WHO kêu gọi hành động ngay để ứng phó biến thể Omicron

Thứ năm, 09/12/2021 06:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) WHO cho biết biến thể Omicron đã xuất hiện tại 57 quốc gia, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước cần đánh giá lại các biện pháp ứng phó đại dịch COVID-19 và tăng tốc các chương trình tiêm chủng.

Sự kiện: COVID-19

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19  trên toàn cầu là 268.016.831 ca, trong đó có 5.294.137 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 614.582 trường hợp mắc COVID-19 và 6.531 ca tử vong.

who keu goi hanh dong ngay de ung pho bien the omicron hinh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Oslo, Na Uy. Ảnh: AFP

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này với việc xuất hiện biến thể mới Omicron.

Ngày 8/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã ghi nhận biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại 57 quốc gia, với số ca nhiễm tại miền Nam châu Phi đang có xu hướng tăng lên. Số bệnh nhân cần nhập viện nhiều khả năng cũng sẽ tăng theo khi virus lây lan.

Trong báo cáo dịch tễ hàng tuần, WHO cho hay tổ chức này cần thêm dữ liệu để đánh giá mức độ nghiêm trọng của COVID-19 do sự xuất hiện của biến thể Omicron và liệu biến thể này có làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine hay không. WHO nhấn mạnh kể cả khi mức độ nghiêm trọng là tương đương hay thấp hơn biến thể Delta, tỷ lệ nhập viện vẫn có nguy cơ tăng lên khi có thêm nhiều người lây nhiễm.

Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 8/12 đã kêu gọi chính phủ các nước cần đánh giá lại các biện pháp ứng phó quốc gia đối với đại dịch COVID-19 và tăng tốc các chương trình tiêm chủng vaccine nhằm giảm đà lây lan của biến thể Omicron.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu WHO nhận định việc biến thể Omicron lây lan toàn cầu có thể tác động lớn dến đại dịch COVID-19 và hiện tại cần phải kiểm soát ngay trước khi có thêm nhiều bệnh nhân mắc biến thể mới phải nhập viện. Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tất cả các nước cần tăng cường giám sát, xét nghiệm, giải trình tự gen và ông cảnh báo "bất kỳ sự tự mãn nào cũng phải trả giá bằng mạng sống".

Ông Tedros cũng cho rằng hiện còn quá sớm để đánh giá mức độ hiệu quả bảo vệ của các loại vaccine hiện hành đối với biến thể mới, khi lưu ý về bằng chứng ban đầu của BioNTech và Pfizer về hiệu quả của vaccine do hai hãng này phát triển đối với Omicron. Phát biểu của ông Tedros có vẻ nhắm đến việc cùng ngày, hai hãng dược phẩm của Đức và Mỹ khẳng định kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy việc tiêm mũi vaccine tăng cường của hãng có thể trung hòa biến thể mới.

Trước đó, ông Michael Ryan, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO đánh giá biến thể Omicron có lẽ không gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây, cũng như ít khả năng biến thể này né tránh được hoàn toàn sự phòng ngừa của vaccine. Tuy nhiên, ông Ryan nhấn mạnh hiện mới ở giai đoạn đầu xuất hiện biến thể và các nhà khoa học cần phải rất thận trọng diễn giải tín hiệu này. Cho đến nay không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Omicron có thể né tránh hoàn toàn sự phòng ngừa của các loại vaccine hiện có. Ông Ryan khẳng định vũ khí tốt nhất để tránh những nguy cơ từ tất cả các biến thể là tiêm vaccine.

Cũng cảnh báo không nên kết luận vội vàng từ kết quả thử nghiệm trên, nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan cho rằng hiện còn quá sớm để khẳng định việc giảm kháng thể trung hòa có nghĩa vaccine kém hiệu quả hơn. Phát biểu tại cùng cuộc họp báo nói trên, bà Soumya Swaminathan khẳng định cần phải có thêm nghiên cứu mang tính phối hợp toàn cầu về việc phát triển vaccine.

Dự kiến WHO sẽ công bố đánh giá của cơ quan này về mũi tiêm vaccine tăng cường trong vài ngày tới, dù theo cơ quan y tế Liên hợp quốc, tỷ lệ tiêm chủng vaccine vẫn đang ở mức thấp đáng lo ngại tại phần lớn các quốc gia đang phát triển, do vậy, việc tiêm chủng đủ liều, chứ không phải mũi tăng cường mới là ưu tiên chính.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe