Ông Trần Duy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn

Thứ năm, 22/06/2023 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước với nhiều lợi thế vượt trội để phát triển nhanh và bền vững.

Bài liên quan

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế do khu vực này vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt các địa phương phát triển không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tỉnh phát triển công nghiệp, dịch vụ như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh; tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông xung quanh vấn đề này.

Khu vực phát triển và năng động bậc nhất cả nước

+ ĐBSH đang bứt tốc rất nhanh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nếu so với mặt bằng chung của cả nước, khu vực này cũng phát triển toàn diện hơn ở một số chỉ tiêu, nhất là hạ tầng khu vực này phát triển khá đồng bộ. Thứ trưởng có đánh giá thế nào về sự phát triển kinh tế của vùng này trong thời gian qua?

- Trong giai đoạn 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSH đạt 7,94%, cao hơn mức bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước.

Thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể, gấp 9,5 lần so với năm 2005, cao hơn bình quân cả nước khoảng 6,6 lần, chiếm 32,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Thu nội địa tăng nhanh và có tỷ trọng cao nhất trong các vùng kinh tế, chiếm 80,2% tổng thu ngân sách.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại, tốt nhất trong 6 vùng của cả nước, nhất là hạ tầng giao thông; Đô thị phát triển nhanh, tỷ lệ đô thị hóa trên 41%; Nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; Khoa học - công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ.

Vùng ĐBSH khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước.

Đặc biệt, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành 3 cực tăng trưởng trong tam giác động lực phát triển kinh tế vùng, trong đó Thủ đô Hà Nội giữ vị trí, vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế quốc tế, một động lực phát triển của vùng và cả nước.

vung dong bang song hong van con doi mat voi nhieu thach thuc lon hinh 1
Vùng ĐBSH có 11 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Vùng có diện tích tự nhiên là 21.253km2, chiếm 6,42% diện tích cả nước. Dân số khoảng 22,92 triệu người, chiếm 23,49% dân số cả nước.

+ Thưa Thứ trưởng, những yếu tố thuận lợi nào đã và đang giúp sức cho kinh tế ĐBSH tăng trưởng?

- Phải nói rằng, ĐBSH có vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây là khu vực giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Đông Bắc với vùng Tây Bắc, giữ vùng núi phía Bắc và miền Trung, lại nằm giáp với thị trường rộng lớn là Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á. Nhờ đó, ĐBSH trở thành cầu nối giao thương và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và quốc tế.

“Hạt nhân” của vùng chính là Thủ đô Hà Nội, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh đã hình thành tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

“Điểm nhấn” của vùng chính là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, hội tụ đủ 5 loại hình giao thông là đường bộ tương đối hiện đại. Trong thời gian tới, vùng tiếp tục phát triển thêm mạng lưới giao thông khác để tạo thêm sức bật cho nền kinh tế, ví dụ như tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh - Nghệ An, cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình, cao tốc Bắc - Nam phía Đông,...

Với những lợi thế như vậy, có thể khẳng định rằng, vùng ĐBSH đã, đang và sẽ giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong quá trình phát triển đất nước.

+ Thưa Thứ trưởng xin ông hãy cho biết, những khó khăn thách thức trong việc phát triển khu vực ĐBSH?

- Đúng là vùng có nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, dù vậy, ĐBSH vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Vùng ĐBSH tuy có hệ thống kết cấu hạ tầng tốt nhất trong sáu vùng của cả nước, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông vận tải phát triển chưa hài hòa, đường bộ, đường không khá tốt, nhưng đường sắt, đường thủy nội địa còn yếu, vì vậy chưa tạo được sự đồng bộ, liên kết hạ tầng giao thông giữa các địa phương trong vùng.

Kinh tế vùng ĐBSH tăng trưởng khá cao trong những năm qua, nhưng tăng trưởng chưa dựa vào tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chưa sẵn sàng tận dụng hiệu quả các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phát triển cơ sở hạ tầng thương mại ở vùng là còn yếu và ít so với cả nước. Là trung tâm công nghiệp lớn, nhưng trong vùng hiện mới có 26 trung tâm logistics, nhiều địa bàn có lợi thế về phát triển lĩnh vực này nhưng vẫn có ít trung tâm logistics.

Đơn cử như quá trình chuyển dịch kinh tế của vùng còn chậm, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, lao động và tài nguyên; thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI.

Năng suất lao động chậm cải thiện. Khoa học công nghệ chưa trở thành động lực cho phát triển. Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch còn chậm, nhiều bất cập, nhất là quy hoạch đô thị.

Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững; phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; quản lý đất đai, tài nguyên, ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp. Đầu tư công còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, thiếu liên kết các khu công nghiệp, chưa hình thành các cụm liên kết ngành. Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ; chênh lệch về mức độ phát triển giữa hai tiểu vùng và giữa một số địa phương trong vùng khá lớn. Liên kết về phát triển kết cấu hạ tầng như các tuyến vành đai, các tuyến hướng tâm, các tuyến kết nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hiệu quả.

vung dong bang song hong van con doi mat voi nhieu thach thuc lon hinh 2

+ Để giải quyết các thách thức lớn như Thứ trưởng đã nêu, chúng ta đã có những giải pháp cụ thể thế nào?

- Để giải quyết các thách thức, tồn tại nêu trên và xác định vị trí chiến lược, vai trò đặc biệt quan trọng của vùng ĐBSH trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong tương quan với các vùng khác và cả nước và để tạo động lực cho vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, ngày 23/11/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để Nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, thực hiện nhiệm vụ Bộ Chính trị giao, ngày 08/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ đề ra 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường phấn đấu đạt được đến năm 2030, cụ thể hóa bằng 10 nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết và một trong những nhóm nhiệm vụ đó là phát triển bền vững hệ thống đô thị bền vững và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.

Bên cạnh đó, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ, đề án cụ thể và 20 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng Sông Hồng để giúp vùng phát triển đột phá, gồm: các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thuỷ có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không, đầu tư xây dựng mới cảng biển trong vùng; đồng thời đã phân công cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.

+ Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng!

Trần Định (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Khuyến khích doanh nghiệp Singapore có đề xuất hợp tác mới và tăng cường đầu tư vào Việt Nam

(CLO) Ngày 18/9, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 18 về Kết nối kinh tế Việt Nam - Singapore đã được tổ chức tại Singapore dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Thứ hai Bộ Công nghiệp và Thương mại kiêm Bộ trưởng Nhân lực Singapore, ông Tan See Leng.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô