(CLO) Vùng phát thải thấp được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội, nhưng theo các chuyên gia, đây không phải là "cây đũa thần" có thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm. Cần có những giải pháp đồng bộ và sự tham gia của cộng đồng để đạt hiệu quả bền vững.
Tại Tọa đàm Giải pháp triển khai vùng phát thải thấp tại Hà Nội do Báo Tiền Phong tổ chức sáng 21/1, thông tin về tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng của Hà Nội thời gian qua, bà Lưu Thị Thanh Chi - Phó Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, nguyên nhân chủ yếu là điều kiện khí hậu thời tiết không thuận lợi, không khí không đối lưu lên cao được. Ở tầng thấp có nhiều sương mù khiến không khí đặc quánh, ứ đọng.
Ngoài ra, theo bà bà Lưu Thị Thanh Chi, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông hơn so với những thời gian khác trong năm khiến chất lượng không khí của thành phố bị ảnh hưởng xấu do bụi đường, khí thải từ các phương tiện giao thông.
Số liệu thống kê cho thấy, quý IV năm 2024, tại trạm quan trắc cố định và liên tục trên địa bàn thành phố, chỉ số ô nhiễm không khí đạt mức kém là 48,91%, đạt mức xấu là 44,37%.
Đây cũng là thời điểm chất lượng không khí ảnh hưởng sức khoẻ người dân chiếm nhiều hơn so với cả năm.
Vì vậy, Hà Nội đã đưa vùng phát thải thấp vào Luật Thủ đô để giảm nguồn ô nhiễm không khí từ giao thông. Đây là bước đột phá của Hà Nội, cũng như cả nước nhằm phát triển giao thông xanh - sạch - thuận tiện - chi phí thấp, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Vùng phát thải thấp bước đầu sẽ được thí điểm tại hai quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. Đây là hai quận có mật độ dân cư đông và đang có những nền móng để phát triển vùng phát thải thấp.
Bà Trịnh Thị Minh Phương, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho rằng khó khăn và thuận lợi khi triển khai vùng phát thải thấp của quận Hoàn Kiếm và Ba Đình là tương đồng nhau. Quận Hoàn Kiếm đang khảo sát các giải pháp và mong muốn sớm nhận được hướng dẫn từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Quá trình thực hiện, theo bà Phương, sẽ gặp một số khó khăn liên quan phần lớn đến ý thức người dân. "Do cơ sở hạ tầng giao thông tại Hà Nội chưa được kết nối đồng nhất nên gây khó khăn cho quá trình thực hiện vùng phát thải thấp. Quận Hoàn Kiếm đang đề xuất mở rộng phố đi bộ để giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân; mở rộng hệ thống xe điện chạy xuyên toàn quận để góp phần cải thiện chất lượng không khí", bà Phương cho hay.
Còn ông Nguyễn Cương Quyết, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình, cho rằng cần kiên trì nâng cao nhận thức của người dân, nếu chỉ có lý thuyết thì rất khó.
Theo ông Quyết, quận Ba Đình đã đề xuất lập đề án thực hiện, tránh loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Trong đó, dự kiến sẽ lựa chọn các phố đi bộ ở đảo ngọc Ngũ Xã, hồ Ngọc Khánh, Phạm Huy Thông để thí điểm...
Chia sẻ về giải pháp để triển khai thành công vùng phát thải thấp, TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, vùng phát thải thấp không phải "cây đũa thần", chỉ là một trong những biện pháp góp phần cải thiện ô nhiễm không khí TP Hà Nội. Tuy nhiên, hiệu quả của vùng phát thải thấp đã được chứng minh ở rất nhiều nước, ví dụ tại châu Âu đã có hơn 300 vùng phát thải thấp.
Qua nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm tại các thành phố trên thế giới, kết quả của việc thực hiện các vùng phát thải thấp phụ thuộc rất nhiều vào cách triển khai. Nhưng phải nhấn mạnh rằng việc thiết kế vùng phát thải thấp rất khó khăn, đòi hỏi phải có nhận thức đúng, thiết kế đúng và hành động đúng. Không có mô hình nào chung cho việc thực hiện các vùng phát thải thấp, mặc dù đều có mục đích chung là giảm thiểu ô nhiễm.
Theo ông Tùng, trước mắt, cần xây dựng hệ thống tài liệu chi tiết để quận Hoàn Kiếm và Ba Đình có định hướng lập đề án, chứ không phải loay hoay đi tìm. Đặc biệt, các giải pháp phải đi trước hành động theo cơ chế win - win.
"Ví dụ, như hỗ trợ kiểm định xe máy, hỗ trợ chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện, xây dựng các trụ sạc điện trong hai quận như thế nào, giảm giá giao thông công cộng, phát triển các hệ thống cho thuê xe đạp, xe điện. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các vấn đề liên quận để tăng cường năng lực thực hiện", ông Tùng chia sẻ.
Bà Nguyễn Hoàng Ánh, Trưởng phòng Quản lý chất lượng môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) cho rằng, giao thông xanh là thực sự cần thiết để đảm bảo tiến trình phát triển bền vững.
"Cơ chế chính sách, khung pháp lý chung đã được hình thành, giờ phải thực hành nó. Qua các bài học thí điểm của Hà Nội thực hành, rồi mới biết nó hổng ở đâu, người dân, doanh nghiệp, chính quyền được hưởng lợi gì? Từ đó phân tích thiếu hụt trong hệ thống chính sách, đang thiếu gì để tất cả đều “win”. Do đó phải hành động ngay, bắt đầu ngay", bà Ánh nói.
Bà Ánh cũng cho hay, Quốc hội, Chính phủ đã đưa kiểm soát không khí vào chương trình giám sát của Quốc hội; Chính phủ cũng đã giao Bộ TN&MT xây dựng đề án về xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại các đô thị, đơn vị dự kiến trình vào quý 3/2025.
>>>Xem thêm: Ô nhiễm không khí vượt ngưỡng, Hà Nội sẽ phun nước rửa đường trở lại
(CLO) Ngày 21/1, thông tin từ Công an Thanh Hóa cho biết, lực lượng chức năng vừa khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch huyện và Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thọ Xuân.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 22/1, Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ. Khu vực Trung Bộ, Nam Bộ có mưa vài nơi, ngày nắng.
(CLO) Mới đây, Angelababy ra mắt phim "Tương tư lệnh" do cô thủ vai chính làm đấy lên đồn đoán nữ diễn viên đã thoát khỏi lệnh "phong sát" sau hơn 1 năm cấm sóng vì ủng hộ đêm diễn thoát y của Lisa (BlackPink) tại Crazy Horse.
(CLO) Để Tô Lịch thực sự trở thành hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm, các khu vực ô nhiễm môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý TP Hà Nội muốn làm nhanh thì phải có quy hoạch, thiết kế, giải pháp bài bản, tổng thể và cụ thể; không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình, thiết kế, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, gây thất thoát, làm mất đi tính lợi ích kinh tế tổng thể.
(CLO) Ngày 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải hai cuộc thi báo chí chủ đề Xây dựng Đảng và Chung tay bảo vệ môi trường năm 2024.
(CLO) Nhấn mạnh thông điệp của Tổng Bí thư và giờ đã trở thành chủ trương của Đảng là bên cạnh phòng chống tham nhũng phải đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, đặt phòng, chống lãng phí ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát kinh tế bằng nghiệp vụ của mình phải tìm được các vụ lãng phí lớn để xử lý, qua đó góp phần cảnh tỉnh, răn đe, tạo hiệu ứng trong xã hội nhằm đưa công tác phòng, chống lãng phí ngày càng đạt kết quả và hiệu quả cao hơn.
(CLO) Nissan và Honda công bố kế hoạch sáp nhập táo bạo, kỳ vọng cạnh tranh toàn cầu, nhưng lo ngại từ cổ đông Renault và lỗ 93,5% của Nissan khiến tương lai bấp bênh.
(CLO) Ngày 21/1, Hội Nhà báo tỉnh Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ tỉnh Kiên Giang năm 2025 với chủ đề: “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới”.
(CLO) Dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh nên đây chính là thời điểm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp.
(CLO) Theo nhà báo Lê Quốc Minh: “Năm 2024 các cơ quan báo chí đã có sự chuyển mình, trong đó có các cơ quan báo chí nhỏ đã chuyển đổi số ngoạn mục. Trong năm tới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) phù hợp với công nghệ báo chí hiện đại...”.
(CLO) TRD – biểu tượng hiệu năng xe Toyota, từ Camry 2024 với động cơ V6 mạnh 301 mã lực đến Sequoia TRD Pro công suất 437 mã lực, khẳng định sức mạnh mọi phân khúc.
(CLO) Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh N.Đ.H, 48 tuổi, ở tại Tuyên Quang, bị chấn thương nặng do bình ga mini phát nổ khi đang nấu ăn.
(CLO) Theo các chuyên gia từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhỏ hiếu động, được nghỉ học dài ngày, nhu cầu về quê đón Tết, du lịch của các gia đình tăng cao, các hoạt động liên hoan, ăn uống, vui chơi cũng diễn ra liên tục, trong khi đó người lớn thường bận rộn, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ có thể gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng.
(CLO) Để Tô Lịch thực sự trở thành hình mẫu về cơ chế, cách thức xử lý các dòng sông ô nhiễm, các khu vực ô nhiễm môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý TP Hà Nội muốn làm nhanh thì phải có quy hoạch, thiết kế, giải pháp bài bản, tổng thể và cụ thể; không vì vội mà làm ẩu, làm sai về quy trình, thiết kế, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, gây thất thoát, làm mất đi tính lợi ích kinh tế tổng thể.
(CLO) Nhấn mạnh thông điệp của Tổng Bí thư và giờ đã trở thành chủ trương của Đảng là bên cạnh phòng chống tham nhũng phải đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, đặt phòng, chống lãng phí ngang hàng với phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát kinh tế bằng nghiệp vụ của mình phải tìm được các vụ lãng phí lớn để xử lý, qua đó góp phần cảnh tỉnh, răn đe, tạo hiệu ứng trong xã hội nhằm đưa công tác phòng, chống lãng phí ngày càng đạt kết quả và hiệu quả cao hơn.
Ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình.
(CLO) Ngày 21/1, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức Đảng, 8 đảng viên vi phạm.
(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý, khai thác các tài sản công, trụ sở làm việc dôi dư, không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, góp phần chống lãng phí, thất thoát, tăng cường khai thác nguồn lực từ tài sản công.
(CLO) UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng kiểm soát chặt chẽ việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản trên địa bàn, bảo đảm minh bạch hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động này, phòng ngừa, hạn chế việc thiếu kiểm soát, có thể gây bất ổn thị trường.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa có Quyết định số 25/QĐ-BNV ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030" năm 2025.
(CLO) Nhận lời mời của Thủ tướng Czech Petr Fiala, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Czech từ 18-20/1. Sau Lễ đón chính thức trọng thể, ngày 20/1 theo giờ địa phương tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp hẹp và hội đàm với Thủ tướng Czech Petr Fiala.