Vượt “sóng cả”, đảm bảo thu ngân sách nhà nước năm 2023 để phát triển đất nước

Thứ năm, 02/03/2023 09:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cả một thập kỷ vừa qua, nhờ vào quá trình thu - chi hợp lý và hiệu quả, ngân sách nhà nước tăng đều mỗi năm và luôn vượt dự toán do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Trong giai đoạn 2012 - 2022, thu ngân sách của Việt Nam đã tăng từ 740.500 tỷ đồng lên 1,8 triệu tỷ đồng, tức là tăng 2,5 lần. Thậm chí, trong giai đoạn 2022, kinh tế thế giới và cả Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, song ngân sách Việt Nam đã thay đổi ngoạn mục từ “bội chi” sang “thặng dư” ngân sách.

Điều này có được một phần là do quy mô nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, nhưng không thể phủ nhận, ngành Tài chính đã đưa ra nhiều chính sách mới, phù hợp với thời cuộc để đảm bảo không bị thất thoát ngân sách.

vuot song ca dam bao thu ngan sach nha nuoc nam 2023 de phat trien dat nuoc hinh 1

Các cú “sốc” liên hoàn

Trước khi bước vào năm 2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 34 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 với mục tiêu thu ngân sách nhà nước khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 57.000 tỷ đồng so với năm 2021, mức tăng tương ứng khoảng 4,2%.

Nhưng ngay từ đầu năm 2022, trong khi đại dịch COVID-19 chưa hoàn toàn được kiểm soát, các xung đột địa chính trị trên thế giới, nhất là cuộc chiến giữa Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022 đã khiến nền kinh tế Việt Nam bị rung lắc dữ dội.

Trong trao đổi mới đây với Báo Nhà báo & Công luận, ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận 2022 là một năm khó khăn đối với ngành Tài chính khi thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách theo dự toán của Quốc hội đề ra.

Ông Phớc cho biết, ngoài các yếu tố dịch bệnh hay xung đột địa chính trị, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khác, như chính sách kiểm soát nghiêm ngặt của Trung Quốc, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng.

Hoặc, lạm phát “bùng nổ”, nhiều quốc gia đã điều chỉnh tăng lãi suất, từ đó tác động đến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, tạo áp lực lên tỷ giá và hoạt động xuất nhập của Việt Nam.

Hiện nay, dòng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngân sách nhà nước. Vì vậy, các tác động xấu ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu đều có thể khiến ngân sách sụt giảm.

Ngoài các yếu tố trên, ông Phớc cho hay, trong năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục và tăng trưởng, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách tài khóa, giảm thuế, miễn thuế cho một số lĩnh vực, như giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% để kích cầu thị trường tiêu dùng, miễn giảm thuế đất, giảm 50% lệ phí trước bạ,...

Trên lý thuyết, các  chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sẽ ảnh hưởng tới việc dòng thu ngân sách, thế nhưng kết quả năm 2022 lại cho thấy ngược lại.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2022, thu ngân sách đạt 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 27,8% so với dự toán của Quốc hội là 1,4 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, ngân sách Việt Nam trong năm 2022 có thặng dư khoảng 220.000 tỷ đồng.

“Việc ngân sách có thặng dư đã đảm bảo nguồn lực hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đảm bảo đầy đủ nguồn lực chi đầu tư phát triển và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, các chính sách an sinh xã hội mà không phải tăng bội chi ngân sách”, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Điều gì đã giúp ngân sách từ “bội chi” sang “thặng dư”

Tiết lộ thành quả, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, ngay từ đầu năm ngoái, ngành Tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Trong đó, Bộ Tài chính yêu cầu quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; tiếp tục cắt giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết, tập trung nguồn lực cho Chương trình phục hồi và giảm bội chi ngân sách.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các luật thu, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; tăng cường chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản,...

Trong các giải pháp này, có 3 giải pháp đã mang tăng dòng thu ngân sách đột biến. Cụ thể, việc đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản đã giúp nguồn thu ngân sách tăng thêm 41.000 tỷ đồng, tăng khoảng 97% so với năm 2021.

Tiếp đến, trong năm đã bắt giữ, xử lý trên 16.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan; kiến nghị xử lý tài chính gần 73.000 tỷ đồng. Trong đó thu nộp ngân sách 21.800 tỷ đồng.

Đặc biệt, thành tựu hiệu quả nhất đó là việc vận hành Cổng thông tin điện tử xuyên biên giới, đến nay đã có 42 nhà cung cấp nước ngoài kê khai nộp thuế, với tổng số thuế đã nộp là 3.440 tỷ đồng.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế đánh giá rất cao các giải pháp điều hành thu - chi ngân sách của Bộ Tài chính trong năm 2022, nhất là việc Bộ đã thực hiện được mục tiêu các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Netflix, Facebook, Google hay Tik tok chịu đăng ký và nộp thuế tại Việt Nam.

