Trung Quốc bất ngờ phát hiện mỏ vàng khổng lồ ở tỉnh Hồ Nam
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
Theo dõi báo trên:
Tháng 5 này, rất nhiều người đã hỏi tôi: “Sao không thấy Quán Thanh xuân phát nhỉ?” và tôi hiểu đó là điều mong mỏi tha thiết, đong đầy tình cảm mà công chúng cả nước gửi đến những người thực hiện chương trình. Và rồi qua cuộc trò chuyện với họ, tôi còn biết được ngoài tình cảm, sự yêu mến là những kỳ vọng để chương trình ngày một hấp dẫn hơn.
Tôi đặc biệt ấn tượng đến bài viết “Hạnh phúc người làm báo” trên Tạp chí Người làm báo có ghi lại cảm xúc được thể hiện bằng bài thơ của nhà thơ, nhà báo Hồng Vinh- người nhiều năm giữ những cương vị quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí nước nhà. Chả là khi chương trình số 2 với chủ đề “Tết của thời thanh xuân” (trong đó có nói đến việc làm báo Tết) vừa phát sóng, nhà báo Hồng Vinh đã ghi lại tình cảm của mình gửi tặng khách mời là nhà báo Lê Xuân Sơn (Tổng Biên tập Báo Tiền phong) bằng những câu thơ dung dị, tràn đầy cảm xúc và niềm tự hào về người làm báo: “Hoa hậu xanh tờ báo/Báo rực xanh núi đồi/Thời gian mải miết trôi/Mang theo hình báo Tết.../Ơi cái tên thân thiết/Đã đi cùng tháng năm/Từ núi rừng Trường Sơn/Ra Trường Sa sóng vỗ/Khán phòng Anh ngồi đó/Khóe mắt bỗng rưng rưng/Với bao người trìu mến/Gọi tên tờ Tiền Phong!”. Có thể nói nhờ chương trình mà ông đã được ùa về ký ức xen lẫn sự hạnh phúc, vinh dự của một thời “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.
Nhà báo, nhà văn Nguyễn Uyển (Nguyên Trưởng ban Công tác Hội- Hội Nhà báo Việt Nam) thì cho rằng chương trình mang cái tên có chiều sâu trong suy nghĩ. Ông chia sẻ, chương trình cuốn hút từ người lớn tuổi đến những người trẻ. Nó đưa về những cái xa xưa để thế hệ ông nhìn lại hôm nay và cũng để người trẻ hôm nay biết về ngày xưa. “Tôi thấy ấn tượng với đám cưới chiến trận của nhà văn Chu Lai và bà vợ nhà văn Vũ Thị Hồng, nhà văn Vũ Tú Nam và bà vợ nhà văn Thanh Hương. Mặc dù họ đều là những cây bút nổi tiếng nhưng đám cưới diễn ra hết sức bình dị. Còn hiện nay thì chúng ta lại thấy những đám cưới rất linh đình nhưng chưa chắc đã sống hạnh phúc bên nhau”, ông nhấn mạnh.
Nhà báo, nhà thơ Vương Tâm (Nguyên trưởng Ban Báo Hànộimới Cuối tuần) nhận xét rằng đây là chương trình mang tính tương tác cao. Quán Thanh xuân là một chương trình nghệ thuật tương tác theo từng chủ đề đã đem lại hiệu quả thông tin rất hấp dẫn, bổ ích, lý thú. Những ký ức được vọng về bằng âm nhạc hay bằng những câu chuyện kể của nhân vật (khách mời) có tính xã hội sâu sắc. Chương trình có nét sáng tạo mới lạ về cách tổ chức. Những câu chuyện được diễn ra trong quá khứ nhưng vẫn gắn bó với cuộc sống hiện tại.
Chương trình vượt qua những cách thức làm giải trí đang tràn ngập trên màn hình hiện nay. “Bên cạnh đó phải nói tới sự linh hoạt với phong cách dẫn chương trình của 2 MC: Diễm Quỳnh và Anh Tuấn. Họ là những MC nổi tiếng đã hàng chục năm qua đồng thời cũng tích lũy được nhiều kiến thức về các lĩnh vực. Ngoài cái duyên trời cho họ còn là những nhà chuyên môn có chiều sâu về văn hóa và âm nhạc. Cách khai thác chiều sâu và đa dạng cho mỗi chủ đề của chương trình đã đem lại hiệu quả truyền thông sắc nét. Đặc biệt là tính tương tác cao khi khán giả được dịp trò chuyện chất vấn khách mời và đặt ra những vấn đề mang tính thời sự”, nhà thơ Vương Tâm nhấn mạnh.
Đứng trên góc độ của người làm nhạc, nhạc sĩ Ngọc Khuê cho rằng âm nhạc ngẫu hứng là điều làm nên sự khác biệt của chương trình. Tác giả “Mùa xuân làng lúa, làng hoa” nhấn mạnh phần âm nhạc của chương trình tuy không gia công nhiều về phối khí nhưng lại rất gần gũi với khán giả. Ban nhạc chơi đa dạng, ngẫu hứng khi vừa có thể chuẩn bị kỹ về hòa âm, phối khí, nhưng họ cũng có thể chơi luôn theo cách tùy hứng để ca sĩ và tác giả có thể hát ngay được. Với những ca khúc đã đi cùng năm tháng, để có những bản phối mới phù hợp với bản chất của bản nhạc là một điều rất phù hợp với đời sống đương đại.
