội:

Vũ khí lớn nhất của chúng ta chính là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc

vun boi suc manh viet hinh 4

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, sức mạnh nội sinh bắt nguồn từ những giá trị văn hóa dân tộc, được đúc kết, chưng cất qua hàng ngàn năm lịch sử và trở thành tài sản quan trọng của dân tộc ta.

Sức mạnh nội sinh bắt nguồn từ những giá trị văn hóa dân tộc, được đúc kết, chưng cất qua hàng ngàn năm lịch sử, trở thành tài sản quan trọng của dân tộc ta.

Để hình thành nên sức mạnh nội sinh, đó là cả một quá trình đấu tranh, lựa chọn, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa. Lấy lợi ích dân tộc làm trung tâm, đất nước ta đã tạo ra nhiều kỳ tích. Trong Đề cương văn hóa Việt Nam 1943, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động”.

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển văn hóa cần phải tạo tác động lan tỏa sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chính trị, kinh tế. Chủ trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa chính là một trong những nhiệm vụ đột phá, thực hiện theo đúng xu thế và hoàn cảnh đất nước. Các ngành công nghiệp văn hóa, dựa vào tài năng sáng tạo, nguồn lực văn hóa, công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, không chỉ đưa những giá trị văn hóa vào các sản phẩm kinh tế để tạo ra lợi thế cạnh tranh, lợi ích vật chất, mà còn kể những hình ảnh đẹp, câu chuyện hấp dẫn về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, qua đó giúp chúng ta hình thành nên sức mạnh mềm, nội sinh của dân tộc.

Giai đoạn hiện nay, chúng ta đang ở trong một bối cảnh xã hội rất phức tạp. Những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của các phương tiện truyền thông mới với internet và mạng xã hội, đã khiến sự phát triển văn hóa đang gặp những khó khăn hơn bao giờ hết. Nguyên tắc phát triển văn hóa cần tránh bảo thủ để lựa chọn được tinh hoa văn hóa thế giới, tránh lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm để hình thành nên một môi trường tích cực, văn minh, thuận lợi cho sự phát triển đất nước.

vun boi suc manh viet hinh 5

Khi đất nước hòa bình, văn hóa mang sứ mệnh mới trong việc xây dựng Tổ quốc độc lập tự do, hạnh phúc. Ảnh minh họa - nguồn: T.L

Dân tộc hóa là một trong ba nguyên tắc xây dựng văn hóa (Dân tộc hóa, Đại chúng hóa, Khoa học hóa) được xác định trong vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam của Đề cương Văn hóa Việt Nam 1943. Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành nên một nền văn hóa độc lập, tạo điều kiện cho tự cường dân tộc, giải phóng đất nước. Nguyên tắc dân tộc hóa được hiểu là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập”.

Sau 80 năm, nguyên tắc này vẫn còn nguyên giá trị và sự vận động của nguyên tắc dân tộc hóa có thêm những nội dung mới, tạo điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước. Dân tộc hóa chính là cách chúng ta huy động tình yêu nước thông qua nhận thức về những giá trị chung, nguồn gốc tổ tiên chung của dân tộc, từ đó hình thành nên sức mạnh của tình đoàn kết. Đất nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh.

Kết quả, chúng ta đều chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Vũ khí lớn nhất của chúng ta không phải là khí tài quân sự hiện đại mà chính là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Mọi người đều thuộc và hiểu nội dung của những bài Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, hay Bình Ngô đại cáo, các câu ca dao, tục ngữ về lòng yêu nước, những câu chuyện gắn bó con người với Đất nước qua câu chuyện về Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…

Không phải ngẫu nhiên, năm 1954, trước khi về Thủ đô, Bác Hồ đến thăm Đền Hùng và để lại câu nói truyền cảm hứng và niềm tin cho toàn dân tộc: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Những bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi lãnh tụ chính là một kết quả tất yếu của tư tưởng dân tộc hóa.

Những bài hát với lời ca như “đường ra trận mùa này đẹp lắm”, “ta tự hào đi lên ôi Việt Nam”, “Đảng đã cho ta cả mùa xuân của cuộc đời. Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai”… đã là niềm cảm hứng cho bao thế hệ thanh niên tình nguyện, vui vẻ ra trận; Những bài hát về Chủ tịch Hồ Chí Minh như “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người”, “Đất nước nghiêng mình. Đời đời nhớ ơn. Tên Người sống mãi với non sông Việt Nam”… đến nay vẫn là nguồn cổ vũ, động viên mọi người về tấm gương đạo đức, luôn đem lại biết bao xúc động trong lòng nhân dân cả nước. Đây chính là sức mạnh tinh thần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và giải phóng đất nước về sau này, để văn hóa trở thành “cột mốc” chủ quyền của đất nước.

Đặt trong mối quan hệ với hai nguyên tắc còn lại là đại chúng hóa và khoa học hóa, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa của nguyên tắc dân tộc hóa. Một dân tộc mạnh phải dựa trên sức mạnh của quần chúng. Quan tâm đến quần chúng nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa trên sự phát triển của khoa học, giáo dục sẽ giúp dân tộc ta vững vàng và tự tin hơn trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Khi đất nước hòa bình, văn hóa mang sứ mệnh mới trong việc xây dựng Tổ quốc độc lập, tự do, hạnh phúc…

Giá trị con người chính là nguồn lực nội sinh to lớn để phát triển đất nước

Nhà văn Lê Hoài Nam nhìn nhận: Văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện bản sắc và đặc trưng của dân tộc. Trong đó, con người chính là sự kết tinh nhiều mặt, nhiều nội dung của các hệ giá trị Việt Nam. Con người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, trách nhiệm, sự kiên trì, tinh thần cần cù, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, khát khao phát triển… Những phẩm chất này là tài sản vô giá của đất nước! Phát huy giá trị con người Việt Nam chính là nguồn lực nội sinh to lớn để phát triển, xây dựng tương lai tươi sáng cho Tổ quốc, cho dân tộc.

Nguyễn Hường (Ghi)

Tin mới

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi

(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.

Nghề báo
Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga

Sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.

Tin tức
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Tin tức
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù 'gỡ vướng' 11 dự án BOT giao thông

Bộ Xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù 'gỡ vướng' 11 dự án BOT giao thông

(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Tin tức
Bám sát thực tiễn để triển khai bảo đảm tiến độ công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Bám sát thực tiễn để triển khai bảo đảm tiến độ công tác tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng

(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.

Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba

(CLO) Ngày 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tin tức
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp Văn phòng dịch vụ KCN Bắc Tiền Phong

(CLO) Ngày 2/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Nhà vua Bỉ Philippe cùng Hoàng hậu Mathilde dự lễ khánh thành Tổ hợp Văn phòng dịch vụ hiện đại tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong do Tập đoàn Hateco và DEEP C đầu tư. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde.

Tin tức