“Những năm trước đây, quá trình truy thu thuế của các nhà cung cấp nước ngoài rất khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất đó là các đơn vị này có văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhưng không phải là tổ chức kinh doanh, thương mại nên rất khó quản lý. Do đó, kết quả của năm 2022 là một thành tựu rất lớn của ngành Tài chính”, ông Thịnh nói.

Vàng tiếp tục được “thử lửa”

Năm 2023, Quốc hội dự toán thu ngân sách khoảng 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài chính đã có nhiều chủ trương mới, như nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững.

Bộ Tài chính cũng tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý, giám sát tài chính; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Vũ Sỹ Cường - chuyên gia kinh tế đánh giá: Nhiệm vụ thu - chi ngân sách trong năm 2023 vẫn sẽ vượt dự toán. Nhưng về trung và dài hạn cần có giải pháp mạnh mẽ hơn để chống lãng phí, thất thu thuế nhà nước.

Nhận định này hoàn toàn khả thi, bởi số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy: Trong tháng 2/2022, tổng thu ngân sách ước đạt 124.600 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng thu đạt 362.300 tỷ đồng, bằng 22,4% dự toán năm và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Dù vậy, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định rằng, việc thu ngân sách trong năm 2023 sẽ khó khăn hơn rất nhiều, do các khoản thu mang tính đột biến giống như năm 2022 sẽ không còn nữa.

“Năm 2022 có nhiều khoản thu đột biến khiến ngân sách tăng lên như truy thuế từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chẳng hạn. Đến năm 2023 thì dòng thu này không còn mang tính đột biến nữa, do đó việc đảm bảo ổn định thu ngân sách và vượt dự toán sẽ khó khăn”, ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng vẫn có những cơ hội. Đơn cử, như việc Trung Quốc đã bước vào giai đoạn bình thường mới, hoạt động thương mại với Việt Nam cũng mở cửa hoàn toàn.

“Trung Quốc là một thị trường lớn, là đối tác rất lớn đối với các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và cả ngành dịch vụ du lịch của Việt Nam. Do đó, Việt Nam vẫn còn cơ hội để cải thiện thu ngân sách và giảm bội chi ngân sách. Nhưng để làm được điều này, mọi cán bộ của ngành tài chính phải “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, giữ vững lập trường do Quốc hội, Chính phủ và cả Bộ trưởng Bộ Tài chính đưa ra”, ông Thịnh nói.

Vào năm 2017, Bộ Tài chính đã có “slogan” liên quan tới chính sách thu ngân sách, đó là “khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc”, cắt, giảm và gia hạn thời gian nộp hàng loạt các sắc thuế, khoản thu ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các ngành kinh tế, tạo động lực và sức bật dậy cho các doanh nghiệp trước sự suy thoái của kinh tế thế giới.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh ủng hộ đưa đề xuất này áp dụng vào năm 2023, bởi kinh tế Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đang rất cần có thêm chính sách hỗ trợ để bứt phá.

“Việc giảm thuế, giãn thuế sẽ không làm thất thu ngân sách, vì sớm muộn gì doanh nghiệp vẫn sẽ nộp. Nhưng việc giãn thuế, giảm thuế sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tăng tốc. Khi doanh nghiệp phục hồi, kinh tế bứt phá, thì ngân sách cũng sẽ tăng theo lẽ tự nhiên”, ông Thịnh nói.

Theo ý kiến chuyên gia, việc đảm bảo thu ngân sách luôn vượt dự toán, kết hợp với việc chi ngân sách hiệu quả đã giúp Việt Nam đủ “tiềm lực” để vượt qua đại dịch COVID-19.Điều này được chứng minh bằng việc, Quốc hội, Chính phủ đã đồng ý chi hơn 45.100 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2021) từ ngân sách để mua vắc-xin ngừa COVID-19 miễn phí cho toàn bộ người dân, cũng như trang trả cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, một phần ngân sách tương ứng 28.900 tỷ đồng cũng được dành để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn hồi phục rất nhanh, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kỷ lục của năm 2022 với GDP tăng 8,02%.

Việt Vũ

Tin mới

Báo VietnamPlus tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông tin với Đại sứ quán Nhật Bản

Báo VietnamPlus tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thông tin với Đại sứ quán Nhật Bản

(CLO) Chiều 8/4, bà Kamitani Naoko, Bí thư thứ nhất, Vụ trưởng Vụ Báo chí và Văn hóa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã có buổi làm việc với Tổng biên tập Báo điện tử VietnamPlus.