Tiến sĩ Trần Hải Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi xem nhiều chương trình đã tự hỏi: Liệu có trái tim nào ngừng thổn thức được không? Anh cho biết, thế hệ mình khi làm đám cưới không còn phải chờ phân phối hàng hóa, không phải tranh thủ từng giờ từng phút vì công việc phát sinh, Tết đến xuân về không phải đợi từng túi hàng Tết mua theo tem phiếu, thưởng thức Tết không chỉ có nghe Đài nhưng anh tin rằng mọi người vẫn đong đầy cảm xúc khi nghe lại xem lại những nhân chứng của một thời, những kỷ vật của một thời… tuy không thật đầy đủ nhưng nhẹ nhàng đưa về những miền ký ức. “Ký ức đẹp lắm thân yêu lắm vì ở đó có hình bóng của những người thân yêu nhất, có ông bà, có bố mẹ có nửa kia của mình có một phần gia đình cứ lặng lẽ hiện lên trong những câu chuyện kể. Chút phập phồng chờ đợi chung nhịp đập trái tim, chút háo hức ngỡ ngàng khi giao thừa đang đến, liệu có trái tim nào ngừng thổn thức được không?”, giảng viên vật lý phân tích.
Dưới góc độ nghề báo, Đại úy, nhà báo Phạm Hồng Khánh (Truyền hình Quốc phòng Việt Nam) cho rằng điều đặc biệt của chương trình là cách thức thể hiện rất hiện đại, nhẹ nhàng và sâu lắng. Một không gian trường quay với dàn nhạc, khán giả được trực tiếp hòa mình vào không gian ký ức và âm nhạc, nơi không chỉ các ca sĩ mà cả những khách mời có thể trực tiếp hát lên những ca khúc gắn với tuổi trẻ tươi đẹp. Chính điều đó đã làm cho chương trình trở nên hấp dẫn, thu hút người xem. Với thời gian 2 tiếng nhưng chương trình không hề “nặng” mà như đưa người xem cuốn vào từng câu chuyện và từng thời gian lịch sử để hiểu hơn về những thế hệ đi trước, những năm tháng thanh xuân mà cha ông ta đã trải qua.
Hơi bay bổng một chút, nhà thơ, nhà báo Lữ Mai (Báo Nhân Dân) cho biết, điều làm nên ấn tượng của chương trình là hình ảnh và câu chuyện. Ý tưởng tuy không mới nhưng ekip thực hiện đã nỗ lực tái tạo ký ức bằng những hình ảnh, câu chuyện của một thời đã qua với nhiều cung bậc. Về hình ảnh thực ra không khó lắm bởi các kỷ vật, cách bài trí những năm qua đã trở lại đời sống Hà Nội qua từng góc quán cafe, quán ăn bao cấp, không gian trưng bày… “Điều làm nên “hồn vía” của chương trình là những câu chuyện được kể bằng những con người cụ thể hoặc tư liệu. Có những câu chuyện rất xúc động về đổi thay, mất mát, nghĩa tình được khơi gợi trong không gian ký ức từ những khu tập thể, những trò chơi trẻ con Hà Nội, những hy sinh, đau thương giữa lằn ranh giới hòa bình và chiến tranh”, nữ sĩ 8X chia sẻ.
Là một khán giả thuộc thế hệ 9X, bạn Phạm Hương (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật) cho rằng đây là điểm hẹn của những người yêu quá khứ. Quán Thanh xuân đầy những thú vị, từ không gian mang hơi hướng hoài cổ, từ âm nhạc sống đầy ngẫu hứng, từ những câu chuyện quá khứ giản dị nhưng xúc động.... “Tôi là một người trẻ, sống ở thời đại cách khá xa với những câu chuyện được nhắc đến trong chương trình, nhưng tôi thấy thực sự hấp dẫn. Một trong những lý do thuyết phục nhất để tôi yêu thích và theo dõi là bởi “Quán” cho tôi biết và hiểu được phần nào cái ngày xưa mà bố mẹ tôi đã từng trải qua: những lãng mạn, những khó khăn và cả những vượt qua để gắn bó với nhau trong cả chặng đường thanh xuân rực rỡ nhất của cuộc đời”, biên tập viên Phạm Hương cho biết.
Và cuối cùng, một khán giả đặc biệt của chương trình, anh đã vượt qua quãng đường 60 km từ Hiệp Hòa (Bắc Giang) đến trường quay của Quán Thanh xuân để xem trực tiếp chương trình số 4 “Ngày mai anh lên đường” mặc dù bản thân là một người khuyết tật vận động, đi lại hết sức khó khăn. Đó là Lê Viết Thuận (Chủ tịch CLB Thanh niên khuyết tật Bắc Giang). Anh đặc biệt ấn tượng với ca khúc “Nhánh lan rừng” mà nhạc sĩ Thế Hiển đã ngẫu hứng thể hiện trong chương trình. Được nghe câu chuyện thú vị mà những người đi qua cuộc chiến kể lại, anh xúc động về sự anh dũng đáng khâm phục, bất chấp khó khăn gian khổ của người lính ở chiến trường và cả người vợ, người yêu của họ nơi hậu phương.
Và có lẽ còn nhiều nhiều cảm xúc mà các vị khán giả còn muốn chia sẻ về chương trình nhưng hãy để nó được ấp ủ, nuôi dưỡng thêm nữa vì đến tối chủ nhật mùng 9 tháng 6, chương trình Quán thanh xuân số 5 sẽ lên sóng. Còn nhiều điều thú vị, hấp dẫn đang chờ khán giả ở phía trước. Nào chúng ta hãy cùng đếm ngược…
Giang Phú
(CLO) Một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ cục địa chất tỉnh Hồ Nam.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.