Vượt Trung Quốc, Philippines trở thành quốc gia phụ thuộc nhất vào điện than

Thứ tư, 03/07/2024 17:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember có trụ sở tại London, sự phụ thuộc của Philippines vào điện than đã tăng vọt 62% vào năm ngoái, vượt qua Trung Quốc, Indonesia và Ba Lan.

Sản lượng sản xuất cao hơn nhu cầu sử dụng

Philippines cũng là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào than ở Đông Nam Á vào năm 2023, vì việc áp dụng sản xuất điện tái tạo vẫn ở mức thấp. Tỷ lệ điện được tạo ra từ than ở quốc gia này đã tăng lên 61,9% vào năm ngoái so với 59,1% vào năm 2022.

Báo cáo cho biết nhìn chung, sản lượng điện than của cả nước cũng tăng 9,7%, cao hơn mức tăng 4,6% của nhu cầu điện.

vuot trung quoc philippines tro thanh quoc gia phu thuoc nhat vao dien than hinh 1

Nhà máy điện chạy bằng than ở Mariveles, Bataan, Philippines. (Nguồn: Bloomberg | Bloomberg | Getty Images)

“Than đá đóng vai trò quan trọng trong an ninh năng lượng của Philippines. Vào những năm 1990, nhiều nhà máy điện than mới đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng. Cho đến nay, sự phụ thuộc vào các nhà máy điện than này vẫn tiếp tục”, Dinita Setyawati, nhà phân tích chính sách điện cấp cao khu vực Đông Nam Á tại Ember Climate nói với CNBC.

Indonesia - quốc gia sản xuất than lớn thứ năm thế giới - theo sát phía sau, với tỷ lệ điện được tạo ra từ than đạt mức cao mới là 61,8% vào năm 2023.

Báo cáo cho biết: “Indonesia và Philippines là hai quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào than ở Đông Nam Á và mức độ phụ thuộc của họ vào than đang tăng nhanh”, đồng thời nói thêm rằng khu vực Đông Nam Á đã chứng kiến mức tăng 2% về mức độ phụ thuộc vào than từ 31% vào năm 2022 lên 33% vào năm ngoái.

Trung Quốc đã có những bước tiến trong việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất để sản xuất điện, với nhu cầu đạt 60,7% vào năm 2023 - thấp hơn Ấn Độ ở mức 75,2% và Ba Lan ở mức 61%, theo Ember.

Là quốc gia sản xuất than lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển năng lượng tái tạo. Kết quả là, tốc độ tăng phát thải đã chậm lại - từ mức trung bình 9% hàng năm trong giai đoạn 2001-2015 xuống còn 4,4% hàng năm trong giai đoạn 2016-2023, nhóm nghiên cứu năng lượng cho biết vào tháng 5, đồng thời nói thêm rằng điện sạch đóng góp 35% tổng sản lượng điện của Trung Quốc.

Indonesia, Philippines tụt hậu về năng lượng tái tạo

Indonesia và Philippines vẫn còn cách xa mục tiêu thay thế than đá hiện đang là nguồn cung cấp điện chính và việc tăng cường năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện của nước này là tối quan trọng.

Báo cáo cho biết: “Indonesia và Philippines chứng kiến sự tăng trưởng hạn chế trong sản xuất điện tái tạo vì tiềm năng gió và mặt trời của họ vẫn chưa được khai thác hoàn toàn”.

Ember chỉ ra rằng sản lượng điện gió và mặt trời ở Philippines chỉ tăng từ dưới 1 TWh vào năm 2015 lên 3,7 TWh vào năm ngoái. Con số này chậm hơn đáng kể so với mức tăng trưởng ở phần còn lại của khu vực, nơi sản lượng điện gió và mặt trời tăng 46 TWh từ năm 2015 đến năm 2023 - chủ yếu do Việt Nam thúc đẩy, báo cáo cho biết.

Setyawati của Ember nói với CNBC rằng: “Việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo nên được thực hiện song song với việc dừng tốc độ sản xuất điện từ than ở Indonesia và Philippines”.

Bà cho biết Chính phủ Indonesia phải mở rộng tham vọng về năng lượng tái tạo, đồng thời nói thêm rằng cần đưa ra các chính sách mới để thúc đẩy phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

“Ví dụ, các ưu đãi cho người sử dụng điện mặt trời trên mái nhà, nới lỏng các yêu cầu về hàm lượng nội địa đối với các nhà sản xuất điện gió và điện mặt trời và tài trợ nghiên cứu công về công nghệ điện mặt trời và điện gió”, bà nói thêm.

Hồng Vân (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Ấn Độ tăng nhập khẩu dầu thô Nga và Mỹ, “xa lánh” các nhà cung cấp Trung Đông

Ấn Độ tăng nhập khẩu dầu thô Nga và Mỹ, “xa lánh” các nhà cung cấp Trung Đông

(CLO) Trong tháng 6, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng lên khoảng 2 triệu thùng/ngày, trong khi giảm từ các nhà cung cấp truyền thống là Saudi Arabia và Iraq. Ngoài Nga, Ấn Độ cũng tăng cường nguồn cung dầu thô từ Mỹ trong tháng trong bối cảnh có báo cáo về tồn kho ở nước này tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hai năm liên tiếp PNJ đạt danh hiệu 'sáng kiến tiếp thị bán lẻ của năm' tại Retail Asia Awards

Hai năm liên tiếp PNJ đạt danh hiệu "sáng kiến tiếp thị bán lẻ của năm" tại Retail Asia Awards

Chuỗi chương trình bán hàng Hành trình trang sức xuyên Việt mang đến chiến thắng lần thứ hai liên tiếp cho PNJ tại Retail Asia Awards với hạng mục Sáng kiến tiếp thị bán lẻ của năm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine

Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine

(CLO) Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine sau khi thỏa thuận quá cảnh hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024, các hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak.

Thị trường - Doanh nghiệp
Niềm đam mê vàng của người dân Ấn Độ giảm dần khi giá cao “ngất ngưởng”

Niềm đam mê vàng của người dân Ấn Độ giảm dần khi giá cao “ngất ngưởng”

(CLO) Vào một buổi chiều yên tĩnh tại tiệm kim hoàn Gold Palace ở trung tâm thành phố Bengaluru, chủ cửa hàng Shaik Ameen phàn nàn về hoạt động kinh doanh mờ nhạt khi các gia đình Ấn Độ cắt giảm mua hàng trước đám cưới do giá vàng thỏi cao ngất ngưởng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nhận tàu bay mới và đẩy mạnh ưu đãi bay sáng sớm, tối muộn

Vietnam Airlines nhận tàu bay mới và đẩy mạnh ưu đãi bay sáng sớm, tối muộn

Thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Cục Hàng không về việc tăng tải cung ứng trên các đường bay nội địa, quốc tế và tiếp tục có chính sách ưu đãi giá vé trên đường bay nội địa phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cao điểm Hè, Vietnam Airlines đang đẩy mạnh khai thác các chuyến bay sáng sớm, tối muộn với giá vé hấp dẫn và chuẩn bị nhận thêm các máy bay Airbus A320neo, Boeing 787-10 ngay trong tháng 7 này.

Thị trường - Doanh nghiệp