Nghề báo
Tổng thống Trump nói sẽ đàm phán trực tiếp với Iran về hạt nhân

Tổng thống Trump nói sẽ đàm phán trực tiếp với Iran về hạt nhân

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đàm phán trực tiếp với Iran nhằm ngăn chặn nước này sở hữu vũ khí hạt nhân, đồng thời cảnh báo Tehran về hậu quả nếu thỏa thuận không thành.

Thế giới 24h
Báo Pháp luật Việt Nam trao 'Mái ấm Tư pháp' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Bình

Báo Pháp luật Việt Nam trao 'Mái ấm Tư pháp' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thái Bình

(CLO) Ngày 8/4, nhà báo Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt (71 tuổi) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.

Nghề báo
Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trong xử lý các dự án tồn đọng kéo dài

Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trong xử lý các dự án tồn đọng kéo dài

(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.

Tin tức
Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X khởi tranh: Sân chơi lớn của công nhân viên chức Thủ đô

Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X khởi tranh: Sân chơi lớn của công nhân viên chức Thủ đô

(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).

Nghề báo
Dự báo thời tiết ngày 9/4: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết ngày 9/4: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, trưa chiều trời nắng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Môi trường và cuộc sống
Nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế

Nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức y tế

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).

Tin tức
Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất: Tôn vinh đóng góp, lan tỏa giá trị

Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất: Tôn vinh đóng góp, lan tỏa giá trị

(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.

Nghề báo
Xây dựng tối thiểu 5 bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội

Xây dựng tối thiểu 5 bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội

(CLO) Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2035, xây dựng tối thiểu 5 bệnh viện trực thuộc Trường Đại học Y Hà Nội đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Tin tức
Khởi động hành trình phát triển doanh nghiệp sinh thái rừng

Khởi động hành trình phát triển doanh nghiệp sinh thái rừng

(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.

Công luận 24H
Lần đầu tiên công bố nhiều tài liệu về cảng biển Việt Nam

Lần đầu tiên công bố nhiều tài liệu về cảng biển Việt Nam

(CLO) Nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố tại triển lãm trực tuyến “Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới” của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Đời sống văn hóa
Hàn Quốc nổ súng cảnh báo tại Khu Phi quân sự với Triều Tiên

Hàn Quốc nổ súng cảnh báo tại Khu Phi quân sự với Triều Tiên

(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.

Thế giới 24h
Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược

Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược

(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.

Tin tức
Nhận định Bayern Munich vs Inter Milan, 2h ngày 9/4 tại Champions League

Nhận định Bayern Munich vs Inter Milan, 2h ngày 9/4 tại Champions League

(CLO) Nhận định Bayern vs Inter, 2h ngày 9/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số Bayern vs Inter cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn liên hoàn trên đèo Bảo Lộc

Nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn liên hoàn trên đèo Bảo Lộc

(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.

Công luận 24H
Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội làng Văn Giang - Nam Dương phát tích từ lời thề ước của cha ông từ ngàn xưa, chính hội thường diễn ra vào ngày 12 tháng Ba âm lịch.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Nga mong muốn hợp tác sâu hơn với các công ty Trung Quốc

Nga mong muốn hợp tác sâu hơn với các công ty Trung Quốc

(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.

Kinh tế vĩ mô
Bộ Công Thương: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều

Bộ Công Thương: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kinh tế vĩ mô
Indonesia bình chân, không trả đũa thuế Mỹ

Indonesia bình chân, không trả đũa thuế Mỹ

(CLO) Indonesia đối mặt thuế 32% từ Trump bằng ngoại giao sắc bén, hỗ trợ ngành, mở rộng châu Âu, bảo toàn thặng dư 16,8 tỷ USD.

Kinh tế vĩ mô
Nga cung cấp 100.000 tấn dầu cho Cuba vào ngày 19/2

Nga cung cấp 100.000 tấn dầu cho Cuba vào ngày 19/2

(CLO) Nga chuyển 100.000 tấn dầu cho Cuba ngày 19/2, mở rộng hợp tác kinh tế và viện trợ nhân đạo giữa hai quốc gia.

Kinh tế vĩ mô
CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

CPI quý I/2025 tăng 3,22%, giá thịt lợn tăng mạnh

(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

GDP quý I/2025 cao nhất trong 5 năm qua

(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Kinh tế vĩ mô
Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Thị trường toàn cầu lao đao vì thuế quan của Tổng thống Donald Trump

(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.

Kinh tế vĩ mô
JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ

JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ

(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.

Kinh tế vĩ mô
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Dow Jones giảm thêm 1.000 điểm khi thương chiến Mỹ- Trung tái bùng phát

Dow Jones giảm thêm 1.000 điểm khi thương chiến Mỹ- Trung tái bùng phát

(CLO) Chỉ trong hai ngày, Phố Wall bốc hơi hơn 4.000 tỷ USD khi thương chiến Mỹ - Trung bùng phát trở lại.

Kinh tế vĩ mô